Duy tâm (thuyết/chủ nghĩa) [Đức: Idealismus; Anh: idealism]
Nói chung, thuyết duy tâm (Idealismus) là một học thuyết cho rằng các Ý NIỆM (Anh: ideas) hay Ỷ THỂ (Anh: ideal) là có trước các VẬT hay cái THựC TỒN về phương diện bản thể học và/hoặc nhận thức luận. Nhưng, bên cạnh những điều khác, thuyết duy tâm là khác nhau tùy theo nghĩa được gán cho các chữ “ý niệm” và “ý thê”, và loại hình của “tính có trước” hay “tính thứ nhất” (priority) được quy cho chúng.
Thuyết duy tâm của Plato khẳng định tính thứ nhất của những nguyên mẫu mang tính ý niệm độc lập với tinh thần cá nhân, nhưng ở thời hiện đại, với sự đánh đồng ý niệm với BIỂU TƯỢNG của tâm trí, “thuyết duy tâm” đi đến chỗ biểu thị niềm tin rằng các đối tượng xét như là đối tượng hay các đối tượng như chúng ta (có thể) biết về chúng, đơn giản chỉ là các ý niệm của tôi (hay của chúng ta), là những sự cấu tạo, hay những sự phóng chiếu các ý niệm của tôi (hay của chúng ta). Loại hình thuyết duy tâm đã phủ bóng lên thời đại của Hegel là thuyết duy tâm “phê phán” hay “siêu nghiệm” của Kant: có những vật tự thân độc lập với tâm trí, nhưng ta chỉ có thể biết về các HIỆN TƯỢNG [xuất hiện ra] của chúng mà thôi, tức là những biểu tượng (Vorstellung của giác tính chứ không phải Ideen của lý tính) là sản phẩm chung của các tác động của hiện tượng lên các giác quan của ta (các tri giác), và các mô thức của GIÁC TÍNH của ta (các phạm trù) và các mô thức trực quan thuần túy của cảm năng của ta (không gian và THỜI GIAN). Thuyết duy tâm của Kant bao hàm thuyết nhị nguyên hay sự ĐỐI LẬP giữa các hiện tượng và vật-tự thân và giữa các khái niệm và chất liệu cảm tính, điều mà những người kế tục ông đã ra sức loại bỏ. Theo cách đó, Fichte xem thế giới hiện tượng bên ngoài, xét như một toàn bộ, là sản phẩm của cái TÔI TUYỆT ĐỐI. Fichte đối lập thuyết duy tâm với “thuyết giáo điều” hay thuyết duy thực, nhất là của Spinoza. Nhưng Schelling (cũng như Hegel) xem thuyết duy tâm, về bản chất, bao hàm cả thuyết duy thực: thế giới bên ngoài và thế giới TINH THẨN là hai mặt của cùng một đồng tiền, là những thể hiện bổ sung cho nhau của một cái tuyệt đối duy nhất, trung tính. (Đối với Hegel, “giáo điều” có nghĩa là “phiến diện”, khiến cho thuyết duy tâm, cũng như thuyết duy thực, đều có thể là giáo điều).
Thuyết duy tâm của Fichte (và mặc nhiên là của Kant) có ba phương diện: (1) về mặt bản thể học hay siêu hình học: cái Tôi tạo ra thế giới này; (2) về mặt nhận thức luận: cái TÔI, không giống như các đối tượng bên ngoài, là có thể nhận biết được một cách trực tiếp và chắc chắn, và chúng ta có thể rút ra các đặc điểm chính của thể giới từ cái Tôi; (3) về mặt thực hành: thuyết duy tâm không chỉ mang lại Ý CHÍ Tự DO theo một cách thức mà thuyết duy thực không thể làm được, nó còn đề ra một diễn trình hành động: cái Tôi HỮU HẠN mắc kẹt vào thế giới này phải cố gắng thanh tẩy chính mình và quay trở lại cái TÔI VÔ HẠN. Theo đó thuyết duy tâm này có các lý tưởng luân lý, cũng như các ý niệm. Hegel luôn chỉ trích thuyết duy tâm này: chẳng hạn, Hegel xem Kant là một nhà duy tâm CHỦ QUAN, và bác bỏ khẳng quyết của Kant rằng chúng ta chỉ có thể có tri thức về các hiện tượng đơn thuần; Hegel bác bỏ vật-tự thân, điều ông đã nhận ra trong cái không-Tôi của Fichte, cũng như trong Kant; và Hegel bác bỏ bất kỳ lý tưởng nào mà chúng ta PHẢI đạt được. Nhưng thuyết duy tâm của Hegel cũng bao hàm ba phương diện: bản thể học, nhận thức luận và thực hành.
