Cấu tạo (sự) [Đức: Konstruktion; Anh: construction]
Xem thêm: Cảm tính hóa, Toán học, Niệm thức (thuyết),
Trong Bình giải vê quyển đẩu tiên của bộ Các tiên đê Euclid, Proclus liệt kê sự cấu tạo cùng với sự phát biểu [định lý], trình bày, nêu đặc điểm, chứng minh và kết luận như là những bộ phận cấu thành của một định lý hình học Euclid. Nó “bổ sung những gì còn thiếu vào cái đã cho để tìm ra cái được tìm” (Prolus, 1970. tr. 159). Kant đã giữ lại nghĩa hình học này của từ nhưng đã mở rộng phạm vi của nó để bao gồm một nghiên cứu khái quát về sự trình bày hay hypotyposis [diễn tả bằng những biểu tượng cảm tính]. Nghiên cứu của Kant về sự cấu tạo giữ vai trò mấu chốt cho cả triết học chuyên biệt về toán học lẫn một nghiên cứu khái quát hon của ông về tri thức và nhận thức.
Kant trả lời câu hỏi được đặt ra trong quyển SL: “Làm thế nào toán học thuần túy có thể có được?”, bằng cách phát biểu “điều kiện đầu tiên và cao nhất cho khả thể” của nó, đó là “trực quan thuần túy nào đó phải tạo nên Cổ sở cho nó, trong đó mọi khái niệm của nó có thể được trình bày hay được cấu tạo, tuy in conreto [cụ thể] nhưng lại là tiên nghiệm” (SL §7). Sự cấu tạo nối kết cái tiên nghiệm với cái cụ thể, và nó làm thế bằng cách “trình bày những khái niệm của nó trong trực quan”. Một khi khái niệm của giác tính hay “cổ sở của sự thống nhất cho sự cấu tạo” được trình bày trong trực quan, thì theo đó nó “xác định một không gian để giả định hình thức của một hình tròn” hay các dạng của một hình nón và hình cầu (SL §38). Kant đã mô tả thức nhận về bản tính của sự cấu tạo như là “cuộc cách mạng trí tuệ” đã làm nảy sinh toán học, cuộc cách mạng ở chỗ nhà toán học đưa ra “những gì được bao hàm một cách tất yếu trong những khái niệm mà ông tự nghĩ ra một cách tiên nghiệm, và diễn tả nó bằng sự cấutạo (PPLTTT B 12).
Kant mở rộng nghiên cứu của mình về sự cấu tạo theo hai hướng không hoàn toàn nhất quán. Trong phần Học thuyết siêu nghiệm về phưong pháp của quyển PPLTTT, ông dùng nó để phân biệt phưong pháp toán học với phưong pháp triết học. Đây là phần tiếp tục cho sự tranh cãi của ông với phong cách trình bày hình học của Wolff được khai mào trong THTN. Nhận thức toán học là có tính tiên đê (axiomatic) và xét “cái phổ biến trong cái đặc thù, hay thậm chí trong cái cá biệt”, trong khi đó nhận thức triết học là có tính suy lý bằng ngôn từ (acroamatic) và “chỉ xem xét cái đặc thù trong cái phổ biến” (PPLTTT A 714/ B 742). Tuy nhiên, Kant cũng biến ý niệm về sự cấu tạo thành ý niệm then chốt trong nghiên cứu của mình về những nguồn gốc của kinh nghiệm trong sự nối kết giữa khái niệm với trực quan. Trong PH, sự cấu tạo được định nghĩa là “mọi biểu tượng của một khái niệm thông qua sự tác tạo (tự khởi) của một trực quan tưong ứng” (PH tr. 192, tr. 111). Sự cấu tạo như thế là thuần túy, “nếu nó diễn ra thông qua trí tưởng tượng đon thuần phù hợp với một khái niệm tiên nghiệm”, và là thường nghiệm, “nếu nó được thực hành dựa trên một loại chất liệu nào đó” (sđd.). Loại cấu tạo trước là có tính niệm thức và được đưa vào chưong thuyết niệm thức của PPLTTT, trong khi loại cấu tạo sau là có tính kỹ thuật, được bàn trong PPNLPĐ, nhất là trong “Lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất”. Trong cả hai trường hợp, ý nghĩa của sự cấu tạo được mở rộng vượt khỏi ngữ cảnh hình học nguyên thủy thành một nghiên cứu khái quát về sự trình bày các khái niệm ở trong trực quan.
Việc Kant mở rộng sự cấu tạo hình học thành một nghiên cứu về sự trình bày nói chung có tầm quan trọng đối với những phát triển triệt để trong hiện tượng học thế kỷ XX, nhất là quyển Những nguồn gốc của Hình học (1954) của Husserl, và sự bình luận của Derrida (1962) về công trình này, cũng như trong công trình của Lyotard về “sự trình bày” từ năm 1971, nhưng trên hết là trong cuốn Sự khác biệt (1983). Nó đưa ra một điểm xuất phát cho việc nghiên cứu về sự trình bày khái niệm hay quy luật nhưng vẫn tôn trọng tính cá biệt cụ thể.
Cù Ngọc Phương dịch