Dumping
Phá giá
Thực tiễn bán hàng của một công ty với giá bán ra nước ngoài thấp hơn giá bán tại thị trường trong nư ớc. Cơ sở của việc so sánh thường là giá xuất xư ởng tại nước xuất khẩu và giá giao dịch hàng hoá đó tại cửa khẩu của nước nhập khẩu, trừ phí vận tải và các chi phí khác hàng hoá phải chịu sau khi rời khỏi nơi sản xuất. Tuy nhiên, một số ngư ời lại đồng nhất hai khái niệm giá bán ở nước ngoài thấp hơn giá bán trong nước và giá bán thấp hơn chi phí sản xuất với nhau. Điều này là hoàn toàn sai. Các nhà bình luận viên thường chỉ ra rằng khái niệm đơn giản về phá giá dẫn đến vô số các tranh chấp trong thực tế áp dụng. Ngay cả việc so sánh đơn thuần giữa hai khái niệm cũng có khi không thể thực hiện đượcvì cơ chế định giá và kế toán của một công ty rất mập mờ nhưthể không để cho ngư ời ngoài hiểu đượccơ cấu chi phí của công ty. Đôi khi nếu so sánh đượcthì so sánh đó lại không thích hợp vì sản phẩm xuất khẩu hoàn toàn không đượcbán trên thị trường trong nước hoặc chỉ đượcbán với số Lượng nhỏ. Trong mọi trường hợp, một số ít các đề tài chính sách Thương mại khác đượcxem xét bằng cảm tính gang bằng với đượcxem xét bằng phân tích dựa trên lý trí. Chính vì vậy có rất nhiều tài liệu viết về chủ đề phá giá. Phá giá với tưcách là một vấn đề Thương mại tồn tại trong một thời gian dài, như ng phá giá chỉ trở thành vấn đề chính trong chính sách Thương mại sau chiến tranh thế giới thứ nhất và đặc biệt là trong thời kỳ Đại khủng hoảng của những năm 30. Vào thời gian đàm phán dẫn tới Hiến Chương Havana, nhữngnước tham gia đã chia phá giá thành 4 loại (a) phá giá về giá cuối cùng đã đượcquy định trong Điều VI của GATT; (b) phá giá dịch vụ là một sản phẩm có lợi thế về giá do có phá giá cung cấp dịch vụ vận tải biển; (c) phá giá hối đoái dựa trên cơ sở khống chế tỷ giá hối đoái để đạt đượclợi thế cạnh tranh; (d) phá giá xã hội xuất phát từ việc nhập khẩu hàng hoá với giá thấp do tù nhân hay lao động khổ sai sản xuất. Hiện nay chư a có quy định nào điều chỉnh ba loại phá giá sau.Thỉnh thoảng phá giá cũng bị nhầm lẫn với việc nhập khẩu sản phẩm đượchư ởng trợ cấp. Với mục đích là chính sách Thương mại, phá giá đượcgiả thiết là chỉ hành vi của từng công ty khi nhận thấy sẽ thu đượclợi nếu công ty có những thoả thuận phân biệt đối xử về giá và các công ty sử dụng chính nguồn lực của mình để trợ giá. Ngư ợc lại, trợ cấp đượcgiả thiết là đượcChính phủ thanh toán trực tiếp hay gián tiếp cho ngành công nghiệp. Tác động của cả hai hình thức này tới thị trường nhập khẩu có thể là nhưnhau. Robert Willig (1995) đã nghĩ ra một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để phân tích việc phá giá, đặc biệt là cách nhìn nhận hữu ích đối với động cơ tiến hành phá giá. Ông ta chia phá giá thành phá giá không độc quyền và phá giá độc quyền. Phá giá không độc quyền bao gồm phá giá mở rộng thị trường (giá cao ở thị trường trong nước hỗ trợ cho giá thấp ở thị trường xuất khẩu), phá giá có chu kỳ (mục đích là loại bỏ việc sản xuất quá dưthừa dẫn cho đến khi có thay đổi về cầu). Phá giá Thương mại của Nhà nước (thực hiện chủ yếu trong các nền kinh tế mà tỷ giá hối đoái có ý