TỰ ĐIỂN TỔNG HỢP
  • Tra từ
  • Các Từ điển khác
    Từ điển Hán Việt Trích Dấn Từ điển Hán Việt Thiều Chửu
    Từ điển Chữ Nôm Trích Dấn
    Đại Nam Quấc Âm Tự Vị Từ điển Hội Khai Trí Tiến Đức
    Phật Quang Đại Từ điển
  • Hướng dẫn
    Hướng dẫn
    Về Từ điển tổng hợp
  • Tài khoản
    Đăng nhập Đăng xuất Đăng ký
  • Quản lý
    Cấu hình tự điển Bảng thuật ngữ Nhập bảng thuật ngữ Xuất bảng thuật ngữ
ANY>>ANY

Việt

ewigkeit

vĩnh viễn

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

vĩnh củu

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

vô tận

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

tính vĩnh viễn

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

tính vĩnh cửu

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

tính vô tận

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

sự vĩnh hằng

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

cõi vĩnh hằng

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

thời gian rất dài

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

thời gian vô tận

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

thời gian

 
Từ điển triết học HEGEL

không gian và vĩnh hằng

 
Từ điển triết học HEGEL

Anh

ewigkeit

time

 
Từ điển triết học HEGEL

space and eternity

 
Từ điển triết học HEGEL

Đức

ewigkeit

Ewigkeit

 
Metzler Lexikon Philosophie
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương
Từ điển triết học HEGEL

zeit

 
Từ điển triết học HEGEL

raum

 
Từ điển triết học HEGEL
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

(geh. ver hüll.) in die Ewigkeit eingehen/abberufen werden

từ trần, qua đời.

die Minuten dehnten sich zu Ewigkeiten

những giây phút này dài như vô tận.

Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

in die Ewigkeit éingehen

an giấc ngàr thu; in

alle Ewigkeit

mãi mãi; von -

in Ewigkeit nicht

không bao giờ cả; ưon ~

Từ điển triết học HEGEL

Thời gian, Không gian và Vĩnh hằng (sự) [Đức: Zeit, Raum, Ewigkeit; Anh: time, space and eternity]

Các quan niệm của Hegel về không gian, thời gian, vĩnh hằng hàm ổn người Hy Lạp cổ đại nhiều không kém gì các triết gia cận đại. Trong Đối thoại Timaeus, Plato xem không gian (chora) là một “vật chứa” trong đó genesis (“sự biến dịch”) của các sự vật vật chất diễn ra (đối lập với các HÌNH THỨC/MÔ THỨC hay các Ý NIỆM là nguyên mẫu của chúng). Trong Vật lý học, Aristoteles tập trung vào vị trí (topos) được chiếm bởi một vật thể: nó không đồng nhất với vật thể, vì vật thể có thể thay đổi vị trí của nó; nó là GIỚI HẠN bất động trực tiếp của vật thể được chứa đựng”. Trong Cộng hòa, Plato nói về “hành trình linh hồn đi lên vị trí khả niệm [noeton topon] ”. Trong thuyết Plato sau này, vị trí này trở thành “vị trí của các mô thức”, và đôi khi được đặt ngang hàng với tinh thần của Thượng Đế. Giống như “không gian lô-gíc” của Wittgenstein, nó là sự tương tự về không gian của “cái vĩnh hằng”.

Sự phân biệt giữa thời gian (chronos) và sự vĩnh hằng (airon) là mặc nhiên nơi Parmenides, người đã phủ nhận sự “biến dịch”, và vì thế, phủ nhận quá khứ và tương lai, bằng cách cho rằng mọi vật là đồng thời trong cái hiện tại. Trong Timaeus của Plato, và trong thuyết Plato-mới nói chung, thời gian là một “hình ảnh chuyển động [eikon] của cái vĩnh hằng”. Cái vĩnh hằng là đặc trưng của các mô thức; nó là phi thời gian, và loại trừ sự sử dụng các động từ ở thì quá khứ và thì tương lai. Thời gian được đồng nhất hóa với sự xoay vòng theo định kỳ của khối thiên cầu, được khởi động bởi đấng hóa công thần thánh (Demiurge). Đối thoại Parmenides của Plato nêu ra những câu đố về thời gian, ví dụ, vị thế của “cái bây giờ” (to nun), cái khoảnh khắc hay cái hiện tại dồn vào một điểm. Quyển đối thoại này ảnh hưởng đến cách giải quyết của Hegel về thời gian, cũng như cách giải quyết của Aristoteles.

