Khái niệm của lý tính (các) [Đức: Vernunftbegriffe/Ideen; Anh: concepts of reason]
-> > Lý tính,
Khái niệm phản tư (các) [Đức: Reflexionsbegriffe; Anh: concepts of reflection]
Xem thêm: Tính nước đôi, Phạm trù (các), Khái niệm (các), Mô thức, Đồng nhất, Bèn trong/Bên ngoài, Phán đoán, Chất thể, Định hướng, Phản tư.,
Trong một hành vi phán đoán, các khái niệm phản tư được dùng để so sánh các khái niệm được mang lại với nhau và với các trực quan, và vì thế không giống như các khái niệm của giác tính, chúng không quy chiếu đến một đối tượng nào. Kant liệt kê ra các khái niệm phản tư như: đồng nhất và dị biệt, nhất trí và đối lập, bên trong và bên ngoài, chất thể và mô thức (PPTT A 260-80/B 316-36). Chúng là những khái niệm định hướng được năng lực phán đoán áp dụng cho cả những khái niệm lẫn những trực quan, và do đó dễ sa vào tính nước đôi (amphiboly), tức là bị sử dụng một cách không chính đáng để lướt bỏ sự phân biệt giữa giác tính và trực quan. Đối với Kant, các khái niệm phản tư biểu thị một thao tác của quan năng phán đoán trước khi có hành vi phán đoán làm nhiệm vụ tổng hợp khái niệm và trực quan lại. Việc làm đi trước này của phán đoán phản tư về tính chất của một biểu tượng (biểu tượng là [thuộc về] một khái niệm hoặc là một trực quan) thông qua sự phản tư siêu nghiệm, và do đó xác định vị trí cho biểu tượng ấy dựa theo môn định vị học siêu nghiệm (transcendental topic).
Theo Kant, định vị học siêu nghiệm, “không chứa đựng gì hon bốn chủ đề về mọi sự so sánh và phân biệt vừa nói trên đây. Chúng khác với các phạm trù ở chỗ thông qua chúng, đối tượng không được diễn tả theo những gì cấu tạo nên khái niệm (lượng, thực tại) trong tất cả tính đa tạp, nhưng chỉ trình bày sự so sánh những biểu tượng; sự so sánh này vốn đi trước khái niệm về những sự vật. Nhưng sự so sánh này lại cần có sự phản tư ngay từ đầu, tức một sự xác định vị trí của những biểu tượng về những sự vật đang được so sánh, xem chúng là do giác tính thuần túy suy tưởng hoặc do cảm năng mang lại trong hiện tượng” (PPTT A 269/ B 325). Trên cơ sở của nghiên cứu này về các khái niệm phản tư, Kant lên án Teibniz và Tocke là đã sử dụng một cách dùng nước đôi các khái niệm này; người trước thì dùng chúng để “trí tuệ hóa các hiện tượng, còn người sau thì “cảm tính hóa các khái niệm của giác tính” (PPTT A 271 /B 327). Sự nguy hiểm của cách dùng nước đôi các khái niệm phản tư, (như: đồng nhất và dị biệt), là ở chỗ nó cho phép các khái niệm này “đi bừa vào bản thể học” và xuất hiện ra như thể chúng là những đặc tính của các sự vật chứ không phải là một phương tiện định hướng phán đoán.
Đinh Hồng Phúc dịch