N NAM TÍNH,NỮ TÍNH
[VI] N NAM TÍNH, NỮ TÍNH
[FR] Virilité, Féminité
[EN]
[VI] Nam nữ bình đẳng, nam nữ khac nhau. Khác nhau về sinh lý, trong cơ cấu nhiễm sắc thể, các hóc môn, cơ bắp… Về tâm lý thì không chỉ có yếu tố sinh lý quyết định, mà do cả mọi yếu tố văn hóa- xã hội. Sinh lý học chứng tỏ rằng, trong mỗi người đều pha trộn cả hai yếu tố nam và nữ. Phải chăng có một sự phân công “tự nhiên”, nam làm những việc ở ngoài, đòi hỏi sức khỏe, như săn bắn, còn nữ thì nuôi con, chăm việc nhà cửa, bếp núc, và từ đó tâm lý mỗi bên mỗi khác? Nhưng với máy móc, lao động đâu còn đòi hỏi sức lực cơ bắp là chủ yếu, và nữ ngày nay đảm nhận bất kỳ một chức vụ nào trong xã hội. Như vậy, cái thường gọi là nam tính nữ tính, một bên là khỏe, có khả năng bảo vệ gia đình, một bên là dịu dàng, kiên nhẫn phải chăng chỉ là “vang bóng một thời”? Thêm vào là, đo xã hội biến đổi, khả năng tránh thai ngày càng được phổ biến, quan hệ nam nữ tự do hơn ngày xưa, rồi đến cả ăn mặc, thói uống rượu, hút thuốc, nhiều yếu tố làm cho sự khác biệt giữa nam và nữ ngày càng giảm đi. Dù sao, sự khác biệt ấy không thể hoàn toàn mất hẳn. Ngay từ bé, từ 2-3 tuổi, trẻ em đã cảm nhận bản thân thuộc về một giới nào; chỉ riêng nhận ralà trai có con “chim”, gái không có cũng đã tạo ra một tâm lý khác nhau; rồi người lớn qua cách đối xử, qua việc cho cắt tóc, ăn mặc khác nhau, làm cho sự phân hóa ngày càng rõ nét. Rồi đến tuổi dậy thì và thanh niên, suy nghĩ về nghề nghiệp, về tình yêu, về lối sống cũng khác nhau. Trong mơ tưởng của thanh niên trai hay gái, việc lựa chọn bạn đời và thành lập một gia đình, do ảnh hưởng của truyền thống, của những yếu tố hiện đại, hình thành “huyền thoại” về nam tính, nữ tính. Trong giáo dục không thể không chú ý đến các đặc điểm sinh lý và tâm lý của hai bên, và những sai lệch trong sự phát triển giới tính.