Cấu tạo (sự) [Đức: Konstruktion; Anh: construction]
Xem thêm: Cảm tính hóa, Toán học, Niệm thức (thuyết),
Trong Bình giải vê quyển đẩu tiên của bộ Các tiên đê Euclid, Proclus liệt kê sự cấu tạo cùng với sự phát biểu [định lý], trình bày, nêu đặc điểm, chứng minh và kết luận như là những bộ phận cấu thành của một định lý hình học Euclid. Nó “bổ sung những gì còn thiếu vào cái đã cho để tìm ra cái được tìm” (Prolus, 1970. tr. 159). Kant đã giữ lại nghĩa hình học này của từ nhưng đã mở rộng phạm vi của nó để bao gồm một nghiên cứu khái quát về sự trình bày hay hypotyposis [diễn tả bằng những biểu tượng cảm tính]. Nghiên cứu của Kant về sự cấu tạo giữ vai trò mấu chốt cho cả triết học chuyên biệt về toán học lẫn một nghiên cứu khái quát hon của ông về tri thức và nhận thức.
Kant trả lời câu hỏi được đặt ra trong quyển SL: “Làm thế nào toán học thuần túy có thể có được?”, bằng cách phát biểu “điều kiện đầu tiên và cao nhất cho khả thể” của nó, đó là “trực quan thuần túy nào đó phải tạo nên Cổ sở cho nó, trong đó mọi khái niệm của nó có thể được trình bày hay được cấu tạo, tuy in conreto [cụ thể] nhưng lại là tiên nghiệm” (SL §7). Sự cấu tạo nối kết cái tiên nghiệm với cái cụ thể, và nó làm thế bằng cách “trình bày những khái niệm của nó trong trực quan”. Một khi khái niệm của giác tính hay “cổ sở của sự thống nhất cho sự cấu tạo” được trình bày trong trực quan, thì theo đó nó “xác định một không gian để giả định hình thức của một hình tròn” hay các dạng của một hình nón và hình cầu (SL §38). Kant đã mô tả thức nhận về bản tính của sự cấu tạo như là “cuộc cách mạng trí tuệ” đã làm nảy sinh toán học, cuộc cách mạng ở chỗ nhà toán học đưa ra “những gì được bao hàm một cách tất yếu trong những khái niệm mà ông tự nghĩ ra một cách tiên nghiệm, và diễn tả nó bằng sự cấutạo (PPLTTT B 12).
Kant mở rộng nghiên cứu của mình về sự cấu tạo theo hai hướng không hoàn toàn nhất quán. Trong phần Học thuyết siêu nghiệm về phưong pháp của quyển PPLTTT, ông dùng nó để phân biệt phưong pháp toán học với phưong pháp triết học. Đây là phần tiếp tục cho sự tranh cãi của ông với phong cách trình bày hình học của Wolff được khai mào trong THTN. Nhận thức toán học là có tính tiên đê (axiomatic) và xét “cái phổ biến trong cái đặc thù, hay thậm chí trong cái cá biệt”, trong khi đó nhận thức triết học là có tính suy lý bằng ngôn từ (acroamatic) và “chỉ xem xét cái đặc thù trong cái phổ biến” (PPLTTT A 714/ B 742). Tuy nhiên, Kant cũng biến ý niệm về sự cấu tạo thành ý niệm then chốt trong nghiên cứu của mình về những nguồn gốc của kinh nghiệm trong sự nối kết giữa khái niệm với trực quan. Trong PH, sự cấu tạo được định nghĩa là “mọi biểu tượng của một khái niệm thông qua sự tác tạo (tự khởi) của một trực quan tưong ứng” (PH tr. 192, tr. 111). Sự cấu tạo như thế là thuần túy, “nếu nó diễn ra thông qua trí tưởng tượng đon thuần phù hợp với một khái niệm tiên nghiệm”, và là thường nghiệm, “nếu nó được thực hành dựa trên một loại chất liệu nào đó” (sđd.). Loại cấu tạo trước là có tính niệm thức và được đưa vào chưong thuyết niệm thức của PPLTTT, trong khi loại cấu tạo sau là có tính kỹ thuật, được bàn trong PPNLPĐ, nhất là trong “Lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất”. Trong cả hai trường hợp, ý nghĩa của sự cấu tạo được mở rộng vượt khỏi ngữ cảnh hình học nguyên thủy thành một nghiên cứu khái quát về sự trình bày các khái niệm ở trong trực quan.