Hegel không phải là một nhà duy tâm chủ quan: ông không tin rằng các đối tượng xét như đối tượng, hay như chúng ta biết, chính là hay được mang lại bởi các biểu tượng cảm tính của tôi hay chúng ta. Một học thuyết như vậy không thể đánh giá đúng sự phụ thuộc của tinh thần hữu hạn vào tự nhiên. Nhưng trên hết, nó là một học thuyết trống rỗng: nó nói cho chúng ta về cương vị bản thể học của các đối tượng và các ý niệm, nhưng không nói cho ta điều gì về nội dung của chúng cả. Ngược lại, ông là một nhà duy tâm tuyệt đối. Điều này có vài đặc điểm:
1. Theo nghĩa tối thiểu, thuyết duy tâm là học thuyết cho rằng các thực thể hữu hạn là có tính ý niệm hay Ý THỂ (ideeĩ): sự hiện hữu của chúng không chỉ phụ thuộc vào chính bản thân chúng mà còn phụ thuộc vào thực thể tự tồn ở mức độ rộng hơn nào đó đặt nền tảng hay bao hàm chúng. Ở giai đoạn này, cái mà chúng phụ thuộc không nhất thiết là một TÂM TRÍ [hữu hạn] hay tinh thần [nói chung]. Nó có thể, chẳng hạn, là VẬT CHÂT, khiến cho theo nghĩa này, ngay một nhà duy vật cũng là một nhà duy tâm. Mặc dù, xét như thế, bất kỳ thực thể hữu hạn nào cũng có tính ý thể; một thực thể hữu hạn nào đó lại càng đặc biệt có tính ý thể, vì chúng thuộc về những cái toàn bộ tự phát triển bên trong thế giới: chẳng hạn, các bộ phận của một SINH THỂ HỮU cơ hay các công dân của một NHÀ NƯỚC là có tính ý thể trong quan hệ với cái TOÀN BỘ mà chúng thuộc về. Những cái toàn bộ hữu Cổ, hữu hạn bên trong thế giới cung cấp cho Hegel một mô hình bộ phận cho thế giới xét như một toàn bộ. Trong chừng mực thuyết duy tâm không nhất thiết quy chiếu đến tâm trí hay tinh thần, và thuyết duy tâm vẫn có thể là đúng thật, ngay cả khi thế giới không chứa đựng tâm trí [hữu hạn của con người] nào cả:
2. Các nhà duy vật xem vật chất là chất liệu độc lập với tinh thần, nhưng, theo Hegel, điều này không phải như vậy: vì vật chất là bất định, PHỔ BIỂN và chỉ riêng tư tưởng mới tiếp cận được, chứ TRI GIÁC thì không tiếp cận được, nên vật chất cũng là một TƯ TƯỞNG và không đon giản là một cái gì đó tưong ứng với tư tưởng. Điều này không có nghĩa rằng vật chất chỉ được tôi (hay chúng ta) nhận ra qua thế giới khả giác này, mà có nghĩa là nó thuộc về một hệ thống các tư tưởng phi nhân cách tạo nên cái lõi của cả tinh thần cá nhân lẫn của tự nhiên. Lúc này, thuyết duy tâm quy chiếu đến tinh thần, nhưng nó cho rằng thế giới này là giống với tinh thần (mind-like), hon là phụ thuộc vào tinh thần (mind- dependent).