nghĩa nhỏ bé hoặc các tín hiệu về giá cả không quan trọng). Phá giá độc quyền bao gồm phá giá chiến lư ợc (sự thiệt hại gây ra trên thị trường nhập khẩu thông qua một chiến lư ợc tổng thể hoặc các trường hợp chống cạnh tranh chung đang phổ biến ở nước xuất khẩu) và phá giá cư ớp đoạt (xuất khẩu với giá thấp nhằm mục đích đẩy các đối thủ cạnh tranh vào tình trạng phá sản để giành đượcvị trí độc quyền ở nước nhập khẩu). Tất nhiên luật chống phá giá của các nước không tập trung vào các loại phá giá này. Đôi khi một công ty có thể bán ra nước ngoài với giá cao hơn, tình trạng đó gọi là phá giá ngư ợc. Deardorff (1990) đã chỉ ra sự liên kết chặt chẽ giữa phá giá và mức độ cạnh tranh trên thị trường trong nư ớc. Ông ta ghi chú rằng nếu cả thị trường và công ty đều đượcbảo hộ thì hầu nhưchắc chắn các công ty phải bán với giá thấp hơn giá thị trường nội địa nếu họ muốn xuất khẩu hàng hoá. Điều VI của GATT giải quyết vấn đề chống phá giá và thuế đối kháng thực sự không ngăn cấm hành vi phá giá. Điều khoản này đơn thuần nói rằng các thành viên của GATT công nhận rằng phá giá sẽ bị kết án nếu nó gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại vật chất cho một ngành công nghiệp đã thành lập hoặc làm chậm lại việc thành lập một ngành công nghiệp nội địa tại lãnh thổ của thành viên khác. Nếu việc thẩm tra ở nước nhập khẩu chỉ ra rằng việc phá giá đang xảy ra và gây ra thiệt hại về mặt vật chất đối với một ngành công nghiệp thì khi đó Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp chống phá giá. Khái niệm về phá giá đang đượctiếp tục tinh chỉnh để giải quyết một thực tế là mặc dù bề ngoài biểu hiện là không có sự phá giá theo đúng nhưcông thức so sánh giá như ng công ty lại có những hành động khác có thể dẫn đến những hậu quả tương tự. Các loại phá giá đượcphân chia chi tiết hơn gồm (a) phá giá ẩn đượcđịnh nghĩa trong bản phụ lục của Điều VI của GATT là nhà nhập khẩu bán hàng với giá thấp hơn giá ghi trên hoá đơn của nhà xuất khẩu có mối liên kết với nhà nhập khẩu và giá cũng thấp hơn giá ở nước xuất khẩu, loại phá giá này là phá giá thông qua chuyển dịch giá; (b) phá giá gián tiếp là việc nhâp khẩu thông qua thông qua một nước thứ ba tại đó sản phẩm đó không bị coi là phá giá; và (d) phá giá thứ cấp là việc xuất khẩu sản phẩm có chứa đựng các bộ phận đượcnhập khẩu với giá thường đượcxem phá giá. K. W. Dam (1970) thu hút sự chú ý vào sự mâu thuẫn rõ rệt trong khái niệm về phá giá. Ông ta nói rằng theo quy luật thì các công ty nội địa chịu thiệt hại khi giá nhập khẩu là tương đương hay thấp hơn giá các sản phẩm của họ. Tuy thế, ông ta nói, thiệt hại khi có phá giá cũng không lớn hơn khi giá nhập khẩu chỉ đơn thuần phản ánh lợi thế so sánh của nhà sản xuất. Gabrielle Marceau (1994) đã đưa ra một tổng kết khá hay khi bà ta nói rằng phá giá xuất phát từ sự khác biệt giữa chính sách pháp lý và kinh tế quốc dân giữa hai thị trường quốc gia. Bà còn bổ sung thêm rằng những khác biệt quốc gia là điều bình thường và hợp lý trừ phi các nước có thoả thuận về tiêu chuẩn quốc tế. Xem thêm de minimis dumping margin, hidden dumping, indirect dumping và secondary dumping.