Mô thức của trực quan (các) [Đức: Formen der Anschauung; Anh: forms of intuition]
Xem thêm: Cảm năng học, mô thức, trực quan, cảm giác, cảm năng, không gian, thời gian,
Trong trong phần đầu cuốn PPLTTT, về “Cảm năng học siêu nghiệm”, trực quan được định nghĩa là mối quan hệ trực tiếp của một phương cách của nhận thức với các đối tượng của nó (A 19/B 33). Sự tác động của trực quan về các đối tượng lên quan năng biểu tượng là cảm giác, và cảm giác này có hai phương diện: chất liệu và mô thức. Chất liệu của trực quan là “hiện tượng tương ứng với cảm giác”, còn mô thức là cái “xác định sự đa tạp của hiện tượng để sự đa tạp này có thể được sắp đặt vào các quan hệ nào đó (A20/B34). Theo một quá trình trừu tượng hóa gồm hai bước: trước hết, cô lập cảm năng ra khỏi giác tính, thứ hai, loại bỏ tất cả những gì thuộc về cảm giác, Kant rút ra “hai mô thức thuần túy của trực quan cảm tính, có vai trò như là các nguyên tắc của nhận thức tiên nghiệm” (A 22/B 36), đó là không gian và thời gian.
Châu Văn Ninh dịch