Giáo điều (thuyết) [Đức: Dogmatismus; Anh: dogmatism]
Xem thêm: Triết học phê phán, Lịch sử triết học, Triết học, Duy lý (thuyết), Hoài nghi (thuyết),
Trong Lời tựa của quyển SL, Kant đưa ra một yêu sách nổi tiếng như sau: “điều tôi nhớ về David Hume là ông là người đầu tiên cắt đứt giấc ngủ giáo điều của tôi từ nhiều năm qua và đã cho các nghiên cứu của tôi trong lĩnh vực triết học tư biện một hướng đi hoàn toàn mới mẻ” (SL tr. 260, tr. 5). Dù chỉ là một chi tiết thuộc tiểu sử, đoạn văn này tập hợp điều được Kant xem như ba khả thể chính cho triết học: thuyết giáo điều, thuyết hoài nghi, và thuyết phê phán. Ông trình bày chúng trong Lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất của quyển PPLTTT bằng sự tư ổng tự với những hình thức của chính quyền: chính quyền của lý tính “dưới sự cai quản của các nhà giáo điêu, thoạt đầu là độc tài chuyên chế”, nhưng thông qua “các cuộc nội chiến làm cho suy tàn dần trong cảnh hoàn toàn vô chính phủ; và những nhà hoài nghi, một loại dân du mục, khinh ghét mọi việc định cư đã thỉnh thoảng làm phân rã sự hợp nhất của cộng đồng dân sự” (PPLTTT A 9). Ý chí của “tòa án phê phán”, đối lập với cả hai, “vừa bảo vệ những yêu sách chính đáng, đồng thời bác bỏ mọi đòi hỏi không có Cổ sở, không phải bằng các phán quyết độc đoán mà dựa trên các quy luật hằng cửu và bất di bất dịch của lý tính” (All).
“Những giấc mổ giáo điều ngọt ngào” (PPLTTT A 758/B 786) của lý tính hướng nó đến chế độ chuyên quyền phát sinh từ “suy đoán rằng nó có khả năng tạo sự tiến bộ với sự hiểu biết thuần túy, theo những nguyên tắc, với những khái niệm đon thuần” (PPLTTT B 25). Theo Kant, những nhà giáo điều tin rằng về Cổ bản lý tính thuần túy có khả năng đạt được sự hiểu biết về sự hiện hữu của Thượng đế, về sự tự do trong một thế giới bị quy luật tất yếu chi phối và thậm chí về tính bất tử của linh hồn. Các nhà triết học giáo điều như Platon (PPLTTT A 5/B 8), Spinoza và Mendelssohn (ĐHTD tr. 143, tr. 246), mà trên tất cả là Wolff - “khuôn mặt lớn nhất trong mọi triết gia giáo điều” (PPLTTT B 36) - đang nằm trong sự nguy hiểm của “lòng sùng mộ triết học” (ĐHTD tr. 138, tr. 242) hoặc việc tuyên xưng tri thức mà không thể có được một cách chính đáng và bảo vệ những tuyên xưng ấy bằng mọi phưong tiện.
Kant yêu sách rằng “sựphê phán cắt cụt hoàn toàn đôi cánh của thuyết giáo điều trong chừng mực liên quan đến những đối tượng siêu-cảm tính” (ĐHTD tr. 143, tr. 246). Thay cho sự tìm tòi “về những sự vật” của các nhà giáo điều, triết học của ông đề nghị một “sự tìm tòi phê phán về các ranh giới của tri thức khả hữu của tôi” (PPTTTT A 758/B 786); sự tìm tòi sẽ cho thấy rằng tri thức của chúng ta bị giới hạn vào những hiện tượng được cấu tạo nên bởi giác tính của con người. Thế nhưng điều này không hoàn toàn là sự rút lui khỏi thuyết giáo điều và thuyết hoài nghi, mà với Kant là một “lối đi tắt”; nó là cần thiết để kết hợp những ưu điểm của cả thuyết giáo điều và thuyết hoài nghi trong phưong pháp phê phán. Theo đó ông phân biệt thuyết giáo điều với “phưong pháp giáo điều” là [phưong pháp] “khẳng định các nguyên tắc một cách hợp quy luật, xác định rõ ràng các khái niệm, bảo đảm sự chặt chẽ của các chứng minh, tránh các bước nhảy liều lĩnh trong khi rút ra các kết luận” (PPTTTT B 36). Phưong pháp sau được Wolff nêu gưong, là cần thiết cho bất cứ sự trình bày khoa học nào, tuy phải được bổ sung thêm bằng sự phê phán của chính lý tính thuần túy, với “những ai vứt bỏ phong cách nghiên cứu của ông, đồng thời vứt bỏ cả phưong pháp phê phán lý tính thuần túy, họ chắc hẳn không có mục đích nào khác hon là muốn vứt bỏ hết các ràng buộc nghiêm ngặt của khoa học, và vì thế biến lao động thành trò vui choi, sự xác tín thành tư kiến và biến triết học thành tư kiến học” (PPTTTT B 37).
Mai Thị Thùy Chang dịch