3. Tự nhiên là “giống với tinh thần” sẽ trở nên rõ ràng hon khi ta thấy rằng nó không thể được khái niệm hóa một cách thỏa đáng bởi bất kỳ điều gì quá Sổ khai như vật chất. Vật chất xét như vật chất không thể giải thích sự sinh sôi nảy nở của chính nó thành một thế giới của những thực thể hữu hạn: nó tiền giả định một tác nhân khiến nó hành động như vậy. Bằng những luận cứ như thế, Hegel đi đến kết luận rằng thế giới chỉ có thể được khái niệm hóa một cách thỏa đáng bởi ý niệm tuyệt đối. Điều này du nhập nhiều yếu tố tinh thần vào trong thuyết duy tâm:
(a) Khác với, chẳng hạn, vật chất, ý niệm tuyệt đối cung cấp một sự khái niệm hóa thích đáng của tinh thần, cũng như tự nhiên.
(b) Tinh thần không chỉ mang lại những tư tưởng có tính khách quan như các tư tưởng về vật chất, mà còn bao hàm cả các tư tưởng thường chỉ được liên hệ với tư duy của ta, chứ không liên hệ với thế giới bên ngoài, chẳng hạn như KHÁI NIỆM và các hình thức của PHÁN ĐOÁN và các hình thức của SUY LUẬN.
(c) Ở cấp độ này, các tư tưởng được xem là các tư tưởng một cách minh nhiên, chứ không được xem là các thực thể khách quan, như nhà duy vật xem đó là vật chất. Cho nên tự nhiên được xem là giống với tinh thần và thấm đẫm tư tưởng ở một cấp độ cao hon cấp độ 2.
4. Tự nhiên không chỉ giống với tinh thần; nó cũng được ngự trị hay VƯỢT BỎ bởi tinh thần (cá nhân). Vì tự nhiên phát triển thành tinh thần con người, thông qua các cấp độ ý thể hóa tự nhiên bằng các hoạt động nhận thức và thực hành. Tự nhiên, không phụ thuộc vào hoạt động của con người, là có tính ý thể một cách tự mình: tinh thần cá nhân hay tinh thần [nói chung] làm cho nó mang tính ý thể một cách CHO MÌNH. Tiến trình lịch sử trong đó loài người cùng làm điều này một cách tập thể, và, đồng thời, lúc nào đó đạt tới các giai đoạn cao hon của Tự-Ý THỨC, bản thân nó là giống tinh thần và, ở một cấp độ cao hon tự nhiên, là hiện thân của LÝ TÍNH. Cuối cùng con người trở nên có ý thức về hệ thống các tư tưởng mà ta đã bắt đầu, đó là ý niệm lô-gíc.
5. Tinh thần cá nhân hay tinh thần không chỉ là giai đoạn thống trị của diễn trình thế giới; diễn trình này với tư cách là một cái toàn bộ là, hay tương tự với, một tinh thần cá nhân, với tinh thần tuyệt đối. Ba giai đoạn chính của diễn trình thế giới - ý niệm lô-gíc, tự nhiên và tinh thần cá nhân - tương ứng với ba giai đoạn của tinh thần hữu hạn: cái Tôi hay tôi, đối tượng của Ý THỨC của tôi, và sự quay trở về với tự-ý thức từ đối tượng. Vì tiến trình thế giới, khác với tinh thần hữu hạn, hoàn toàn tự túc-tự mãn và không cần đến đầu vào từ bên ngoài, cho nên có một nghĩa trong đó tự nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào tinh thần, và không đơn giản là giống, hay bị ngự trị bởi tinh thần - mặc dù tinh thần mà nó phụ thuộc không phải là tinh thần cá biệt, hữu hạn.