Quyển Vật lý học của Aristoteles nghi ngờ thực tại của thời gian, vì hiện tại thì mỏng manh quá đỗi, còn quá khứ và tương lai thì không hiện hữu lúc này. Ông bác bỏ việc đồng nhất hóa thời gian với vận động, nhưng gắn nó một cách mật thiết với vận động, nhất là với vận động đều, vận động vòng tròn: thời gian là “con số biến đổi giữa thời điểm trước và thời điểm sau”. Vì không thừa nhận các mô thức siêu việt [của Plato], Aristoteles bỏ qua sự phân biệt giữa thời gian và sự vĩnh hằng: aion, ngay cả khi được áp dụng cho Thượng Đế, là độ dài thời gian vô tận, chứ không phải là cái vĩnh hằng phi thời gian. Nhưng sự phân biệt này còn tồn tại đến thời hiện đại, qua tư tưởng của phái Plato-mới và tư tưởng thời trung đại.

Vào thời Hegel, không gian (Raum) và thời gian (Zeit) thường được xem xét cùng nhau. Có bốn quan niệm được phổ biến rộng rãi về thời gian và không gian:

(1) Không gian và thời gian mỗi thứ là một sự vật, trong đó các sự vật khác được chứa đựng. Quan niệm này gắn với Newton.

(2) Không gian và thời gian là những thuộc tính của sự vật, một quan niệm gần với quan niệm của Aristoteles.

(3) Không gian và thời gian là các QUAN HỆ giữa các sự vật, một quan niệm do Leibniz khai mào.

(4) Không gian và thời gian là “những mô thức của cảm năng của chúng ta” và vì thế là “Ý THỂ siêu nghiệm”; ta áp đặt chúng lên các TRựC QUAN của ta. Chỉ có các hiện tượng, chứ không phải các vật-tự-thân, tồn tại trong không gian và thời gian. Đây là quan niệm của Kant.

Kant cho rằng quan niệm của ông giải quyết được các vấn đề (“các nghịch lý”): thế giới là HỮU HẠN hoặc VÔ HẠN trong không gian và thời gian: nếu không gian và thời gian chỉ mang tính ý thể (ideal), câu trả lời là “không hữu hạn cũng không vô hạn”. Quan niệm rằng thực tại là vĩnh hằng (ewig) một cách phi thời gian, và rằng thời gian là một mô thức mà ta áp đặt lên nó bị thách thức bởi Schelling trong Die Weltalter/ Các thời đại của thế giới, được viết vào năm 1811, nhưng sau khi ông mất mới được xuất bản. Theo Schelling, thời gian không phải là một môi trường thuần nhất, mà là cố hữu, và được phân thù trong các sự vật và sự kiện trong nó: “mọi thứ đều có thời gian của nó... thời gian không phải là một nguyên tắc ngoại tại, hoang dã và vô cơ, mà là một nguyên tắc nội tại trong cái lớn và trong cái nhỏ, luôn mang tính toàn bộ và hữu cơ”. (Chúng ta có thể quảng diễn như thế này: nhờ nguyên tắc về HẠN ĐỘ, bản tính hay CHÂT của một sự vật xác định không chỉ kích thước của nó, mà còn xác định nó kéo dài bao lâu và thời khoảng của các pha khác nhau của nó). Sự vĩnh hằng thực sự (Ewigkeit), theo ông, không phải là “sự vĩnh hằng loại trừ toàn bộ thời gian, mà là sự vĩnh hằng chứa bản thân thời gian (thời gian vĩnh hằng) phục tùng chính nó. Sự vĩnh hằng thực sự là việc vượt qua của thời gian”. Trong giai đoạn này, Schelling giữ một quan niệm phản-Newton và phản-Kant về không gian.