Việc Kant mở rộng sự cấu tạo hình học thành một nghiên cứu về sự trình bày nói chung có tầm quan trọng đối với những phát triển triệt để trong hiện tượng học thế kỷ XX, nhất là quyển Những nguồn gốc của Hình học (1954) của Husserl, và sự bình luận của Derrida (1962) về công trình này, cũng như trong công trình của Lyotard về “sự trình bày” từ năm 1971, nhưng trên hết là trong cuốn Sự khác biệt (1983). Nó đưa ra một điểm xuất phát cho việc nghiên cứu về sự trình bày khái niệm hay quy luật nhưng vẫn tôn trọng tính cá biệt cụ thể.
Cù Ngọc Phương dịch
Thể chế, Hiến pháp, Cấu tạo [Đức: Verfassung; Anh: constitution]
Xem thêm: Công dân thế giới (chủ nghĩa), Thượng đế, Lịch sử, Luật, Nhà nước, Hệ thống, Biện thần luận, Thế giới,
Thuật ngữ “Verfassung”/“cấu tạo” lần đầu tiên được Kant sử dụng trong LSTN để mô tả “sự cấu tạo có hệ thống của vũ trụ” hay trật tự của các vì sao và các hành tinh (LSTN, tr. 6, tr. 100). Các vật thể tạo nên một hệ thống được cấu tạo vừa nối kết với một “trung tâm chung” như mặt trời, vừa nối kết với nhau bằng việc chia sẻ một hành trình chung hoặc đường hoàng đạo chung. Sự cấu tạo của vũ trụ là năng động và triển nở, thể hiện một tiến trình sáng tạo vĩnh cữu nối kết các bộ phận của vũ trụ lại với nhau, và tất cả với hành vi sáng tạo căn nguyên của Thượng đế. Diễn trình sáng tạo sẽ “truyền sức sống cho mọi không gian của sự hiện diện của Thượng đế và dần dần sẽ đặt chúng vào tính hợp quy luật vốn thích hợp với sự huy hoàng của kế hoạch của Ngài” (LSTN, tr. 114, tr. 154). Trong GM, quan niệm này về sự cấu tạo được mở rộng đến thế giới luân lý, ở đó nó quy đến “tính thống nhất luân lý [của] một sự cấu tạo có hệ thống, được tổ chức trong một sự nhất trí với các quy luật thuần túy tinh thần” (tr. 335, tr. 322). Một lần nữa, sự cấu tạo này là một phưong diện của một biện thần luận trong đó “một sức mạnh bí ẩn buộc ta hướng ý chí của ta đến sự phúc lợi của những người khác hoặc điều hòa nó trong sự nhất trí với ý chí của người khác, dẫu điều này thường xảy ra trái với ý chí của ta và đối lập mạnh mẽ với xu hướng vị kỷ của ta” (tr. 334, tr. 322).
