Định mệnh, Vận mệnh và Thiên hựu/Quan phòng [Đức: Schicksal, Bestimmung und Vorsehung; Anh: fate, destiny and providence]
Tiếng Đức có nhiều từ để chỉ “định mệnh” hay “vận mệnh”:
(1) Bestimmung (sứ QUY ĐỊNH/Anh: determination) là “vận mệnh” hay “đích đến” (Anh: destination) của ta, trong chừng mực điều này phụ thuộc vào bản tính tự nhiên bên trong của ta.
(2) (Das) Geschick (Anh: “fate”, và ngày nay cũng có nghĩa là “tài khéo”) sinh ra từ chữ schicken (ban đầu nghĩa là “làm cho xảy ra”, bây giờ có nghĩa là “gửi đi”), đến lượt mình lại có cùng gốc với chữ (ge) schehen ((đã) xảy ra). Ngày nay chữ Geschick chỉ bản thân các sự kiện, hon là đến sức mạnh quy định chúng.
(3) (Das) Schickal cũng sinh ra từ chữ schicken. Nó vừa chỉ các sự kiện lẫn sức mạnh quy định chúng, nhưng ta sử dụng nó chỉ khi liên quan đến con người, chứ không phải các sự vật. Nó có thể được sử dụng một cách chung chung hoặc cho số phận hay vận mệnh của điều gì đó, chẳng hạn của Kitô giáo. Nó là chữ Hegel thường dùng chỉ “định mệnh” hay “vận mệnh” (Anh: fate/destiny).
(4) Das Fatum sinh ra từ chữ La-tinh lằ/ari, “trình bày, làm cho được biến đến”, và do đó lúc đầu quy đến mệnh lệnh của thần linh. Leibniz, trong tác phẩm Theodizee của mình (1710), đã phân biệt (a) Fatum của “người theo đạo Islam”, vốn bí hiểm và không thể thoát khỏi; (b) Fatum của phái Khắc kỷ, là cái ta có thể hiểu và do đó đạt được sự an lạc nội tâm; và (c) Fatum của Kitô giáo, vốn phải được chịu đựng một cách vui vẻ, vì nó đã được một thần tính nhân từ gửi đến. Hegel đôi khi phân biệt Fatum với Schicksal: Fatum hoàn toàn là tất yếu mù quáng, dửng dưng với công lý và bất công, trong khi Schicksal trong bi kịch Hy Lạp (đặc biệt là trong bi kịch Sophocle), được nhìn nhận như là công lý thực sự. Nhưng thường thì chúng đồng nghĩa với nhau, như trong tường thuật của ông về nhận xét của Napoleon cho Goethe rằng ta không còn có một Schicksal để con người phải phục tùng và Fatum cũ đã được thay thế bằng chính trị học. (Trong LSTH, Hegel áp dụng châm ngôn này vào La Mã thời đế chế, hon là vào thế giới hiện đại).
(5) (Das) Verhängnis, sinh ra từ chữ verhängen (“treo lên (điều gì đó), cho xảy ra”), được sử dụng trong thời Cải cách [1517-1648] để chỉ “mệnh trời/miễn trừ”, và trong thời Khai minh [1650-1780] như là tương đương với Schicksal. Ngày nay nó có nghĩa một “số mệnh không may, bạc phận”.
Hegel cũng chịu ảnh hưởng của (các) khái niệm Hy Lạp về định mệnh, đặc biệt là moira (“phần/số mệnh đã được chỉ định (đặc biệt về cái chết), số mệnh”, cũng được nhân cách hóa thành Moirai, “các nữ thần định mệnh”), vốn xuất hiện trong sử thi, bi kịch và, đặc biệt trong vỏ bọc của anankẽ (“sự TẤT YẾU”) trong các triết gia tiền Socrates (nhất là Heraclitus). Các vị thần, đặc biệt là Zeus, thường là những kẻ ban phát định mệnh, đôi khi cao hơn nó, và đôi khi bị nó/câu thúc. Zeus và định mệnh, theo cách nào đó, quy định các sự kiện, nhưng con người có tự do ý chí: định mệnh khai thác tính cách của con người để duy trì trật tự vũ trụ. Trong thế kỷ IV TCN, heỉmarmenẽ (“định mệnh” nhưng cũng là “chuỗi” các nguyên nhân) thế chỗ moira, và các nhà chiêm tinh học và phái Khắc kỷ nỗ lực giải quyết các nghịch lý của niềm tin trước đó. Các nhà Khắc kỷ đồng nhất định mệnh với logos (“lý tính”), pronoia (“thiên hựu”) và Zeus. Định mệnh phi lý tính và tất định luận thuần lý (anankẽ, “sự tất yếu”) đều hội tụ trong heimarmenẽ. Trong triết học Hy Lạp hậu kỳ, Thần linh trở nên siêu việt hon và do đó Thần linh và heỉmarmenẽ bị tách biệt lần nữa. Thông thường, Hegel xem định mệnh như là sức mạnh duy nhất, bất định, PHỔ BIỂN bên trên tính đa dạng và ĐẶC THÙ của các thần. Trong nghiên cứu của ông về HẠN ĐỘ trong KHLG, ông đánh đồng Schicksal với Nemesis, sự thịnh nộ của thần linh và sự trừng phạt, trước thói kiêu ngạo của con người, việc vượt qua các ranh giới và các hạn độ phải có (cf. BKTI, §107A.)~
