Lý tính [Hy Lạp: logos/nous; Latinh: ratio; Đức: Vernunft; Anh: reason]
Xem thêm: Tuyệt đối, Trực quan, Nguyên tắc, Vô điều kiện, Giác tính, Thống nhất (sự),
Bản tính của lý tính là một trong những chủ đề trung tâm của triết học, và đã khoi ra sự tranh cãi liên tục gần như suốt 2.500 năm qua. Tuy nhiên, có những điểm cố định trong sự tranh cãi này giúp ta định vị sự đóng góp của Kant. Thứ nhất, điểm cố định đó là rõ ràng hiển nhiên ở Aristoteles, là xu hướng đi từ hành vi lập luận đến một năng lực hay đặc tính của linh hồn đang lập luận. Sự phân biệt này giữa sự lập luận và lý tính xuất hiện suốt cả lịch sử triết học, thấy rõ ở sự phân biệt của Aquinas giữa năng lực hay quan năng là lý tính với lý tính như là sự lập luận, cũng như trong những mô tả của Descartes về lý tính trong Discours de la méthode/Luận văn vê phương pháp như là “năng lực để phán đoán một cách chính xác... về mặt tự nhiên thì ai cũng như nhau” (1637, tr. 4) đồng thời như là một “lập luận (nói chung) về những sự việc” (tr. 9). Một đặc điểm bền vững hon nữa của lý tính là tính chất [trí tuệ] cao và sự liên tưởng nó với thị giác và ánh sáng. Aristoteles mô tả nó bằng sự loại suy “giống như thị giác trong đôi mắt, lý tính là thị giác trong linh hồn” (1941, 108a, 10). Descartes thường mô tả nó bằng “ánh sáng tự nhiên” của linh hồn. Việc có lý tính cũng được xem một cách phổ quát như là đặc trưng có tính định nghĩa của con người và là sự phân biệt cụ thể chủ yếu giữa con người và thú vật, hay nói như Descartes, “nó là cái duy nhất làm chúng ta là người và phân biệt chúng ta với thú vật” (tr. 4).
Việc Kant sử dụng lý tính có thể được định vị một cách rộng rãi trong những thông số này của sự tranh luận, cho dù ở nhiều chỗ quan trọng, ông đã chia tay với truyền thống. Trong quyển BLS thuộc giai đoạn tiền-phê phán, chính lý tính là cái phân biệt con người với thú vật, và là một quan năng nền tảng của phán đoán. Quan năng phán đoán là “lý tính” theo nghĩa rộng, nhưng trong định nghĩa này, Kant đi theo sự phân biệt của Wolff giữa giác tính và “lý tính” theo nghĩa hẹp. Ông quan sát thấy rằng “cả hai đều là năng lực để phán đoán, nhưng giác tính là quan năng của nhận thức phân biệt và phán đoán gián tiếp, còn lý tính theo nghĩa hẹp là “quan năng suy luận” qua đó “ta rút ra một kết luận” (BSL tr. 59, tr. 103). Những phân biệt này giữa lý tính theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp, và giữa giác tính với lý tính được đưa vào trong PPLTTT, với quan niệm rằng lý tính [là cái] xác định cái gì là riêng có của con người.