Việc Kant phân biệt mối quan hệ giữa phưong diện vật lý và phưong diện luân lý và chính trị của sự cấu tạo là thấy rõ trong các văn bản từ giai đoạn phê phán như cuốn LSPQ và PPNLPĐ - thậm chí cả cuốn PPLTTT. Trong sự biện hộ cho luận điểm rằng “lịch sứ nhân loại” là “sự hiện thực hóa một kế hoạch tàng ẩn của tự nhiên để mang lại một thể chế [hiến pháp] chính trị hoàn hảo, Kant viện đến bằng chứng rằng vũ trụ “được cấu tạo như một hệ thống” (LSPQ, tr. 27, tr. 50). Từ điều này, ông lập luận rằng tự nhiên hoạt động chậm rãi thông qua “những cuộc cách mạng cải cách”, hướng đến chính quyền phổ quát. Tương tự, trong PPNLPĐ, điều kiện mô thức để đạt được “Mục đích tối hậu của Tự nhiên như là của một Hệ thống Mục đích luận” là “việc sắp xếp [tổ chức, cấu tạo] các mối quan hệ giữa con người với nhau, sao cho pháp quyền trong một cái toàn bộ - mà ta gọi là xã hội dân sự - đối lập lại với sự lạm dụng các quyền tự do đang xung đột nhau” (§ 83). Một sự cấu tạo (sắp xếp) như thế là cần thiết cho “sự phát triển tối đa những tố chất tự nhiên” nhưng phải được bổ sung bằng một “cái Toàn bộ mang tính công dân thế giới” hoặc một “hệ thống bao gồm mọi quốc gia đang lâm nguy vì xung đột và làm hại lẫn nhau”. Trong PPLTTT, sự cấu tạo giống như vậy được mô tả như một sự cấu tạo cho phép “kiến lập nền tự do tối đa cho con người theo luật pháp, làm cho tự do của mỗi người chỉ có thể đứng vững chung với tự do của mọi người” (PPLTTT A 316/ B 373).
Bàn luận của Kant về các hình thức cấu tạo [hiến pháp] của nhà nước và các quan hệ quốc tế trong HBVC và SHHĐL, cũng như những hình thức cấu tạo của nhà thờ trong TG, được sắp đặt bên trong ngữ cảnh của lịch sử tiến bộ. Điều này cho phép ông bác bỏ quyền làm cách mạng, và ưu tiên cho một diễn trình cải cách chủ nghĩa của sự phát triển lịch sử. Ý niệm về thể chế [hiến pháp] dân sự, ông nói trong SHHĐL, là “một mệnh lệnh tuyệt đối [của] lý tính thực hành” (SHHĐL, tr. 372, tr. 176), nhưng nó không thể bị tác động bởi bất kỳ uy quyền phụ thuộc nào trong nhà nước, thậm chí khi sự tổ chức của nhà nước là sai lầm. Những hàm ý độc đoán của ý tưởng này được nói đến trong một cước chú về cách mạng Pháp trong PPNLPĐ, theo đó, trong khi thành viên nào cũng phải được xem như là mục đích chứ không phải như một phương tiện, thế nhưng, do sự đóng góp của họ cho “khả thể của toàn bộ cơ thể’, “phải có vị trí và chức năng của mình được quy định bởi ý tưởng về cái toàn bộ” (PPNLPĐ §65). Điều này nổi lên trong HBVC như sự biện hộ cho một hiến pháp cộng hòa chứ không phải hiến pháp dân chủ, được đặt nền tảng trên ba nguyên tắc: “sự tự do cho mọi thành viên của xã hội”, “sự phụ thuộc của mọi người vào một sự lập pháp chung duy nhất (như các thành viên)” và “sự bình đẳng trước pháp luật đối với mọi người (với tư cách là công dân)” (tr. 350, tr. 99). Ý tưởng này về hiến pháp cộng hòa mang lại một bộ chuẩn tắc cho việc đánh giá những hiến pháp quân chủ, quý tộc và dân chủ đang hiện hữu, cũng như ý tưởng về một hiến pháp tưong lai nối kết sự tự do tối đa của mọi nhân thân cá biệt và các nhà nước cá biệt với sự phụ thuộc tưong hỗ vào một uy quyền pháp luật hay một “trung tâm chung”.
Hoàng Phú Phương dịch