Công chúng/Công khai (tính) [Đức: Publizität; Anh: public/ publicity]
Xem thêm: Khai minh, Hòa bình, Tiên kiến,
Trong HBVC, từ các phưong diện chất liệu của quyền chính trị và công pháp quốc tế, Kant rút ra “thuộc tính mô thức của tính công khai [Publizität] (HBVC tr. 381, tr. 125), vốn là thuộc tính có thể được diễn đạt, theo “công thức siêu nghiệm” phủ định, như là “Mọi hành động gây tác động đến quyền hạn của người khác là sai nếu châm ngôn của họ không tưong hựp với điều họ công bố” (HBVC tr. 381, tr. 126). Bởi lẽ “hạnh phúc” là “mục tiêu phổ quát của công chúng”, nên những châm ngôn về chính trị hướng đến mục đích này buộc phải hài hòa không chỉ với “công thức siêu nghiệm” phủ định mà còn hài hòa với “công thức siêu nghiệm” khẳng định, đó là: “Châm ngôn nào cũng đòi hỏi tính công khai nếu nó không muốn thất bại trong việc mục đích của mình có thể được hòa giải với luật pháp lẫn với chính trị” (HBVC tr. 386, tr. 130). Trong KMLG, sự “tự do để sứ dụng công khai lý tính của mỗi người trong mọi vấn để’ là tiền đề của sự khai minh, tức ở chỗ nó đặt mọi tiên kiến một cách công khai trước sự thẩm tra của lý tính, dù đó là một tiên kiến bảo thủ đã hình thành từ lâu hay một tiên kiến cách mạng, mới được hình thành. Cái chung của cả hai hình thức tiên kiến là sự khích lệ của tính thụ động thông qua một quyền uy bị cưỡng chiếm. Các “vệ binh”, bị phê phán trong KMLG, có được quyền uy bằng việc chiếm đoạt quyền tư duy thay cho những người khác, dù đó có là tăng lữ, thầy thuốc, những chính khách, sĩ quan quân đội hay những nhà trí thức. Quyền uy của họ không phục tùng sự thẩm tra công khai của lý tính, mà thay vào đó là làm cho năng lực phán đoán của công chúng mất hiệu lực bằng cách làm cho công chúng thụ động và không đủ năng lực sử dụng một cách tự do lý tính của mình.
Sự kết hợp giữa lý tính, sự truyền thông và sự khai minh được khởi đầu trong HBVC và được phát triển trong PPNLPĐ là một sự khích lệ đáng kể cho sự phát triển của lý luận chính trị trong thế kỷ XX. Arendt đã khảo sát những hàm ý của khái niệm của Kant về tính công khai một cách đầy đủ nhất trong Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị (1951) và Thân phận con người (1958), trong khi đó mối quan hệ giữa tính công khai và lý tính truyền thông lại được Habermas (1981) nghiên cứu một cách rộng rãi.
Lê Quang Hồ dịch