Mặc dù Kant giữ lại nhiều đặc điểm của sự phân biệt của Wolff giữa BSL với PPLTTT, ông mở rộng một cách đáng chú ý phạm vi và ý nghĩa của lý tính. Đây chủ yếu là kết quả của sự khảo sát có hệ thống về quan hệ giữa lý tính và sự tự do của con người. Sự liên kết giữa lý tính và sự tự do đã được các nhà nhân văn thời Phục hưng như Pico della Mirandola và Pomponazzi (xem Cassier và n.k., 1948) đưa ra, nhưng chính Kant là người cho thấy rằng lý tính và sự tự do có thể làm xói mòn nhau cũng dễ dàng như chống đỡ cho nhau. Thức nhận này thấm nhuần sự phân biệt của ông giữa sự áp dụng lý tính trên phưong diện lý thuyết và thực hành. Từ thế đứng của lý tính, con người được giải thoát khỏi ảnh hưởng có tính quy định của thế giới giác quan; điều này cho phép con người hành động theo những nguyên tắc độc lập với tự nhiên; nhưng nó cũng khuyến khích con người đưa ra những suy luận về thế giới vượt quá những ranh giới của giác tính. Khi lý tính liên minh với tự do, nó trở nên thái quá, theo đuổi cái vô-điều kiện, phá vỡ mọi ranh giới, “chính là vì, [ý hướng của] tự do bao giờ cũng có thể vượt lên trên mọi ranh giới đang có” (PPLTTT A315/B 3 74). Những hàm ý của năng lực này đối với lý tính lý thuyết được bàn trong PPLLTT dưới nhan đề “Biện chứng pháp siêu nghiệm”, trong khi những hàm ý thực hành và thẩm mỹ hoàn toàn khác được xét đến trong PPLTTH và trong “Phân tích pháp vê cái cao cả” của PPNLPĐ.
Trong PPNLPĐ, Kant đưa ra hai phân loại học (taxonomy) về các quan năng của nhận thức tạo thành lý tính theo nghĩa rộng. Phân loại thứ nhất là sự phân chia về “những quan năng nhận thức cao hon” đặt lý tính sau giác tính và năng lực phán đoán, và hạn chế hoạt động của nó vào việc tạo ra “những suy luận” (PPLTTT A 131/B 169). Trong bảng phân loại thứ hai, lý tính được đặt sau giác quan và giác tính, và đóng vai trò thống nhất tư tưởng; chính bảng phân loại này được Kant dựa vào trong suốt phần “Biện chứng pháp siêu nghiệm” (cái trước trở nên nổi bật trong phần dẫn luận vào PPNLPĐ). Trên Cổ sở của cái sau, Kant đưa ra hai đường đi của nhận thức. Đường thứ nhất, từ dưới lên, “khởi đầu từ các giác quan, rồi tiến lên giác tính và kết thúc ở lý tính” (A 298/B 355). Đường thứ hai, từ trên xuống, xuất phát từ sự phân biệt giữa tính tự khởi của lý tính và giác tính với tính thụ nhận của cảm năng; nó bắt đầu bằng cách xem xét “những đối tượng của nó chỉ đon thuần theo các ý niệm và quy định cả giác tính cũng phải hướng theo các ý niệm, dù giác tính chỉ sử dụng các khái niệm của riêng mình (cũng là thuần túy) một cách thường nghiệm” (A 547/B 575). Trong cả hai trường hợp, lý tính đóng vai trò thống nhất nhận thức, nhưng phưong cách mà nó làm lại khác với sự thống nhất cái đa tạp của trực quan do giác tính thực hiện.
