Lịch sử/Sử học [Đức: Geschichte/Historie; Anh: history]
Tiếng Đức có hai chữ biểu thị “lịch sử”.
1. Chữ Hy Lạp historia (“nghiên cứu; tri thức, khoa học; các nghiên cứu thành văn, chuyện kể, lịch sử các sự kiện”, từ động từ historein, “nghiên cứu, khảo sát”) thông qua tiếng La-tinh được dịch sang tiếng Đức thành Historie vào thế kỷ XIII. Từ thế kỷ XVIII, cách sử dụng và sự phát triển của chữ này bị chữ Geschichte [Lịch sứ] lấn át, nhưng tính từ historisch và danh từ Historiker (Anh: “historian” [sử gia/nhà sử học] lại được dùng nhiều hon. Nghĩa gốc của chữ Historie gần với nghĩa của chữ Erfahrung (“KINH NGHIỆM”), và Hegel thường dành nó để chỉ Empirie [kinh nghiệm], hon là chỉ những sự kiện và trải nghiệm lịch sử cụ thể. Ông cũng hạ thấp Historismus [thuyết duy sử] trong thần học, sự uyên bác lịch sử về các quan niệm và các định chế tôn giáo, để thiên về nghiên cứu có tính khái niệm về các chân lý tôn giáo.
2. Chữ Geschichte (“câu chuyện; sự việc, công việc; lịch sử”) là chữ Đức bản địa, từ động từ geschehen (“đã làm xong, xảy ra, diễn ra”), và vì thế nguyên nghĩa là “một sự kiện, sự cố hay một chuỗi các sự kiện, sự cố”. Nhưng từ thế kỷ XV nó tương đương với Historie và được dùng để chỉ một truyện kể hay bản tường thuật. Cùng với sự lớn mạnh của nghiên cứu lịch sử và ý thức lịch sử trong thế kỷ XVIII, nó đi đến chỗ có nghĩa là “lịch sử” xét như nghiên cứu có hệ thống về các sự kiện quá khứ, nhất là trong Herder. Hegel thường dùng nó với nghĩa là “lịch sử”. Việc Hegel dùng chữ này chịu ảnh hưởng từ mối quan hệ họ hàng của nó với chữ Geschick và Schiksal (“ĐỊNH MỆNH”, “SỐ PHẬN”) cũng như từ việc nó giống với chữ Schicht (“tầng”, “lớp”).
Vậy nên, “lịch sử” có hai nghĩa: (1) chuỗi các sự kiện lịch sử và (2) một mô tả hay nghiên cứu về các sự kiện ấy. Vì thế “Triết học lịch sử” cũng có hai nghĩa tương ứng: một là, sự PHẢN TƯ triết học về diễn trình của các sự kiện lịch sử, và hai là, về bản chất và các phương pháp của các nghiên cứu về các sự kiện lịch sử. Triết học lịch sử trước Hegel là thuộc về loại thứ nhất hơn là loại thứ hai: người sáng lập môn học này là Vico, trong cuốn Principi di Scienza Nuova de intorno alia Comune Natura delle Nazioni [Các nguyên tắc cho một khoa học mới về bản tính chung của các dân tộc] (1725), cho rằng mọi dân tộc đều trải qua ba giai đoạn: giai đoạn thần thánh, giai đoạn anh hùng và giai đoạn con người, phát triển tiến lên từ tư duy cảm tính đến tư duy trừu tượng, từ đạo đức anh hùng đến LUÂN LÝ, và từ đặc quyền đến bình đẳng về các quyền. (Hegel hoàn toàn không nhắc đến Vico). Voltaire (người tạo ra chữ Philosophie de rhistoire [triết học lịch sử]) đã mô tả lịch sử, trong cuốn Essai sur les Moeurs et I’Esprit des Nations [Khảo luận vẽ các tập tục và tinh thần của các dân tộc] (1756), là cuộc đấu tranh của con người vì văn hóa và tiến bộ. Herder, trong LSNL, xem lịch sử của con người là một sự phát triển hướng đến “nhân tính” hay “tính nhân văn” (“Humanität”/Anh: “humanity”); nó là một sự tiếp nối sự phát triển của tự nhiên và tiến lên phù hợp với cùng các quy luật như nhau; trật tự và tính hợp quy luật của thế giới thể hiện quyền năng và lý tính của Thượng Đế. Kant đã viết hai bài phê bình cuốn Ideen [Các ý niệm] của Herder, và vài khảo luận của Kant về lịch sử, đặc biệt là luận văn LSPQ, trong đó ông cho rằng, mặc dù có ý chí tự do, nhưng các hành động của con người bị quy định bởi các quy luật phổ quát và ít ra phần lớn hành động của con người có thể cho sử gia thấy một mẫu hình hợp quy tắc; mục tiêu của lịch sử là một NHÀ NƯỚC hoàn toàn thuần lý và công bằng, vốn sẽ đảm bảo tự do cần thiết cho sự phát triển toàn vẹn của các năng lực của con người, và duy trì nền HÒA BÌNH vĩnh cửu đối với các nhà nước khác vốn cũng được tổ chức tương tự. Lịch sử thường được, chẳng hạn Lessing và Fichte, xem là sự hiện thực hóa sự THIÊN Hựu hay quan phòng thần thánh, tức là sự hiện thực hóa kế hoạch của Thượng Đế cho việc ĐÀO LUYỆN VĂN HÓA con người, một kế hoạch kỳ cùng sẽ mang lại sự hoàn thiện của con người.
