Lecture
[VI] ĐỌC
[FR] Lecture
[EN]
[VI] Biết đọc đi đôi với biết viết (chính tả) là điều kiện tiên quyết để học tập mọi việc trong xã hội ngày nay. Dạy tập đọc như thế nào và vấp váp trong quá trình tập đọc (vụng đọc: dyslexie) là hai vấn đề quan trọng vào bậc nhất trong giáo dục. Thông thường trẻ em sau 6 tuổi mới đủ điều kiện sinh lý và tâm lý để đọc: - Tri giác, mắt thấy tai nghe, đủ sức định hướng trong không gian, đặc biệt, phân biệt rõ bên phải, bên trái mới có thể nhận ra các dạng chữ, các âm giống nhau, nhận ra nhịp điệu đơn giản. Ví như phân biệt b và d, n và u, và q, c và o…, âm t, và đ, ph và v… - Có một từ vựng khá để hiểu nội dung những câu, những từ khi đọc. Chưa đủ các điều kiện trên, tập đọc sẽ rất khó khăn, tốn công vô ích, làm khổ cả thầy lẫn trò. Có hai phương pháp tập đọc: - Một bên lấy âm làm gốc, mỗi âm thể hiện bằng một hay vài chữ cái (vần), đọc lên âm ấy kết hợp với nhìn ra các chữ viết hay in, dần dần nắm được các chữ cái và vần kết lại thành từ và câu; gọi đây là phương pháp tổng hợp (synthétique). - Một bên lấy câu và từ có ý nghĩa, gây hứng thú với trẻ, cho học ngay cả câu, trẻ em nhận ra nhờ một trực giác toàn bộ (globale). Tùy hoàn cảnh hay trường hợp mà vận dụng phương pháp này hay phương pháp khác; chữ viết của ta đơn giản hơn của các nước Âu châu, chính tả ít phức tạp nên phương pháp toàn bộ dễ vận dụng hơn. X. Vụng đọc –dyslexie.