Giác tính tạo ra “sự thống nhất cho những hiện tượng nhờ các quy luật”, trong khi lý tính “tạo ra sự thống nhất cho những quy luật của giác tính vào dưới những nguyên tắc” (PPLTTT A 302/B 359). Mỗi một quan năng thống nhất những đối tượng khác nhau theo những phưong cách khác nhau; giác tính làm công việc thống nhất cái đa tạp trong trực quan, và lý tính làm công việc thống nhất “cho giác tính, nhằm mang lại sự thống nhất tiên nghiệm cho những nhận thức đa tạp của giác tính thông qua các khái niệm - một sự thống nhất có thể mệnh danh là sự thống nhất thuần lý của lý tính (Vernunfteinheit) và bằng một phưong cách hoàn toàn khác với phương cách đã có thể được thực hiện bởi giác tính” (PPLTTT A 302/B 359). Mặc dù sự thống nhất của lý tính và giác tính là hoàn toàn khác nhau, Kant theo đuổi một chiến lược cho việc diễn dịch “những khái niệm”, “những nguyên tắc” và “những ý niệm” của lý tính tương tự với sự diễn dịch những khái niệm của giác tính hay những phạm trù. Nghĩa là, trong trường hợp giác tính, ông đi từ bảng các phán đoán đến bảng các phạm trù, còn trong trường hợp của lý tính, ông đi theo một con đường tương tự từ hình thức của các suy luận hay các tam đoạn luận đến những ý niệm (A 321/B 378). Việc áp dụng sự loại suy của diễn dịch vào lý tính dẫn đến việc tìm “một cái vô-điêu kiện, trước hết, cho sự tổng hợp nhất thiết trong một chủ thể; thứ hai là cho sự tổng hợp giả thiết về các đơn vị của một chuỗi, và thứ ba cho sự tổng hợp phân đôi của các bộ phận trong một hệ thống” (PPLTTT A 323/B 379). Từ những chức năng logic của lý tính trong các hình thức của tam đoạn luận, Kant rút ra những ý niệm siêu nghiệm hay tuyệt đối, vô-điều kiện của lý tính, đó là “linh hồn” hay “chủ thể” tuyệt đối, “đối tượng” hay “thế giới” tuyệt đối và một “ý thể’ tuyệt đối hay Thượng đế. Mỗi một ý niệm này của lý tính đều có một sự trình bày có tính khoa học tương ứng trong tâm lý học, vũ trụ học, và thần học.
Lý tính, không như giác tính, không bị ràng buộc với những điều kiện của một kinh nghiệm khả hữu nhưng “bao giờ cũng liên quan đến cái toàn thể tuyệt đối trong sự tổng hợp những điều kiện và không bao giờ ngừng lại cho tới khi đạt được cái vô điều kiện tuyệt đối, tức là cái có giá trị trong mọi phương diện và mọi mối quan hệ” (PPLTTT A 326/B 382). Nỗ lực của lý tính hướng đến cái toàn bộ luôn “bị giới hạn và khiếm khuyết”, vì nó không bao giờ “khép mình trong những ranh giới nhất định” (A 328/B 385). Khi thoát khỏi những giới hạn của kinh nghiệm, nó có xu hướng muốn xem xét những đối tượng như linh hồn, thế giới (xét như là một cái toàn bộ) và Thượng đế như thể chúng là những đối tượng của một kinh nghiệm khả hữu. Điều này dẫn lý tính lạc lối vào võng luận, nghịch lý và những ý thể có tính cấu tạo. Đề xuất cải thiện của Kant đối với tình hình này có hai phương diện lớn; thứ nhất là phải thừa nhận rằng những ý niệm của lý tính chỉ là những nguyên tắc điều hành chứ không phải là những nguyên tắc cấu tạo (A 509/B 537); thứ hai là phải thừa nhận rằng những ranh giới mà sự sử dụng tư biện về lý tính gặp phải đối với “cái đang là” là không có giá trị cho sự sử dụng lý tính một cách thực hành khi nó xác định cái gì “phải là” (A 547/B 575).
Trong “Biện chứng pháp siêu nghiệm” của quyển PPLTTT và suốt cả quyển PPLTTH, Kant lập luận rằng cho dù có nhiều “nguyên nhân [cổ sở] tự nhiên”, “những kích thích cảm tính”, và “những xu hướng” có thể thúc đẩy ý chí hành động, nhưng “chúng không bao giờ có thể tạo ra cái phải là” (PPLTTT A 548/B 576). Cái sau phải là tuyệt đối và vô-điều kiện, và chỉ có thể được mang lại bởi lý tính. Hon nữa, chỉ khi cái phải là được lý tính mang lại thì hành động mới có thể là tự do và tự khởi, được quy định không phải bởi những nguyên tắc dị trị mà bởi những quy luật do lý tính đề ra. Kant nhất mực cho rằng lý tính “không chịu tuân phục trật tự của những sự vật như chúng đang biểu lộ ra trong hiện tượng, trái lại, tự tạo ra một trật tự riêng với tính tự khởi hoàn toàn hướng theo các ý niệm, buộc những điều kiện thường nghiệm phải thích ứng với các ý niệm này và thậm chí tuyên bố các hành vi phù hợp với các ý niệm là tất yếu, kể cả khi chúng không diễn ra và có lẽ cũng sẽ không diễn ra” (PPLTTT A 548/B 576). Tính bất khả phân ly giữa lý tính và tự do được bàn luận hầu như là trên từng trang quyển PPLTTH, và cho phép Kant có thể chuyển được ba ý niệm không thể biện minh được về mặt lý thuyết thành ba “định đề của lý tính thuần túy thực hành”, được biện minh về mặt thực hành, về sự bất tử, sự tự do và sự hiện hữu của Thượng đế.