Nghiên cứu chính về lịch sử của Hegel nằm trong cuốn THLS. Ngược lại với nghiên cứu của các tiền bối của ông, cuốn này có hai đặc điểm riêng.
Thứ nhất, ông hoài nghi về các khẳng định của các sử gia triết học trong việc đưa ra các thông tin về sự kết thúc (hoặc sự khởi đầu) của lịch sử vốn vượt quá năng lực các sử gia thường nghiệm. Với Hegel, lịch sử kết thúc bằng hiện tại [tức thời ông]. Trong khi ông thường mô tả hiện tại bằng các thuật ngữ (chẳng hạn sự hiện thực hóa trọn vẹn sự Tự DO và sự Tự-Ý THỨC) có vẻ như không dành nhiều chỗ cho những gì xảy ra trong tương lai, ông thừa nhận rằng có lẽ vẫn còn nhiều lịch sử sẽ xuất hiện, chẳng hạn ở châu Mỹ. Nhưng điều này không phải là mối quan tâm của sử gia.
Thứ hai, Hegel xem lịch sử mang tính triết học (tức: triết học lịch sử) mới là sứ mệnh cấp hai, tức cao hơn, tận dụng phần tinh yếu từ các kết quả của các sử gia khác. Tính nước đôi của Geschichte không phải là ngẫu nhiên: lịch sử là truyện kể về các sự kiện xuất hiện đồng thời với những hành vi và những sự kiện lịch sử. Xã hội nào không viết sử thì không có lịch sử: các hành vi và sự kiện lịch sử đòi hỏi một sự tự-ý thức, phơi bày chính mình trong việc chép sử. (Vì thế, theo Hegel, Tự NHIÊN không có lịch sử: nó chỉ phát triển và thay đổi theo vòng tròn và lặp lại). Môn chép sử có ba hình thức chính:
(1) Lịch sử “nguyên bản” hay “nguồn”: lịch sử do nhà biên niên sử ghi lại những hành vi của một dân tộc và một thời đại mà người chép sử thuộc về và TINH THẦN của thời đại mà người chép sử ấy chia sẻ.
(2) Lịch sử “phản tư” ghi lại những hành vi của quá khứ, nhưng hiện thân cho tinh thần của một thời đại sau và lý giải quá khứ dựa vào tinh thần ấy. Lịch sử phản tư có bốn thể loại:
(a) Lịch sử “phổ quát” ghi lại toàn bộ lịch sử của một DÂN TỘC, một đất nước hay toàn thế giới, dựa trên tác phẩm của các nhà sử học nguyên bản.
(b) Lịch sử “thực tể’ hay “thạo đời” nỗ lực đồng hóa quá khứ với hiện tại và rút ra những bài học lịch sử từ quá khứ cho hiện tại. Niềm tin của Hegel rằng lịch sử hàm chứa sự PHÁT TRIỂN và bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử cũng vượt bỏ các điều kiện cho sự xuất hiện chính nó, khiến ông quan niệm rằng các giai đoạn lịch sử quá khứ là không tương quan trực tiếp với hiện tại. Hegel phản đối sự lý giải các hành vi lịch sử dựa vào các động cơ tầm thường vốn không tiêu biểu cho bất kỳ giai đoạn lịch sử nào (BKTI, §140A.). Do đó ông không xem lịch sử thực tế là một thể loại.