Hegel xem không gian và thời gian là mối quan tâm của triết học Tự NHIÊN, chứ không phải của Lô-gíc học, và ông bàn luận chúng trong các bài giảng ở Jena về triết học tự nhiên và nhất là trong BKTII (§§254- 61). Nghiên cứu của ông về không gian và thời gian hoàn toàn khác với nghiên cứu của Kant, được ông phê phán trong LSTH. Khác với Kant, ông xem không gian và thời gian không phải là các mô thức của cảm năng, phân biệt với các phạm trù của GIÁC TÍNH, mà là những biểu hiện cơ bản nhất của KHÁI NIỆM trong tự nhiên. Vì thế, ông cố tìm ra nguồn gốc khái niệm của không gian và thời gian và những đặc điểm chính của chúng, ví dụ: ba chiều của không gian và thời gian (quá khứ, hiện tại và tương lai). Nhưng khác với cách làm của Kant, việc truy tìm nguồn gốc tiên nghiệm của ông không bó hẹp vào không gian và thời gian: ông tiếp tục truy nguyên về mặt khái niệm vị trí (Ort) của vật thể, bản thân các vật thể, và vận động. Vì ông cho rằng không gian và thời gian bao hàm lẫn nhau, nên đôi khi ông được người ta cho là người đã tiên đoán cho học thuyết của H. G. Well và Minkowski rằng thời gian là chiều thứ tư. Nhưng quan niệm của Hegel phụ thuộc nhiều hơn vào các sự kiện quen thuộc như sự đo lường thời gian, và tri giác của ta về sự trôi qua của thời gian, đòi hỏi phải có sự vận động trong không gian, nhất là của các thiên thể.

Trong Sein und Zeit/Tồn tại và Thời gian (1927), Heidegger cho rằng Hegel đã tái tạo trong các yếu tố căn bản quan niệm của Aristoteles về thời gian, và đã xem thời gian là một thể liên tục thuần nhất được cấu tạo bởi dòng chảy của “cái bây giờ” (das Jetzt), đặt tiêu điểm vào thời gian của các khoa học tự nhiên và bỏ qua thời gian của kinh nghiệm con người. Kojève và Koyré cho rằng khi Hegel nói rằng thời gian là “bản thân khái niệm đang hiện hữu (daseiende) (HTHTT, Lời Tựa, V.V.), ông nối kết “khái niệm” với chủ thể người và dự đoán quan niệm của Heidegger rằng thời gian trước hết là thời gian của sự quyết định và HÀNH ĐỘNG và rằng tương lai, vì thế, là đi trước quá khứ và hiện tại. Nhưng điều mà Hegel thực sự muốn nói là thế này: nhờ cấu trúc khái niệm của chúng (tức khái niệm) và những MÂU THUÂN bao hàm trong nó, các thực thể hữu hạn PHÁT TRIỂN, biến đổi, mất đi và sinh ra các thực thể khác. Những biến đổi như thế tất yếu phải có thời gian, và nếu không có chúng thì sẽ không có thời gian. Vì thế, thời gian là “khái niệm đang hiện hữu” (cf. BKTII, §258A). Quan niệm này gần với quan niệm của Schelling.

Thời gian, do đó, là nội tại trong các sự vật hữu hạn, chứ không phải là một mô thức được áp đặt cho chúng. Nhưng Hegel cũng xem sự vĩnh hằng phi-thời gian là cái đi trước thời gian. Bản thân khái niệm và TINH THẨN vươn lên khái niệm là vĩnh hằng, chứ không mang tính thời gian (BKTII, §258 và A.). Đây là lý do tại sao (giống như Fichte và Kant trong Sự cáo chung của mọi vật, nhưng khác với Schelling) Hegel không thể gán sự BẤT TỬ đích thực cho tinh thần.

