Thiện/Tốt (cái, sự) [Đức: Gut; Anh: good]
-> > Tốt/Ihiện,
Tốt/Ihiện (cái, sự) [Đức: Gut; Anh: good]
Xem thêm: Dễ chịu, Bổn phận, Ác, Chủ nghĩa hình thức, Ý chí thiện, Thiện-tối cao, Triết học thực hành,
Trong PPNLPĐ §4, Kant định nghĩa cái tốt như “cái gì nhờ vào lý tính làm hài lòng thông qua khái niệm đơn thuần” và phân biệt giữa “tốt vì cái gì đó” và “tốt tự thân”, ông tiếp tục phân biệt giữa cái dễ chịu với cái tốt dựa vào sự hiện diện hoặc khiếm diện của một mục đích: cái dễ chịu chứa đựng mối quan hệ giữa một đối tượng và giác quan; cái tốt chứa đựng mối quan hệ bao hàm trong “một khái niệm về một mục đích... như một đối tượng của ý chí”. Dịp khác, trong LTTH, Kant phát triển những tư tưởng này thành một sự phân biệt nghiêm ngặt giữa cái tốt tuyệt đối và cái tốt tương đối; tức là, giữa “cái gì là tốt-tự thân một cách tuyệt đối, đối lập với cái gì là ác [xấu] tự thân” và cái gì “là tốt một cách tương đối, đối lập với cái gì ít nhiều tốt hơn nó” (LTTH, tr. 278, tr. 67). Ông phân biệt giữa cái tốt tuyệt đối hoặc “sự tuân thủ một quy luật có tính ràng buộc một cách nhất quyết (categorically) của ý chí tự do (chẳng hạn như nghĩa vụ) mà không quy chiếu đến bất kỳ “mục đích” về sau nào hết, tức là “cái tốt tự thân”, với cái tốt tương đối của việc theo đuổi hạnh phúc trong đó “không có quy luật nào ràng buộc một cách tuyệt đối mà luôn tương quan với mục đích được theo đuổi” (LTTH, tr. 278, tr. 67). Cái tốt tuyệt đối không quan tâm đến bất kỳ mục đích đặc thù hoặc thiết thực nào hết và chỉ thuần túy hình thức. Điều này có nghĩa là cái quy định cho cái tốt “không phải là nội dung của ý chí (chẳng hạn như đối tượng cơ bản đặc thù) mà là hình thức thuần túy của tính quy luật phổ quát được hiện thân trong châm ngôn của nó” (LTTH, tr. 27a, tr. 68). Lập trường này đã dẫn đến sự phê phán nghiên cứu của Kant về cái tốt, tức phê phán toàn bộ triết học thực hành của ông là mang tính hình thức chủ nghĩa.
Nguyễn Thị Thu Hà dịch