(c) Lịch sử “phê phán” đánh giá các nguồn và tính hợp lý của các nghiên cứu lịch sử: nó là một “lịch sử về lịch sử”.
(d) Các lịch sử của các lĩnh vực riêng lẻ, chẳng hạn NGHỆ THUẬT, PHÁP QUYỂN, TÔN GIÁO hay TRIẾT HỌC. Hegel xem các giả định của một “quan điểm phổ quát” như thế là đang tạo ra một bước chuyển từ lịch sử phản tư đến:
(3) Lịch sử mang tính triết học. Nhà triết học lịch sử sử dụng các kết quả của các sử gia nguyên bản và phản tư để lý giải lịch sử như là sự phát triển hợp lý tính của tinh thần trong thời gian, tức là cái gì đó vượt khỏi tầm nhìn của các tác nhân lịch sử lẫn các sử gia khác. Tinh thần thế giới, vốn hiện thân cho Ý NIỆM, tiến lên thông qua các dam mê của các cá nhân, nhất là của “các vĩ nhân” hay anh hùng “của lịch sử thế giới”, chẳng hạn như Alexander Đại đế, Ceasar và Napoleon, là những người, chỉ có một ý thức mờ nhạt về mục đích lịch sử của mình, nhưng được điều hướng bởi “mẹo lừa của lý tính”, bắt buộc phải tạo ra một thời đại mới, thể hiện một giai đoạn tinh thần mới và cao hơn, của tự do và của tự-ý thức. Khác với Kant và Voltaire, Hegel cho rằng không được đánh giá “các anh hùng” bằng quy tắc luân lý hay đạo đức thông thường.
Hegel đưa ra các bài giảng không những về lịch sử thế giới, mà còn về lịch sử của nghệ thuật, tôn giáo và triết học. Nhưng quan điểm lịch sử thực sự của ông được thể hiện trong tất cả các tác phẩm của ông, và nhất quán với một số đặc điểm trong tư tưởng ông: (1) Cá nhân phụ thuộc vào các cấu trúc của Tinh thần khách quan và Tinh thần tuyệt đối, vốn phát triển qua lịch sử một cách rõ ràng hơn những cá nhân xét như là cá nhân. (Vậy nên lịch sử thực tế hay thạo đời mới cần viện đến những động cơ tầm thường, cá nhân). (2) Các giai đoạn đã qua của một thực thể được vượt bỏ trong tình trạng hiện tại, khiến cho việc thấu hiểu hiện tại đòi hỏi một tri thức về quá khứ: “chúng ta là cái gì, thì chúng ta cũng là cái ấy về mặt lịch sử” (THLS). (3) Nhưng ta không thể hiểu điều gì chỉ bằng cách biết về lịch sử của nó. Hiểu biết triết học hay, chẳng hạn, hiểu biết thần học, đòi hỏi cái gì nhiều hon việc đon thuần chép lại các niềm tin tôn giáo hay niềm tin triết học quá khứ. Chúng ta cũng phải biện biệt tính hợp lý tính của chúng với tính hợp lý tính của sự phát triển của chúng. (4) Các giai đoạn đã qua của nhân loại là khác biệt hoàn toàn với giai đoạn hiện tại của chúng: con người trong quá khứ đã suy tưởng và hành động theo những cách khác nhau một cách có hệ thống. (5) Nhưng các hình thức tư tưởng và hành động quá khứ có liên quan đến các hình thức và hành động của chính bản thân ta theo những cách có thể hiểu được một cách hợp lý tính, không theo Lô-gíc học truyền thống, mà theo Lô-gíc học của sự xung đột và phát triển của Hegel. (6) Vì diễn trình lịch sử là hợp lý tính, vận mệnh lịch sử của một học thuyết hay một lối sống phản ánh giá trị trí tuệ và đạo đức tối hậu của chúng; “Lịch sử thế giới là tòa án thế giới [tức Phán quyết cuối cùng]” (THPQ, §340; BKTIII, §548). (Câu này được trích từ bài tho “Resignation”/“Kham nhẫn” (1786) của Schiller).
Nguyễn Văn Sướng dịch