Tình thái [Đức: Modalität; Anh: modality]
-> > Phạm trù, Phán đoán, Tất yếu, Khả thể, Bảng các phạm trù,
Tình yêu [Hy Lạp: eros/agape; Latinh: amor; Đức: Liebe; Anh: love]
Xem thêm: Niềm tin, Hy vọng, Hôn nhân, Tốn trọng (sự, lòng), Tinh dục Với tư cách là “đức hạnh thần học” thứ ba và lớn nhất trong các “đức hạnh thần học” thời Trung đại (xem Aquinas, 1952, II, I, 62), khái niệm tình yêu theo sau một lịch sử dài và phức tạp, kết hợp những yếu tố eros của triết học Hy Lạp, tức sự ham muốn người khác dựa trên sự thiếu thốn, với agape của Kitô giáo, tức tình yêu dành cho đồng loại và thậm chí cả kẻ thù (xem Nygren, 1982). Trong khi Kant không quan tâm trực tiếp đến khái niệm tình yêu, và chỉ bàn về nó một cách hời hot, thì khung phân tích của ông tuy vậy đã kết hợp cả phưong diện eros lẫn phưong diện agape.,
Khi bàn về tình yêu như một cảm xúc, sự bàn luận của ông thường trình bày thiên về khía cạnh sắc dục (erotic), và quan tâm đến việc khép bản năng tính dục vào kỷ luật. Trong PĐ, sự trì hoãn quan hệ tình dục là một trong bốn bước, nhờ đó “lý tính” phân biệt con người với con vật. “Từ chối là thứ công cụ mang lại cho những kích thích cảm giác thuần túy một phẩm chất lý tưởng, và dần dần chỉ ra con đường để đi từ ham muốn thuần túy mang tính động vật đến tình yêu” (PĐ tr. 117 và tr. 224).
Đặc điểm mấu chốt trong bước chuyển này là việc ban cho ham muốn cảm giác những phẩm chất lý tính của lòng tôn trọng. Việc ghép đôi này giữa tình yêu với lòng tôn trọng cũng xuyên suốt việc nghiên cứu nặng về phưong diện “tận hiến” (agapic) hon đối với tình yêu người bên cạnh trong quyển SHHĐL. Trong quyển này, tình yêu “thu hút” con người đến với nhau, và lòng tôn trọng giữ cho họ có khoảng cách: việc thực thi nghĩa vụ tình yêu khiến người khác phải có bổn phận đối với tôi, trong khi nghĩa vụ tôn trọng khiến tôi phải có bổn phận “tự giữ mình trong những ranh giới của chính mình để không lấy đi bất kỳ điều gì từ giá trị mà người khác, với tư cách một con người, được phép khoác lên chính họ” (SHHĐL, tr. 450, tr. 244).
Bàn luận của Kant về tình yêu mang tính Tin Lành giáo một cách điển hình qua việc nhấn mạnh ý hướng hon các việc làm - theo đó, ba “nghĩa vụ của tình yêu” (“lòng nhân từ, biết ổn và cảm thông”) là những trạng thái tinh thần chứ không phải những việc làm. Sự nhấn mạnh này cũng thấm nhuần nhận định của ông về hai điều răn của Chúa Jesus đối với việc “yêu Thiên Chúa” và “yêu người bên cạnh của ngưoi như chính ngưoi” (Matthew 22: 38-9). Tình yêu trước được phiên dịch thành “động Cổ của hành động”: “Thực hiện nghĩa vụ của ngưoi mà không có động Cổ nào khác ngoài sự quý trọng vô điều kiện với chính nghĩa vụ, tức là, yêu Thiên Chúa”. Còn tình yêu sau thì cũng vậy: “Hãy tăng tiến hạnh phúc [của đồng loại của ngươi] do thiện chí trực tiếp, chứ không phải được rút ra từ những động cơ trục lợi cho bản thân” (TG, tr. 160-1, tr. 148).
Cũng giống như nhiều khái niệm khác của Kant, những bình luận của Kant về tình yêu đã kích thích rất nhiều tư tưởng, nhưng rất nhiều trong số ấy lại đối lập với các ý tưởng của ông. Thế hệ các triết gia Đức ngay sau Kant đã quan tâm sâu sắc tới triết học về tình yêu. Hegel, trong Những tác phẩm thẩn học thời kỳ đẩu của mình, đã nỗ lực hợp nhất tình yêu với lòng tôn trọng trong khái niệm về sự “thừa nhận lẫn nhau”. Novalis và Hölderlin đã thử nối kết tình yêu sắc dục (erotic) với tình yêu tận hiến (agapic), trong khi Friedrich Schlegel thì khám phá các phương diện của tình yêu sắc dục trong tiểu thuyết Lucinde (1799) của mình. Tuy nhiên, trong các triết học về tình yêu này và cả sau đó, ảnh hưởng của Kant không mấy đáng kể và chỉ còn là gián tiếp.
Phan Thị Vàng Anh dịch