Cơ sở/Căn cứ/Nguyên nhân [Hy Lạp: arche, aiton; Latinh: ratio; Đức: Grund; Anh: ground]
Xem thêm: Nhân quả, Mâu thuẫn, Logic học, Bản thể học, Nguyên tắc, Lý tính, Siêu nghiệm,
Grund là một khái niệm cực kỳ phong phú và hàm hồ vì Kant sử dụng theo nhiều nghĩa, gồm “cơ sở hình thức”, “cơ sở tự nhiên”, “cơ sở luân lý”, “cơ sở siêu hình học” và “cơ sở mục đích luận”, ở đây mới chỉ là một vài sự sử dụng thôi. Nó thường đồng nghĩa với ratio hay lý do cũng như với nguyên nhân và, thỉnh thoảng, với nguyên tắc. Tính đa nghĩa này đã làm phát sinh nhiều khó khăn nghiêm trọng trong việc dịch thuật ngữ này, kết quả là làm cho sự sử dụng của Kant thậm chí còn tối tăm hơn. Tuy nhiên, ta có thể nhận ra ba nghĩa rộng mà thuật ngữ này được sử dụng: a) như một tiên đề trong một lập luận hay cơ sở khởi động cho một phán đoán; b) nguyên nhân của một kết quả; c) lý do hay ý đồ cho một hành động. Mặc dù mỗi nghĩa này đều chia sẻ một khuôn mẫu nằm bên dưới của tư tưởng có chung với những tư tưởng khác, một sự mơ hồ nước đôi mà Kant thường khai thác, ông cũng quan tâm đến việc phân biệt và xác lập các ranh giới giữa chúng.
Động cơ của Kant cho cả việc khai thác lẫn xác định rõ tính mơ hồ nước đôi quanh [khái niệm] cơ sở có thể được lần đến sự đối lập có tính phê phán của ông với cái đã nổi tiếng như “triết học Leibniz-Wolff ”. Đặc biệt, Wolff đã đặt nền tảng cho toàn bộ hệ thống của ông trên những sự mơ hồ nước đôi của thuật ngữ “cơ sở”, sử dụng nó để thống nhất các lĩnh vực logic học, siêu hình học, đạo đức học và chính trị học thành một hệ thống duy lý. Kant nhất mực chống đối dự án này xuyên suốt sự nghiệp của ông, từ cuốn NTĐT (1755) đến cuốn PH (1790) và tiêu điểm của phê phán của ông chính là khái niệm mơ hồ nước đôi về cơ sở.
Trong NTĐT, Kant định nghĩa cơ sở như “cái xác định một chủ từ đối với bất kỳ thuộc từ nào của nó” hoặc cái “xác lập một sự nối kết và một sự kết hợp giữa chủ từ và thuộc từ này hoặc thuộc từ khác” (NTĐT, tr. 392, tr. 11). Ông nhấn mạnh rằng cơ sở “luôn đòi hỏi” một chủ từ và một thuộc từ có thể được nối kết với chủ từ. Mối quan hệ giữa chủ từ và thuộc từ là khuôn mẫu của tư tưởng làm cơ sở cho các nghĩa logic, bản thể học và thực hành của cơ sở. Sau đó, Kant tiến hành phân biệt giữa cơ sở quy định “trước” và “sau”; cái đầu là cơ sở bản thể học “đặt cơ sở cho cái tại sao (why) hay cơ sở của tồn tại hay sự trở thành”, trong khi cái sau là cơ sở logic và nhận thức luận “đặt cơ sở cho cái thế này (that), hay cơ sở nhận thức” (sđd). Sự phân biệt này được Kant sử dụng minh nhiên để phê phán “ngài Wolff trứ danh” vì đã nhập nhằng cơ sở bản thể học và logic, với hàm ý rằng sự nhập nhằng này làm hại toàn bộ hệ thống duy lý của Wolff.
