Lịch sử [Đức: Geschichte; Anh: history]
Xem thêm: Văn hóa, Địa lý, Nhân tính, Nhận thức, Thời gian,
Ta có thể phân chia quan niệm của Kant về lịch sử thành hai phần chính. Phần đầu là một hình thức của nhận thức, còn phần sau là một mẫu hình (pattern) xuyên suốt các sự kiện trong lịch sử tự nhiên và lịch sử loài người. Về phần đầu, Kant đi theo sự phân biệt của Wolff giữa nhận thức “thuần lý” và nhận thức “có tính lịch sử”. Trong tác phẩm SL, Kant sử dụng một trong những ví dụ của Wolff để phân biệt nhận thức lịch sử về sự kiện mặt trời làm nóng hòn đá với nhận thức thuần lý về nguyên nhân của sự kiện đó (SL §20). Nói theo ngôn ngữ của PPLTTT, “nhận thức lịch sứ là nhận thức từ dữ liệu (cognitio ex datis), còn nhận thức thuẫn lý là từ các nguyên tắc (cognitio ex principiis)” (A 836/B 864). Tuy nhiên, bên trong sự phân loại các hình thức nhận thức này, Kant còn xác lập những phân biệt xa hon. Trong phần dẫn nhập cho các bài giảng về môn địa lý tự nhiên [physical geography] của mình, ông định nghĩa lịch sử [sử học] như một nghiên cứu về các sự kiện nối tiếp nhau trong thời gian, và địa lý như một nghiên cứu về các sự kiện diễn ra đồng thời trong không gian. Nghiên cứu đầu là một tự sự [narrative], nghiên cứu sau là một sự miêu tả. Trong tác phẩm TG, chính Kant cũng đưa ra một số tự sự như thế, gồm cả các lịch sử tóm tắt về Do Thái giáo và Kitô giáo (tr. 124-36, tr. 115-28), về logic học trong “Logic Jäsche” (L, tr. 531-5), và về lý tính thuần túy trong PPLTTT (được nhấn mạnh trong A 852/B 880].
Phần chính thứ hai của Kant về khái niệm “lịch sử” gồm triết học lịch sử hay sự xét lại Biện thần luận [Theodicy] truyền thống. Thái độ của Kant đối với triết học lịch sử rõ ràng là có tính nước đôi: Ông phê phán quyết liệt cuốn Ideas on the philosophy of History of Mankind [Các ý niệm vê triết học vê lịch sứ nhân loại](1785) của Herder, và đã viết một bài luận có nhan đề: “Über das Misslingen aller philosophischen Versuche in der Theodizze” [Vê sự thất bại của mọi nỗ lực triết học trong Biện Thần luận]. Tuy nhiên, đồng thời, trong tác phẩm LSPQ, rõ ràng ông lại thừa nhận các ưu điểm của một ngành triết học lịch sử. Trong tác phẩm này, ông miêu tả lịch sử như đưa ra một mô tả về các hành động của con người dựa vào “những sự biểu hiện của ý chí trong thế giới của các hiện tượng”, nhằm thông qua việc thẩm tra “sự sử dụng tự do ý chí của con người trên diện rộng, ... để khám phá ra một tiến trình hành động thường xuyên giữa các hành vi có ý chí tự do” (LSPQ tr. 17, tr. 41). Điểm cốt lõi của nghiên cứu ấy là chỉ ra rằng: cái gì đập vào mắt chúng ta trong các hành động của các cá nhân như là lộn xộn và ngẫu nhiên, thì có lẽ trong lịch sử của toàn bộ giống loài sẽ được nhìn nhận như một sự phát triển đi lên đều đặn nhưng chậm rãi của các năng lực nguyên thủy của con người. Nhờ đó, các cá nhân hẳn sẽ nhận ra rằng “một cách vô thức, họ đang hoạt động hướng đến một mục đích mà dù có biết về nó là gì đi nữa, mục đích ấy hẳn sẽ hiếm khi khiến họ quan tâm” (nt).
