Chết (cái) [Đức: Tod; Anh: death]
-> > Hữu hạn, Bất tử, Trừng phạt, Thời gian, Sợ hãi,
Chiếm hữu (sự) [Latinh: possessio; Đức: Besitz; Anh: possession]
Xem thêm: Sở đắc (sự), Khế ước, Hôn nhân, Sở hữu, Quyền,
Trong SHHĐL, sự chiếm hữu được định nghĩa như “điều kiện chủ quan của mọi sự sử dụng có thể có” (tr. 245, tr. 68) và được chia thành sự chiếm hữu “khả giác” và sự chiếm hữu “khả niệm” hay possessio phaenomenon và sự possessio noumenon. Cái trước là sự chiếm hữu bằng cách chiếm lấy một đối tượng bên ngoài trong không gian và thời gian, trong khi cái sau là “sự chiếm hữu hợp pháp” mà không bị hạn chế vào việc chiếm hữu một đối tượng trên phương diện vật lý. Cái sau được biện minh hay được mang lại một sự diễn dịch dựa theo một định đề của lý tính thực hành rằng: “một bổn phận của pháp quyền là hành động hướng đến người khác sao cho cái gì ở bên ngoài (có thể sử dụng) cũng có thể trở thành sở hữu của ai đó” (một châm ngôn phù hợp với mệnh lệnh nhất quyết), vì thế nó chỉ ra rằng khái niệm về sự chiếm hữu bên ngoài tiền giả định sự chiếm hữu khả niệm (SHHĐL tr. 252, tr. 74). Do đó, sự chiếm hữu được xem như một phán đoán tổng hợp tiên nghiệm nối kết sự chiếm hữu một đối tượng trên phương diện vật lý với sự biện minh khả niệm của việc chiếm hữu nó như thế. Hơn nữa, qua việc phân biệt sự chiếm hữu khả giác với sự chiếm hữu khả niệm, Kant có thể giải quyết nghịch lý của sự chiếm hữu. Điều này được tiến hành như sau: chính đề-. có thể có một cái gì đó bên ngoài như là của tôi, mà không chiếm hữu nó; phản đề-, không thể có một cái gì đó mà không có sự chiếm hữu nó. Giải pháp của Kant cho nghịch lý này là ở chỗ trình bày các nghĩa nước đôi mà sự chiếm hữu được sử dụng trong chính đề và phản đề.
Trong SHHĐL, nghiên cứu của Kant về sự chiếm hữu là quan trọng cho việc soi sáng ẩn dụ về sự sở hữu các khái niệm trong PPLTTT. Kant chỉ ra điều này trong SHHĐL khi ông mô tả làm thế nào một trực quan tiên nghiệm được cho là làm cơ sở cho một khái niệm được mang lại, để tạo ra một phán đoán tổng hợp và do đó bổ sung cho sự chiếm hữu khả giác về một đối tượng trong trực quan. Việc sở hữu các khái niệm vừa phải đối mặt với câu hỏi về sự kiện (quid facti - đúng với sự thực) quy chiếu đến sự sở hữu khả giác, vừa với câu hỏi về quyền (quỉ juris - đúng với pháp luật) quy chiếu đến sự sở hữu khả niệm (PPLTTT A 84/ B 116). Sự biện minh cho cái sau đòi hỏi một sự diễn dịch trong cả SHHĐL lẫn PPLTTT để xác lập danh nghĩa hợp pháp của chúng.
Trần Thị Ngân Hà dịch