Hợp quần (tính) [Đức: Geselligkeit; Anh: sociability]
Xem thêm: Hiến pháp, Đào luyện văn hóa (sự), Nhân văn (tính), Công bằng, Nhân cách, Nhà nước,
Xuyên suốt các tác phẩm của mình, Kant mô tả con người như là có tính hợp quần một cách tự nhiên, và trong PPNLPĐ, ông mô tả tính hợp quân “như là một đặc tính bản chất thiết yếu đối với con người như một sinh vật hướng đến xã hội, do đó, như là đặc tính thuộc về tính nhân văn” (§41). Tuy nhiên, trong LSPQ, ông xem động lực này như là được kìm chế bởi một “sự kháng cự liên tục thường xuyên có nguy Cổ làm xã hội này đổ vỡ” (tr. 20, tr. 24). Điều này dẫn đến sự mô tả nổi tiếng về “tính hợp quẩn mà không hợp quẩn” (tr. 20, tr. 44) của con người, “thiên hướng sống trong xã hội” của họ và xu hướng “sống như là một cá thể” với “đặc tính phi xã hội của việc muốn hướng mọi việc theo ý tưởng riêng của họ” (tr. 21, tr. 44). Sự căng bức này đã được quy định bởi tự nhiên để tạo ra sự phát triển những năng lực bẩm sinh. Tuy nhiên, nó đã đặt ra nhiều vấn đề cho trật tự xã hội vốn đòi hỏi con người phải xác lập “một xã hội mà sự tự do trong khuôn khổ các quy luật bên ngoài ắt sẽ được nối kết càng nhiều càng tốt với sức mạnh không thể kháng cự, nói cách khác là xác lập một hiến pháp dân sự công chính hoàn hảo” (LSPQ tr. 22, tr. 45-6, xem thêm PPLTTT B 373, PPNLPĐ §83). Kant xem điều này là vấn đề khó khăn nhất và là vấn đề sau cùng phải được loài người giải quyết, nhưng lại thấy những khởi đầu của một giải pháp trong một hiến pháp cộng hòa và trong mối quan hệ đối ngoại với các nhà nước khác theo pháp luật.
Thân Thanh dịch