Lối tiếp cận này về triết học lịch sử bổ sung cho việc Kant nỗ lực tìm cách đưa ra một nghiên cứu về văn hóa, đặc biệt là trong Phần II của cuốn PPNLPĐ. Ở đó, nó được đặt trong văn cảnh của một cuộc bàn luận về “mục đích tối hậu của tự nhiên xét như một hệ thống mục đích luận”. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, quan niệm mục đích luận này về lịch sử song hành với một quan niệm khác về lịch sử, tức quan niệm xem lịch sử như kết quả của những đột phá và phát minh đã được tiên báo nổi các tài năng thiên bẩm và sự nhiệt tình. Chính quan niệm sau, còn chưa được phát triển đầy đủ trong văn bản của Kant, lại ngày càng quan trọng trong triết học đưong đại về lịch sử.
Như Huy dịch
Lịch sử triết học [Đức: Geschichte der Philosophie; Anh: history of philosophy]
Xem thêm: Nước đôi (tính), Các khái niệm phản tư, Triết học phê phán, Tranh biện (dispute), Triết học, Lý tính,
Mặc dù Kant khẳng định trong Lời tựa cho cuốn PPLTTT là sẽ “phê phán quan năng lý tính nói chung” chứ không phải phê phán “các tác phẩm và hệ thống” [triết học], nhưng lịch sử triết học vẫn đóng một vai trò quan trọng trong triết học của ông. “Các tác phẩm và hệ thống” trong lịch sử triết học xuất hiện khắp nổi trong PPLTTT, và thậm chí còn được đề cập một cách tường minh trong những trang kết luận của PPLTTT về “Lịch sứ của lý tính thuẫn túy”. Tuy nhiên, Kant nhất quán ứng xử với các triết gia trong lịch sử như thể họ là những người đồng thời với ông. Sự tôn trọng được ông dành cho họ không bởi sự hiện diện lịch sử của bản thân họ, mà chỉ theo sự đóng góp của họ cho triết học phê phán. Nguyên tắc lý giải của ông, hay “chìa khóa cho sự lý giải mọi sản phẩm của lý tính thuần túy” (được tuyên bố vào hồi kết của cuộc tranh luận với Eberhard) chính là sự “phê phán bản thân lý tính”. Trong khi các “nhà triết học sử chỉ biết ca ngợi mà không mang lại được điều gì”, thì Kant, với vũ khí phê phán, có thể phát hiện “nhiều hon những gì các triết gia đã nói, tức những gì họ thực sự muốn nói” (PH tr. 251, tr. 160).
Ta sẽ tìm thấy nghiên cứu có hệ thống nhất của Kant về lịch sử triết học trong bài viết Dẫn luận cho các Bài giảng của ông về Logic học. Về Đề cưong tổng quát cho lịch sử triết học, Kant kế thừa hai tác phẩm: Lịch sứ triết học giản yếu (Histoire abrégée de la Philosophie) của J. H. s Formey (1760) và Lịch sứ triết học (Historia philosophia) của E Gentzke (1724), dù ông cũng đương nhiên rất quen thuộc với nhiều nguồn tư liệu khác. Nghiên cứu của Kant về lịch sử triết học thấm nhuần định kiến của thời Khai minh, tức cho rằng: triết học ra đời cùng với những người Hy Lạp, chứ hầu như không được tìm thấy nơi các tư tưởng Trung Hoa, Ba-tư, Ai Cập hay Arập cổ đại. Nó cũng phản ánh định kiến cho rằng sự sáng tạo (innovation) trong triết học hầu như chỉ bó hẹp ở các thời kỳ cổ điển và hiện đại, còn các triết gia kinh viện trung đại thì bị buộc tội là những “kẻ bắt chước mù quáng Aristoteles” và đề ra sự triết lý-hư ngụy (pseudophilosophizing) (L tr. 543). Tuy nhiên, ngay trong các nghiên cứu về lịch sử triết học cổ điển và hiện đại, Kant cũng bộc lộ một vài sự ưu ái đáng ngạc nhiên, và nêu ra một số phán đoán gây ngỡ ngàng.