Thuyết duy tâm của Hegel, giống như lòng tin của ông vào Thượng Đế, là hàm hồ: chẳng hạn, khẳng định số 5 có thể được diễn giải như một học thuyết duy linh triệt để hay như một học thuyết tương đối khiêm tốn về cấu trúc mang tinh khái niệm của thế giới và về sự phát triển mang tính lịch sử của nhân loại. (Cầu nối giữa hai cách diễn giải này có thể là: theo quan điểm của Hegel, cái lõi của cái tự ngã chính là một hệ thống các khái niệm). Mặc dù Hegel thường trình bày thuyết duy tâm như là bao hàm cả quan điểm rằng các sự vật hữu hạn, vì chúng sẽ tiêu vong, nên đon thuần là VẺ NGOÀI {Schein) và không HIỆN THựC, nhưng thuyết duy tâm của Hegel tưong thích với, và thậm chí sẽ dẫn đến thuyết duy thực, ít nhất là đối với những thực thể đã được nâng cao như các sinh thể hữu Cổ và nhà nước.Việc ông ngần ngại phân biệt, giống như Kant, giữa dữ kiện cảm tính độc lập với tinh thần và yếu tố mang tính khái niệm, phụ thuộc vào tinh thần, hay giữa vật tự thân và vật cho ta, cho thấy ông không đứng ở lập trường nửa vời giữa thuyết duy tâm và thuyết duy thực, mà đẩy mỗi thuyết đến giới hạn của nó, khiến cho cả hai chuyển hướng sang nhau. Một số khó khăn đặc biệt trong thuyết duy tâm của Hegel là:
(a) Tinh thần thế giới, tức là tiến trình thế giới xét như cái toàn bộ, được rập khuôn theo tinh thần hữu hạn bên trong thế giới và chứa đựng tinh thần hữu hạn như một giai đoạn của nó. Trên quan điểm của Hegel, không có một hố ngăn cách lớn giữa tinh thần hữu hạn và tinh thần thế giới; tinh thần thế giới chỉ đon giản là sự phát triển cao nhất của tinh thần của con người, và đó là bản thân triết học. Triết học, khi trở nên có ý thức về ý niệm lô-gíc, khởi động, theo một vòng tròn, tiến trình thế giới vốn bắt đầu (theo nghĩa phi thời gian nào đó) bằng ý niệm lô-gíc và cuối cùng dẫn đến sự xuất hiện của chính triết học.
(b) Hegel ngụ ý rằng tính ý thể là một quan niệm tuyệt đối, khi nó trong thực tế là có tính tưong đối: các bộ phận của sinh thể là có tính ý thể [tức có thể bị phủ định, vượt bỏ. N. D] đối với bản thân sinh thể này; sinh thể này là có tính ý thể đối với giống loài của nó; và giống loài này là có tính ý thể đối với thế giới xét như một cái toàn bộ. Tưong tự như vậy, các công dân là có tính ý thể trong mối tưong quan với nhà nước của họ, rồi bản thân nhà nước là có tính ý thể trong tưong quan với lịch sử thế giới. Do đó thuyết duy tâm là một học thuyết đa tầng, vừa liên quan đến những cấp độ của thực tại bên trong thế giới vừa liên quan đến thế giới xét như một cái toàn bộ.
(c) Điều thường không rõ ràng là phải chăng Hegel tin rằng điều gì đó, chẳng hạn như tự nhiên, là có tính ý thể một cách độc lập với tinh thần, (như nghĩa (1) ở trên) hay (như theo nghĩa (4) ở trên) được ý thể hóa bởi tinh thần. Các bộ phận của sinh thể là có tính ý thể độc lập với ta, trong khi đó, trong khu vườn chẳng hạn, thì tự nhiên lại được ý thể hóa bởi chúng ta. Tính nước đôi này có thể được giải quyết theo nhiều cách: vì tính ý thể là có tính tưong đối, cái gì có tính ý thể một cách độc lập theo phưong diện này (chẳng hạn một cái chân của con lợn đang sống) lại có thể được ý thể hóa bởi ta trên phưong diện khác (chẳng hạn, một cái chân giò của con lợn là một bộ phận cấu thành của một bữa ăn). Hay cái gì tự mĩnh là có tính ý thể một cách độc lập hay một cách tiềm năng (chẳng hạn tự nhiên thấm đẫm tư tưởng) có thể được làm cho có tính ý thể một cách cho mĩnh hay hiện thực (chẳng hạn trong các lý thuyết của ta về tự nhiên). Cuối cùng (và khó chấp nhận hon), Hegel có lẽ viện đến tính vòng tròn của diễn trình thế giới: các bộ phận của một sinh thể vừa là có tính ý thể một cách độc lập, vì chúng có tính ý thể trước khi tinh thần xuất hiện trên sân khấu, vừa được ý thể hóa bởi tinh thần, vì tính vòng tròn của tiến trình có nghĩa là chúng cũng có tính ý thể sau đó, và do đó, phụ thuộc vào sự xuất hiện của tinh thần.
Bùi Văn Nam Sơn dịch