Hẳn không phải quá thổi phồng khi xem công trình triết học về sau của Kant như nỗ lực có hệ thống nhằm suy tưởng thông qua những hàm ý của việc phản bác sự thống nhất cơ sở logic và cơ sở bản thể luận (nói nôm na là, giữa nhận thức và tồn tại) trong khi không từ bỏ khoa học để đi theo huyền học theo cách của Crusius (xem Caygill, 1989, tr. 207-211). Trong PPLTTT, Kant chấp thuận phương pháp của Wolff trong khi vẫn phê phán yêu sách giáo điều của ông rằng sự phân biệt giữa cái khả giác và cái khả niệm chỉ đon thuần có tính logic chứ không có tính siêu nghiệm (xem PPLTTT B 37 và A 44/ B 61). Thay cho sự nhập nhằng của các Cổ sở của nhận thức và tồn tại, Kant tách rời chúng để khảo sát những thông số của mối quan hệ thực sự của chúng. Một kết quả của nghiên cứu này là sự phân biệt giữa Cổ sở hiện thực và Cổ sở logic (vang vọng sự phân biệt giữa Cổ sở quy định trước và sau), với cái trước tiếp tục phân chia dựa theo “cổ sở hình thức-hiện thực” hay trực quan về một đối tượng, và “cổ sở chất thể-hiện thực” hay sự hiện hữu của một đối tượng (xem thư gửi Reinhold ngày 12 tháng 5 năm 1789, phác họa bản tính của sự hiểu sai của Eberhard về triết học phê phán, TT, tr. 139). Một kết quả tiếp theo là sự phân biệt giữa cả Cổ sở hiện thực lẫn Cổ sở logic với Cổ sở thực hành. Các Cổ sở của hành động không thể bị phụ thuộc vào bất kỳ Cổ sở nào của loại trước (cổ sở hiện thực và Cổ sở logic), vì nếu thế, chúng hóa ra sẽ định tính chất cho sự tự do của hành động (một phê phán liên tục được viện ra để chống lại Wolff trong thế kỷ XVIII). Do đó, các Cổ sở thực hành phải là “các Cổ sở của lý tính [vốn] mang lại quy tắc một cách phổ quát cho các hành động, dựa vào các nguyên tắc, không chịu ảnh hưởng của các hoàn cảnh thời gian hay nổi chốn” (SL, § 53).
Các phưong diện lý thuyết của nghiên cứu phê phán về Cổ sở được Kant giải thích rõ trong sự đối đáp với những phản bác kiểu Leibniz của Eberhard đối với cưong lĩnh của PPLTTT. Kant nhận thấy nổi Eberhard một sự nhập nhằng giữa “nguyên tắc logic (mô thức) của nhận thức” rằng “mọi mệnh đề phải có một cơ sở” phục tùng “nguyên tắc mâu thuẫn” với “nguyên tắc siêu nghiệm (chất liệu)” rằng “mọi thứ phải có cơ sở [nguyên nhân] của nó” phục tùng nguyên tắc lý do đầy đủ (PH, tr. 193-194, tr. 113-114). Sau đó, Kant liên tục nhấn mạnh vào sự tách rời hai nghĩa của Cổ sở, giới hạn nghĩa “nguyên nhân” vào cho “các đối tượng của trực quan cảm tính” (PH, tr. 194, tr. 113). Cấp độ của nhận thức và cấp độ của tồn tại được liên kết lại, nhưng theo những cách thức phức hợp hon nhiều so với việc thừa nhận chúng bởi sự nhập nhằng một cách đon giản. PPLTTT đã cho thấy kinh nghiệm là không thể có được mà không có “sự hài hòa giữa giác tính và cảm năng trong chừng mực nó làm cho một nhận thức tiên nghiệm về các qui luật phổ quát có thể có được”, nhưng nó không mang lại lý do nào để giải thích tại sao “hai nguồn suối nhận thức hoàn toàn dị loại nhau lại luôn nhất trí đến như thế để làm cho nhận thức thường nghiệm có thể có được” (PH, tr. 250, tr. 159). Hai cách hiểu này về cơ sở tuy nhất trí với nhau, nhưng bản thân các cơ sở cho sự nhất trí ấy không thể được xác định một cách dễ dàng nên chỉ được giả định mà thôi.
Bàn luận về “cơ sở” vẫn tiếp tục sau Kant, và khơi ra một khảo luận rất hay và một sự xét lại có tính lịch sử từ Schopenhauer (1813) về chủ đề này. Trong đó, Schopenhauer chỉ ra rằng vấn đề về cơ sở là một sự khúc xạ của một vấn đề triết học nền tảng liên quan đến mối quan hệ giữa tồn tại và logos. Lập trường này cũng xuyên suốt trong các phản tư của Heidegger về vấn đề cơ sở trong Các Nên tảng Siêu hình học của Logic học (1928), cuốn này đề xuất một sự giải thích cho mối quan hệ giữa cơ sở logic, cơ sở hiện thực và cơ sở thực hành, hay theo cách nói của Heidegger, là lý do, nguyên nhân và ý đồ. Đối với Heidegger, điều này cốt yếu ở mối quan hệ giữa logos và techne, hay giữa “việc chúng ta tồn tại trong thế giới khi tạo ra một tồn tại này từ tồn tại khác” (techne) và việc chúng ta tồn tại trong lời nói với nhau (logos) (tr. 118).
Đinh Hồng Phúc dịch