Bàn luận của Kant về các triết gia tiền-Socrates, với chỉ ngoại trừ một trường hợp, có tính sơ lược và thiếu nhiệt tình: triết gia duy nhất được thảo luận sâu là Pythagoras. Kant coi “kỷ nguyên quan trọng nhất của triết học Hy Lạp” bắt đầu với Socrates và ca ngợi “định hướng thực hành mới mẻ” được mở ra qua sự nghiệp của triết gia này (L. tr. 542). Khi miêu tả chuỗi phát triển triết học từ Socrates, Kant không chia sẻ sự dam mê hiện đại dành cho Plato và Aristoteles, mà coi họ ngang bằng, nếu không muốn nói thấp hơn các trường phái triết học thời Hy Lạp hóa như các triết gia Khắc kỷ (Stoicis), Epicurus và Hoài nghi (Sceptics). Với những phái này, ông cho thấy một kiến thức chi tiết và tinh tế cả về các học thuyết lẫn sự khác biệt giữa họ với nhau. Sự ưu ái này cũng thể hiện rõ trong tác phẩm phê phán của ông, ở đó, các tham chiếu tới Epicurus là nhiều hơn hẳn so với Platon. Tuy nhiên, các lý giải gần đây lại có xu hướng tập trung vào các yếu tố Platon trong tư tưởng của Kant, có lẽ bởi chúng tương ứng với các giả định của chúng ta về những gì là quan trọng trong lịch sử triết học. Tuy nhiên, chính quy trình phê phán, quan điểm về bộ chuẩn tắc và “sự dự đoán” (prolepsis) trong PPLTTT, cũng như quan điểm về sự vui sướng và Gemüt (tâm thức) trong PPNLPĐ đã được lấy trực tiếp từ Epicurus. Tham chiếu tới phái Khắc kỷ và các nhà Hoài nghi cổ đại cũng xuất hiện khắp tác phẩm của Kant, song chúng bị che khuất bởi các lý giải sau này tập trung vào Platon và Aristoteles.
Kant ban cho Platon một vai trò cực kỳ hàm hồ trong lịch sử triết học. Trong PPLTTT, ông ca ngợi tác phẩm Cộng Hòa (Republic) của Platon với mô hình về triết gia (A 316), song ông cũng nhận thấy nguy cơ đáng kể trong quan niệm của Platon về các ý niệm siêu việt. Sự đối lập của Kant với khía cạnh này trong tư tưởng của Platon được khơi lên và duy trì bởi sự đối lập của ông với thuyết thần bí kiểu Platon của một số triết gia đồng thời với ông. Điều này thể hiện rõ trong các văn bản hậu kỳ của ông về lịch sử triết học, như: “Vê một giọng điệu sang trọng mởi được cất lên gần đây trong triết học” (Von einem neuerdings erhobene vornehmen Tone in der Philosophie), và “Một tuyên bỗ về sự sắp ký kết một hiệp ước cho nên hòa bình vĩnh cứu trong triết học” (Verkündung des nahen Abschlusses eines Traktes zum ewigen Frieden in der Philosophie) (cả hai đều xuất bản năm 1796). Trong những văn bản này, Kant phân biệt giữa các xu hướng triết học và ham chuộng huyền học (mystagogic) trong thuyết Platon (Platonism), xem xu hướng sau là điển hình trong thuyết Platon-mới cổ đại và hiện đại (xem 1796a, tr. 339, tr. 64). Còn Aristoteles, trong trước tác của Kant, thì chủ yếu hiện ra với vai trò nhà phát minh ra Logic học, nên Kant đã tỏ ra không mấy nhiệt tâm khi trình bày nhận thức của mình về các khía cạnh khác của triết gia thành Stagirite này.
