Bảng các phán đoán/Bảng các phạm trù [Đức: Urteils- und Kategorientafel; Anh: table of judgements/categories]
Xem thêm: Phạm trù [các], Nối kết [sự], Phán đoán, Tổng hợp [sự], Thống nhất [tính, sự],
Trong PPLTTT, Kant mô tả “bảng các phán đoán” như là “manh mối nhằm phát hiện tất cả các khái niệm thuần túy của giác tính”. Với ý này, Kant muốn nói rằng 12 phạm trù hay 12 khái niệm thuần túy của giác tính có thể được rút ra từ 12 “chức năng của tư duy trong phán đoán” (PPLTTT A 70/B 95-BVNS, tr. 231). Khái niệm kết nối hai bảng nói trên là khái niệm về sự tổng hợp hay sự thống nhất cái đa tạp. Bằng một bước đi quan trọng trong lập luận của mình, Kant khẳng định rằng “cùng một chức năng đã mang lại sự thống nhất những biểu tượng khác nhau trong một phán đoán cũng mang tới sự thống nhất trong sự tổng hợp đon thuần những biểu tượng khác nhau trong một trực quan-, và sự thống nhất này, nói một cách khái quát, chúng ta gọi là các khái niệm thuần túy của giác tính” (PPLTTT A 79/B 104-BVNS, tr. 240). Do đó, một khái niệm thuần túy của giác tính tưong ứng với mỗi phán đoán, vì vậy sự tưong ứng có thể được nhận ra nếu ta so sánh hai bảng này - (Xem bảng 1 và bảng 2 trong mục từ CÁC PHẠM TRÙ.)
Kant khẳng định rằng các phạm trù đưa ra một “bảng danh mục trọn vẹn” toàn bộ năng lực của quan năng giác tính (PPLTTT A 80/B 106-BVNS, tr. 241), một quan điểm được bàn thảo liên tục từ sau khi xuất bản PPLTTT. Các nhà phê phán từ Strawson (1966) tới Derrida (1978) đều đồng thanh chỉ trích cái cách mà bảng các phán đoán và các phạm trù không chỉ thống trị sự trình bày của Kant về các tư tưởng của mình trong PPLTTT, mà còn trong cuốn PPLTTH và PPNLPĐ. Quyển Phê phán thứ hai (PPLTTH) trình bày một “Bảng các phạm trù của tự do”, trong khi quyển Phê phán thứ ba trình bày phán đoán thẩm mỹ về sở thích dựa vào bốn đề mục phạm trù: lượng, chất, tưong quan và tình thái. Các quan điểm vẫn còn chia rẽ xung quanh việc phải chăng bảng các phán đoán đon thuần là hình thức trình bày mang tính lịch sử và không cần thiết, hay nó là bộ phận hợp thành của triết học Kant.
Nguyễn Văn Sướng dịch