Schicksal giữ một phần trong thần thoại và niềm tin dân gian của người Đức bản địa, nhưng Hegel, giống như Hölderlin và Schelling, lại quan tâm đến nó từ bi kịch Hy Lạp. Schelling, trong DTSN, đã đặc biệt liên kết định mệnh với thời cổ đại: LỊCH sử là sự mặc khải tự-khai mở của cái TUYỆT ĐỐI, và chia thành ba thời kỳ. Trong thời kỳ đầu, Schicksal, một sức mạnh hoàn toàn mù quáng, thống trị và chịu trách nhiệm về sự tan rã của thế giới Hy Lạp; thời kỳ thứ hai, bắt đầu với sự bành trướng của La Mã, giới tự nhiên thống trị và QUY LUẬT bí hiểm/mù mờ của định mệnh trở thành quy luật rõ ràng của tự nhiên; thời kỳ thứ ba, vốn bây giờ mới bắt đầu, sẽ là thời kỳ của thiên hựu hay quan phòng (Vorsehung), khi những gì đã xuất hiện trước đó như là định mệnh và tự nhiên sẽ được xem là sự bắt đầu của thiên hựu tự khai mở (DTSN, III. 604). Trong Vorlesungen über die Methode des akademischen Studiums/Các bài giảng vẽ phương pháp nghiên cứu hàn lâm, viii, Schelling trình bày ba thời kỳ theo trật tự: tự nhiên, định mệnh, thiên hựu. Những người Hy Lạp sống hài hòa với tự nhiên; sau đó một rạn nứt mở ra giữa tự do và định mệnh như là sự tất yếu (sự “Sa đọa của Con người”); cuối cùng, Kitô giáo bắt đầu sự thống trị của thiên hựu. Trong các bài giảng của mình về triết học về nghệ thuật (1801 và 1804), Schelling đưa ra một nghiên cứu tinh tế hon về vai trò của định mệnh trong các thể loại văn chương và về những khác biệt giữa các quan niệm của thời cổ đại và hiện đại về định mệnh.
Định mệnh bao gồm bốn yếu tố:
(1) Những cá nhân bị những sự cố tác động;
(2) Các sự cố không được cá nhân lên kế hoạch hay dự tính và không dễ dàng tránh được chúng. Do đó chúng đòi hỏi:
(3) Một SỨC MẠNH/QUYỂN NĂNG bên ngoài (các) cá nhân, vốn (được cho) là chịu trách nhiệm về các sự cố ấy.
(4) Mối quan hệ giữa (1) và (3), vốn sinh ra (2).
Nghiên cứu của Hegel về định mệnh có thể được xem xét dựa vào các yếu tố sau:
1. Những điều xảy ra cho các cá thể không phải con người do các lực ngoại tại, và Hegel, trong KHLG (dưới đề mục cơ GIỚI LUẬN mù quáng/hình thức), kết luận rằng định mệnh của một SINH THỂ HỮU Cơ là giống loài của nó, tức là việc nó tan biến vào giống loài bởi cái CHẾT. Nhưng chỉ xét đơn giản như là các ĐỐI TƯỢNG (Objekte), các sinh vật sống không có định mệnh, vì chính ngay bản tính tự nhiên hay KHÁI NIỆM của chúng được quy định từ bên ngoài. Do vậy, theo nghĩa nào đó, sự QUY ĐỊNH ngoại tại là sự tự-quy định của riêng chúng. Chỉ trong trường hợp của con người và các nhóm người thì mới có một sự tương phản thích hợp giữa một cá nhân vốn có thể, trong chừng mực nào đó, quyết định sự nghiệp hay “định mệnh” của riêng mình, và những sự cố xảy ra nằm bên ngoài sự kiểm soát của con người. Để có một định mệnh, cá nhân phải ít nhiều là Tự-Ý THỨC, có thể rút ra một sự tương phản giữa chính mình xét như một cái TÔI tự do vốn ước muốn và lên kế hoạch của riêng mình, cùng với năng lực nào đó nhằm thực hiện chúng, và các sự cố bên ngoài hay quyền năng ngoại tại mà cá nhân xem là XA LỘ với chính mình. Nhưng không phải mọi người đều là tự-ý thức với cùng mức độ. Người Hy Lạp cổ đại đủ tự-ý thức để phân biệt giữa bản thân mình với thế giới bên ngoài và do đó phục tùng định mệnh. Nhưng nếu định mệnh của họ là bất hạnh, họ sẽ không giống như người Kitô giáo, biết phản kháng rằng mọi sự không đúng như chúng PHẢI LÀ và đòi hỏi sự an ủi (Trost) nào đó cho sự thất vọng của mình, vì người Hy Lạp chưa phát triển đầy đủ sự tương phản giữa “là” và “phải là”. Đối với họ, mọi sự ít nhiều như chúng phải là, và họ đơn giản chấp nhận định mệnh của mình bằng sự cam chịu: “Đành chịu vậy!” (BKTI, §147A.).