BKT II chủ yếu xem xét khái niệm về thời gian trong các khoa học tự nhiên, nhưng BKT III lại chứa nhiều nhận xét về tâm lý học về tri giác-thời gian (§448 và A chẳng hạn). Trong LSTH, V.V., Hegel sử dụng ý niệm về thời gian lịch sử (và, trong MH, về thời gian của một bản nhạc chẳng hạn) không thuần nhất, mà được phân thù thành những pha hay giai đoạn: lịch sử thế giới là “sự phô bày (Auslegung) của tinh thần trong thời gian”. Nhưng ông không gán cho tương lai tính ưu tiên nào. Triết học thực chất là hồi cố, giới hạn vào việc hiểu quá khứ và hiện tại. Chúng ta không thể nhìn thấy trước hay quy định trước cho tương lai, và vì thế nên hòa giải bản thân mình với hiện tại (Gegenwart). Ông đồng ý với Epicurus rằng tương lai không phải là mối quan tâm của chúng ta. Học thuyết này bị Kierkegaard bác bỏ vì cho rằng trong khi đời sống được “hiểu ngược về sau” thì nó phải “được sống hướng về trước”. Nhưng nó lại dính dáng với quan niệm của Hegel rằng hành động không phải là sự lựa chọn giữa những cái thay thế khả hữu tương đương, mà tuân theo những chuẩn mực của ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC.

Trong “Ousia và Gramme’, nghiên cứu của Heidegger về Aristoteles bị Derrida phê phán, vì cho rằng cả quan niệm của Aristoteles về thời gian lẫn ảnh hưởng sau này của nó là phức tạp và đa diện hơn Heidegger nghĩ. Điều này cũng đúng đối với quan niệm của Hegel về thời gian.

Đinh Hồng Phúc dịch

Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

Ewigkeit /die; -, -en/

(o Pl ) tính vĩnh viễn; tính vĩnh cửu; tính vô tận (ewige Dauer, Unvergänglichkeit);

Ewigkeit /die; -, -en/

(o PI ) (Rel ) sự vĩnh hằng; cõi vĩnh hằng;

(geh. ver hüll.) in die Ewigkeit eingehen/abberufen werden : từ trần, qua đời.

Ewigkeit /die; -, -en/

(ugs ) thời gian rất dài; thời gian vô tận;

die Minuten dehnten sich zu Ewigkeiten : những giây phút này dài như vô tận.

Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

Ewigkeit /f =, -en/

sự, tính] vĩnh viễn, vĩnh củu, vô tận; in die Ewigkeit éingehen an giấc ngàr thu; in alle Ewigkeit mãi mãi; von - zu đến cùng in Ewigkeit nicht không bao giờ cả; ưon Ewigkeit her tà muôn đôi.

Metzler Lexikon Philosophie

Ewigkeit

kann in einem dreifachen Sinn verstanden werden: (1) als unendliche Zeitdauer. Hierher gehört die Frage nach der E. der Welt. Dabei zeigen sich als Alternativen: (a) Der Kosmos hat keinen Anfang und kein Ende in der Zeit. Vergehen und Entstehen gibt es nur für die bestimmten Einzeldinge, nicht für den Kosmos als Ganzen. (b) Der Kosmos ist zu einem bestimmten Zeitpunkt entstanden. Unter der Voraussetzung jedoch, dass aus Nichts nichts entsteht, wird zumindest ein ewiger Urstoff angenommen. So lässt Platon im Timaios die Welt von einem Demiurgen erschaffen, der sich aber der ewigen Materie und der ewigen Formen (Ideen) bedient. (c) Der ewige Gott schafft die Welt aus dem Nichts. – Kant hat in der KrV die beiden Behauptungen eines Weltanfangs und der

E. der Welt als Antinomien betrachtet und das Problem als »transzendentalen Schein« aufgezeigt. (2) E. wird verstanden als Zeitlosigkeit. Dies impliziert, dass Bestimmungen wie Dauer, Veränderlichkeit, Anfang und Ende keine Anwendung finden. Zeitlos können gedacht werden Gott, das Sein, die Ideen, der Geist. (3) als Fülle des Seins. Das Ewige ist dasjenige, in dem alles, was sein kann, zugleich ist, in dem also nichts Neues entsteht und nichts vergeht.

FPB