Khi bàn luận về triết học hiện đại, Kant luôn nhắc nhớ về thời kỳ Cải cách (Reformation), nêu ra sự song hành giữa việc Cải cách của định chế nhà thờ và việc cải cách triết học. Bacon và Descartes được lưu ý, người trước thì do sự nhấn mạnh vào thực nghiệm và quan sát, kẻ sau thì do tiêu chuẩn (criterion) của chân lý; song các nhà cải cách triết học đáng kể nhất của thời đại chúng ta (L tr. 543) phải là Leibniz và Locke. Kant đối lập Leibniz và Locke ở nhiều điểm, nhất là trong PPLTTT. Thật thế, nhiều tác phẩm thời trẻ đề cập đến Leibniz và trường phái Leibniz đang thống trị triết học do Christian Wolff lãnh đạo. Đối tượng nhất quán cho các chỉ trích của Kant chính là sự liên tục (continuum) do Leibniz lập ra giữa cảm năng và lý tính, qua đó coi cảm năng như một sự tri giác mù mờ hỗn độn của lý tính; điều này tương phản với lập luận của Locke, chủ trương rút lý tính ra từ cảm năng thông qua sự phản tư. Mặc dù cả hai lập trường dường như đối nghịch nhau triệt để, với Kant, chúng đều giống nhau ở chỗ lẫn lộn giữa giác quan và lý tính.
Trong PPLTTT, Kant kết hợp triết học cổ điển và hiện đại để tái hiện một màn bi kịch của lý tính thuần túy. Một ví dụ ở đây là lịch sử về sự suy tàn, sụp đổ và phục sinh của Siêu hình học được bàn trong Lời tựa thứ nhất của PPLTTT. Dưới tay “các nhà giáo điều”, Siêu hình học trở nên độc tài chuyên chế - Sau cuộc tổng công kích của các nhà hoài nghi du mục (normadic sceptics), nó rổi vào tình trạng vô chính phủ. Nỗ lực muốn kết thúc cuộc tranh luận của Locke đã không thành công, và cùng với thắng lợi của khoa học theo kiểu Newton, một sự thờ ơ đã xuất hiện trước các chủ đề siêu hình học. PPLTTT thể hiện một lời kêu gọi cho việc tổ chức và thiết lập một phiên tòa siêu hình học. “Lịch sử chính trị” này của sự cai quản của triết học được kể lại trong đoạn đầu của PPLTTT tương phản với lịch sử “cách mạng” của nó ở đoạn kết. Ở đó, trong mục “Lịch sứ của lý tính thuần túy” [cuối quyển PPLTTT], Kant đưa lịch sử triết học về thời đương đại qua việc nhận diện ba chủ đề gây tranh luận: “Đối tượng của nhận thức”, “Nguồn gốc của nhận thức”, và “Phương pháp” của triết học. Với chủ đề đầu tiên, Kant phân biệt giữa các “nhà duy cảm” như Epicurus và các nhà duy trí [duy tâm] như Platon; với chủ đề thứ hai, Kant phân biệt giữa trường phái duy nghiệm của Aristoteles, và Locke với những nhà “duy tâm” [noologisten] như Platon, Leibniz; còn với chủ đề về phương pháp, trước hết Kant phân biệt giữa các phương pháp “khoa học” và phương pháp “tự nhiên chủ nghĩa” (coi cái sau đơn thuần là chủ nghĩa thù ghét lý tính [misiology]), tiếp đến ông phân biệt giữa phương pháp khoa học giáo điều của Wolff và phương pháp khoa học hoài nghi của Hume. Mặc dù Kant nêu rõ tên hai triết gia này, song họ chỉ là những đại diện trong một màn bi kịch của lý tính, trong đó, tên tuổi những diễn viên khác đã “không được nhắc đến” (PPLTTT A 856/B 884). Đây là một màn kịch mà cao trào của nó chính là triết học phê phán.
Như Huy dịch