2. Các sự cố được quy cho định mệnh hay được xem là định mệnh vốn có của một cá nhân hay nhóm người. Trong khi người Hy Lạp quan tâm nhất đến định mệnh của cá nhân, thì Hegel, từ một viễn tượng lịch sử rộng hơn, lại quan tâm đến định mệnh của các dân tộc và các nền văn minh, nhất là đến định mệnh của bản thân nền văn minh Hy Lạp.
3. Theo Hegel, quyền năng/sức mạnh tạo ra những sự cố có tính định mệnh phải ít nhiều khôn dò và mù quáng trong sự vận hành của chúng. Định mệnh không thể hoạt động theo những cách thức sáng sủa, dễ hiểu nhằm hiện thực hóa một MỤC ĐÍCH mà chúng ta không được biết. (Trong TTKT, ông bàn về những sự khác biệt giữa sự TRỪNG PHẠT theo luật của con người và sự trừng phạt xét như là định mệnh). Định mệnh có thể, như ở Sophocles, phục vụ công lý. Nhưng sự hình dung của nó về công lý vẫn phải ít nhiều bí hiểm, do đó không dành chỗ cho những sự kêu ca hay cho những đòi hỏi về sự an ủi. Trong chừng mực định mệnh được hiểu như là mục đích có thể xác định, nó trở thành thiên hựu (pronoia, Vorsehung/Anh: providence).
4. Để đón nhận định mệnh, Hegel lập luận trong KHLG, ta phải thực hiện một hành vi (Tat), sẽ để lại “một phương diện mở ra cho sự truyền thông của BẢN CHẤT bị THA HÓA (entfremdeten) của ta”: “Một DÂN TỘC [Volk] mà không có các hành vi [tatlose] thì không bị trách lỗi [tadellos] [tức là không làm không sai]”. Vì thế ở một cấp độ nào đó ta luôn luôn chịu trách nhiệm về định mệnh của ta. Nhưng điều này có thể được quan niệm theo những cách khác nhau. Trong MH, ông lập luận rằng trong kịch nghệ, một nhân vật tạo ra số mệnh của chính mình bằng việc theo đuổi mục đích của mình trong những hoàn cảnh được biết rõ, còn trong sử thi, định mệnh được tạo ra cho con người, vì “tình huống ấy là quá vĩ đại đối với các cá nhân”. Lần nữa, trong bi kịch Hy Lạp, định mệnh của một cá nhân sinh ra từ HÀNH ĐỘNG của mình, trong khi trong kịch lãng mạn, (chẳng hạn trong vở Macbeth) định mệnh là “một sự trưởng thành bên trong, một sự phát triển tính cách của nhân vật”. Quan niệm của riêng Hegel thì cho rằng định mệnh của ta là một “sự tiến hóa của bản thân ta”, vì thế là trách nhiệm của chính ta (BKTI, §147A.). Những sự biến ngẫu nhiên xảy ra, nhưng việc có mài đá thành ngọc được không là tùy ở ta. Trên quy mô lớn, những gì xảy ra cho ta được định hướng bởi thiên hựu hay sự quan phòng của Tinh thần-thế giới hơn là bởi định mệnh mù quáng.
Quan niệm của Hegel về định mệnh là kết quả-sau cùng của một vận động NHỊP BA: (1) sự chấp nhận định mệnh một cách chất phác (của người Hy Lạp); (2) sự kháng cự hiện đại (của thời hậu Hy Lạp) với định mệnh và đòi hỏi về sự an ủi, đặc biệt là trong đời sau; (3) sự hòa giải (Versöhnung) (của triết học Hegel) với định mệnh, dựa trên một quan niệm sâu sắc hơn về con người và mối quan hệ của con người với Tinh thần thế giới.
Trần Thị Ngân Hà dịch