Xúc cảm của lý tính như là sự tôn kính đối với quy luật luân lý cũng chính là cái làm Cổ sở cho kinh nghiệm về cái cao cả đã được bàn luận trong PPNLPĐ. Ở đó, sự tôn kính đối với cái cao cả được định nghĩa là “xúc cảm về nỗi bất lực của ta trong việc đạt đến được một ý niệm, khi ý niệm ấy là quy luật đối với ta”, còn trong trường hợp luân lý là “một ý niệm áp đặt lên ta bởi một quy luật của lý tính” (PPNLPĐ §27). Xúc cảm về “cái cao cả ở trong tự nhiên là sự tôn kính trước sứ mệnh của riêng ta; một sự tôn kính vốn được ta dành cho đối tượng của tự nhiên do một sự lẫn lộn” (sđd.). Chính xúc cảm này thấm nhuần tinh thần tán dưong của Kant đối với sự tự do và lý tính ở cuối quyển PPLTTH bằng câu nói: “Bầu trời đầy sao trên đầu tôi và quy luật luân lý ở trong tôi” (tr. 162, tr. 166), câu này có thể đã được viết trước đó ba thế kỷ ở Florence, và trong đó tái hiện tất cả các chủ đề hiện nay trong đẳng thức nhân bản luận về lý tính và sự tự do.
Đinh Hồng Phúc dịch
Khái niệm của lý tính (các) [Đức: Vernunftbegriffe/Ideen; Anh: concepts of reason]
-> > Lý tính,
Quan tâm (sự) của Lý tính [Đức: Vernunftsinteresse; Anh: interest of reason]
-> > Hạnh phúc, Hy vọng, Quan tâm, Tri thức,
Câu hỏi của lý tính (các) [Đức: Vernunftfragen; Anh: questions of reason]
-> > Khai minh, Quan tâm, Triết học, Lý tính,
Kiểm duyệt lý tính (sự) [Đức: Zensur der Vernunft; Anh: censorship of reason]
Xem thêm: Triết học phê phán, Sự kiện, Phương pháp, Lý tính, Chân lý,
Sự kiểm duyệt lý tính được mô tả trong PPLTTT như là giai đoạn hoài nghi thứ hai trong sự phát triển của lý tính thuần túy. Giai đoạn thứ nhất là thuyết giáo điều, được đồng nhất với trường phái Wolff, thuyết này đưa ra các nguyên tắc siêu việt mà không biện minh chúng một cách chính đáng; giai đoạn thứ hai là sự kiểm duyệt có tính hoài nghi về các nguyên tắc này, được đồng nhất với Hume; trong khi đó giai đoạn thứ ba là sự nghiên cứu tỉ mỉ có tính phê phán về những ranh giới của lý tính do chính Kant thực hiện. Trong bước thứ ba, Kant đòi hỏi rằng sự kiểm duyệt có tính hoài nghi về các sự kiện của lý tính hay những giới hạn hiện có của nó (its present bounds) phải được tiếp nối bằng thuyết phê phán về những ranh giới của nó (its limits) (PPLTTT A 760/B 788).
Thân Thanh dịch