Thân thuộc/tương đồng (sự, tính) [Đức: Affinität, Verwandtschaft; Anh: Affinity]
Xem thêm: Thông giác, Liên tưởng (sự), Diễn dịch (sự), Dị tính, Trí tưởng tượng, Tổng hợp (sự), Thống nhất (sự),
Sự thân thuộc là một khái niệm bí hiểm được Kant sử dụng trong những ngữ cảnh khác nhau để liên kết những yếu tố dị tính. Trong PPLTTT, nó dùng để gắn cảm năng với giác tính cũng như gắn giác tính với lý tính. Nó là trung tâm của “sự diễn dịch thứ nhất” khi nó tạo thành “cổ sở khách quan của mọi sự liên tưởng những hiện tượng”. Không chỉ “sự liên tưởng những hiện tượng” như là “dữ liệu của các giác quan” mà cả “sự tái tạo theo các quy luật” và thậm chí cả “bản thân kinh nghiệm” đều được rút ra từ nó (PPLTTT A 123). Trong phần “Phụ lục cho Biện chứng pháp Siêu nghiệm” nó xuất hiện như một ý niệm điều hành hay quy luật điều hành được lý tính ấn định cho giác tính. Ở đây sự thân thuộc kết hợp các quy luật của “sự đồng tính về loài” và “sự dị tính về giống” khi quy định sự liên tục giữa loài và giống (PPLTTT A 658 -9/ B 686 -7).
Trong “diễn dịch thứ nhất”, sự thân thuộc không chỉ gắn cảm năng và giác tính mà còn tỏ ra có được những tính chất khách quan lẫn chủ quan. Nó là “cổ sở siêu nghiệm của sự thống nhất”, vốn là cái đảm bảo tính hiệu lực khách quan của các liên tưởng giữa những hiện tượng như nguyên nhân và kết quả chẳng hạn. Nhưng trong khi sự thân thuộc xác lập “khả thể của sự liên tưởng cái đa tạp, trong chừng mực Cổ sở ấy nằm trong đối tượng” (PPLTTT A 113) thì bản thân nó “không thể tìm thấy Cổ sở ở đâu khác hon là ở trong nguyên tắc về sự thống nhất của thông giác” (A 122) và “chỉ có thể có được” nhờ vào “chức năng siêu nghiệm của trí tưởng tượng”. Cái sau là công việc của “trí tưởng tượng tác tạo” đảm bảo sự “thống nhất tất yếu trong việc tổng hợp cái đa tạp trong hiện tượng” (A 123). Với sự thân thuộc, tính thống nhất của cái đa tạp được tạo ra bởi “trí tưởng tượng tác tạo” được xử lý như thể tính thống nhất nằm trong đối tượng.
Luận cứ của Kant trong “diễn dịch thứ nhất” được làm sáng tỏ bởi một vài nhận xét ngẫu nhiên trong NLH (§3lc), chúng cho thấy ông đã sử dụng hai nghĩa của sự thân thuộc [tưong đồng]: nghĩa phả hệ và nghĩa tác tạo. Với nghĩa thứ nhất, Kant định nghĩa sự thân thuộc là “sự hợp nhất được xác lập bởi sự dẫn xuất của cái đa tạp từ một Cổ sở duy nhất”; với nghĩa thứ hai - dựa vào một sự tư ổng đồng hóa học - ông định nghĩa nó là một sự tưong tác “nối kết hai yếu tố khác nhau, nhưng tác động lẫn nhau một cách mật thiết, qua đó sự nối kết tạo ra một thực thể thứ ba có những đặc tính mà chỉ có thể được mang lại từ sự hợp nhất của hai yếu tố dị tính” (§31 c). Trong một cước chú có tính gợi mở, phạm vi của tính tư ổng đồng được mở rộng ra từ sự tổng hợp hóa học đến sự tái sản xuất tính giao, đối với cả tự nhiên vô Cổ lẫn tự nhiên hữu Cổ, cho cả thể xác lẫn linh hồn, là được “dựa trên việc phân ly và hợp nhất cái không tưong đồng”.
Đối với sự diễn dịch, sự thân thuộc có thể hiểu theo nghĩa phả hệ như “cổ sở siêu nghiệm” cho sự liên tưởng những hiện tượng, và theo nghĩa tác tạo như là công việc của trí tưởng tượng trong việc tạo nên kinh nghiệm từ những chất liệu dị loại/dị tính của cảm năng và giác tính. Cách đọc này được xác nhận một cách rõ ràng bằng nhận xét trong NLH rằng “bất chấp sự không tương đồng, cảm năng và giác tính tự chúng tạo ra một sự thống nhất chặt chẽ mang lại nhận thức cho ta, như thể cái này do cái kia sinh ra hay như thể cả hai có cùng một nguồn gốc” (§31c). Kant thừa nhận rằng sự hợp nhất của tính thân thuộc phả hệ và tính thân thuộc tác tạo là khó phân tích, một luận điểm vang vọng suốt cả PPLTTT. Những sự thừa nhận này đã được sử dụng trong thế kỷ XX nhằm ủng hộ những lối đọc “chống - nền tảng luận” về Kant, đó là lối đọc nhấn mạnh công việc đang tiến hành của trí tưởng tượng tác tạo chống lại những quan niệm tĩnh tại về việc có “những cơ sở siêu nghiệm” được ấn định cứng nhắc giữ vai trò là những cơ sở cho sự nhận thức và hành động (Deleuze and Guattari, 1984, Heidegger, 1929).
Cù Ngọc Phương dịch