Kiến trúc học [Đức: Architektonik; Anh: architectonic]
Xem thêm: Ý niệm, Triết học, Hệ thống, Kỹ thuật,
Kiến trúc học vừa quy chiếu đến nghệ thuật xây dựng một hệ thống khoa học trên Cổ sở của một “ý niệm về cái toàn bộ” của khoa học, vừa quy chiếu đến bản thân ý niệm đó, tức là “sự mô tả hay sự phác họa tổng quát” của nó (L tr. 590). Do đó Kant nối kết định nghĩa về kiến trúc học được Baumgarten trình bày ở §4 trong Siêu hĩnh học (1739), biểu thị cấu trúc của nhận thức siêu hình học, với lối tiếp cận đậm tính phưong pháp luận hon được Lambert thể hiện trong Kiến trúc học (viết năm 1764, xuất bản năm 1771), xem kiến trúc học như là nghệ thuật xác lập một cấu trúc như vậy.
Kant khảo sát riêng chủ đề về kiến trúc học ở Chưong III, có nhan đề “Kiến trúc học của lý tính thuần túy”, trong phần “Học thuyết siêu nghiệm về phưong pháp” của PPLTTT. Ở đây Kant xem nó như “học thuyết về cái khoa học trong nhận thức của chúng ta” hay nghệ thuật tạo ra “một hệ thống từ một tổ hợp hỗn độn các nhận thức” (PPLTTT A 832/B 860). Hệ thống này mang đặc trưng của một “sự thống nhất có tổ chức” làm mục đích cho các bộ phận của khoa học, và trong sự thống nhất ấy, các bộ phận nối kết với nhau. Mục đích kiến trúc học được phân biệt với mục đích “kỹ thuật” không phải bằng cách rút ra từ tiêu chuẩn thường nghiệm nảy sinh từ những phát hiện khoa học, mà đúng hon, nó dự đoán chúng.
Trước đó, trong PPLTTT, Kant định nghĩa lý tính con người về bản tính là có tính “kiến trúc học” và xem toàn bộ sự nhận thức là thuộc về một hệ thống khả hữu. Hệ thống khả hữu hay “kiến trúc học” của lý tính con người được trình bày trong chương “Kiến trúc học của lý tính thuần túy” như là triết học. Không phải là bản thân triết học hiện tồn, mà là triết học với tư cách là một “sự mô tả hay sự phác họa tổng quát” về hệ thống lý tính của con người. Bậc “triết gia lý tưởng” thực hành kiến trúc học này không phải đơn giản là phản tư về những sản phẩm của lý tính con người - kiến trúc học ấy ắt mang tính “kỹ thuật” và vì thế là công trình của một kẻ thiện nghệ - mà sẽ hành động như là Người ban bố luật lệ (Gesetzgeber) cho lý tính con người (PPLTTT A 839/B 867). Kant tiếp tục phác thảo môn kiến trúc học của lý tính con người: nó có hai đối tượng là Tự nhiên và Tự do, đảm bảo cho sự phân chia thành triết học tự nhiên “liên quan đến cái đang là, [và] triết học về luân lý liên quan đến cái phải la (PPLTTT A 840/B 868).
Cùng với mối bận tâm này về hệ thống triết học, Kant đã kế thừa dự án của Wolff về triết học bách khoa hay triết học tổng quát (philosophia generalis). Dự án này vốn là hình thức để triết học Đức bảo vệ những yêu sách của nó chống lại các khoa học (và các phân khoa) riêng biệt như luật học, thần học và y học cũng như các khoa học tự nhiên đang chớm nở. Quan niệm xem triết học như là một hệ thống mang tính kiến trúc học đã nở rộ sau Kant trong các hệ thống của Fichte (1794), Schelling (1800) và Hegel (1830), nhưng lại bị từ bỏ vào giữa thế kỷ XIX.
Mai Thị Thùy Chang dịch