Tôn giáo, Thần học và Triết học tôn giáo [Đức: Religion, Theologie und Religionsphilosophie; Anh: religion, theology and philosophy of religion]
Thời đại của Hegel là thời đại của ĐỨC TIN tôn giáo sâu sắc. Vì thế, bất cứ triết gia nào cũng phải chấp nhận tôn giáo và dành cho nó một vị trí trong tư tưởng của mình. Chẳng hạn như Herder xem tôn giáo là đỉnh cao nhất của Humanität (“tính nhân văn”), của sự lớn mạnh hài hòa các năng lực của con người. Trong các lĩnh vực khác (ví dụ như ngôn ngữ và văn chương), ông biện hộ cho sự phát triển của một nền văn hóa dân tộc cụ thể, nhưng ông xem Kitô giáo của Phúc âm là hình thức cao nhất của tôn giáo và vì thế của Humanität. Thế nhưng Kitô giáo, cho dù các DÂN TỘC khác nhau mang lại cho nó những hình thức khác nhau, là một tôn giáo thế giới mà sự áp đặt của nó lên dân tộc Đức là nguyên nhân gây ra sự mất mát đáng tiếc của tín ngưỡng dân gian của người Đức và các tập tục, các truyền thuyết, v.v. đi kèm với nó. (Ông cũng tiếc cho sự thất bại của Tuther trong việc xác lập một tôn giáo duy nhất cho người Đức). Hegel chia sẻ cả Kitô giáo của Herder lẫn niềm hoài cổ của ông đối với tín ngưỡng dân gian, nhưng đó là tín ngưỡng dân gian Hy Tạp chứ không phải tín ngưỡng dân gian Đức.
Theologie khác với Religion. Từ chữ theos (“thần”) và logos (“ngôn từ, lý tính”, V.V.), nó có nghĩa là môn khoa học nghiên cứu về Thượng Đế hay về các sự việc thần linh, và Hegel xem hoạt động nghiên cứu ấy là sự PHẢN TƯ của tư tưởng về các chân lý được hiện thân trong tôn giáo. Nhưng ông không bằng lòng với nền thần học ở thời ông. ít ra có bốn loại hình thần học đụng phải sự phản đối của ông:
(1) “Thần học thuần lý (rationelle) của các nhà tư tưởng Khai minh như Wolff, người đã nỗ lực chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế và các chân lý tôn giáo khác. Nền thần học này vừa tiếp thu quá nhiều lại vừa quá ít từ tôn giáo: nó TIỀN GIẢ ĐỊNH các BIỂU TƯỢNG tôn giáo (đặc biệt là THƯỢNG ĐỂ) thay vì suy ra chúng một cách đúng đắn, vì thế làm nghèo nội dung của tôn giáo. Nó xem Thượng Đế chỉ là một ĐỐI TƯỢNG (Gegenstand) và không xét đến sự hiệp thông của chúng ta với Ngài (và sự hiệp thông của Ngài với chúng ta) trong tôn giáo.
(2) Tối quy giản tôn giáo thành TUÂN TÝ của Kant, đặc biệt là trong cuốn TG.
(3) Quan niệm của Schleiermacher và Jacobi rằng tôn giáo được đặt trên Cổ sở xúc CẢM hay NHẬN THỨC TRựC TIẾP, về quan niệm này, theo Hegel, tôn giáo vẽ những đường thẳng vào không gian trống rỗng.
(4) Thần học lịch sử, chỉ đon thuần ghi chép TỊCH sử của các học thuyết tôn giáo, chứ không nghiên cứu về CHÂN TÝ hay lý tính của chúng. Nền thần học này chỉ đề cập đến tôn giáo, chứ không phải Thượng Đế.
Hegel là một đối thủ quyết liệt của Công giáo, nhưng lại đánh giá nền thần học trung đại là cao hon nhiều so với nền thần học hiện đại: nó đã xử lý đúng mức cả tôn giáo lẫn lối giải thích và biện minh của triết học về tôn giáo.
Theo nghĩa rộng, Hegel tin rằng, toàn bộ hệ thống của ông (và triết học nói chung) là thần học, vì nó (giống như tôn giáo) bàn về Thượng Đế hay về cái TUYỆT ĐỐI. Nhưng vì tôn giáo cũng là một thể cách không thể thiếu được trong việc tiếp cận Thượng Đế, cho dù nó không phải là thể cách duy nhất hay cao nhất, nên ông vẫn dành chỗ trong hệ thống của ông cho một nghiên cứu chuyên biệt không chỉ về Thượng Đế xét như là Thượng Đế, mà còn về tôn giáo: Religionsphilosophie hay “triết học tôn giáo”. Religionsphilosophie khác với thần học thuộc loại hình 1, 2 và 3 ở chỗ nó bàn đến tôn giáo xét như là tôn giáo, vừa như là một phưong cách trình bày Thượng Đế, V.V., vừa như là bản thân một mô-men trong diễn trình PHÁT TRIỂN của Thượng Đế, bởi lẽ ý thức tôn giáo và sự thờ phượng của ta tự nó là một giai đoạn trong quá trình Tự-Ý THỨC của Thượng Đế. Nó cũng bao hàm cả TÝ TÍNH và KHÁI NIỆM, chứ không chỉ là GIÁC TÍNH. Nó khác với loại hình thần học 4 ở chỗ nó bàn về chân lý và tính lý tính của tôn giáo.
Xuyên suốt sự nghiệp của mình, Hegel ý thức về một sự xung đột giữa việc bản thân ông vừa như là cái VÔ HẠN, có năng lực vưon lên trong tư tưởng hay trong trí tưởng tượng để nhận thức được, và gần như đồng nhất với cái tuyệt đối hay cái vũ trụ xét như là một toàn bộ, và việc bản thân ông vừa như là cái HỮU HẠN, bị chế ước vào một vị trí riêng biệt trong thế giới và vào một cách nhìn đặc thù về thế giới ấy. Bản thân Hegel vừa không phải là cái Tôi vô hạn, cũng không là cái Tôi hữu hạn, vừa lại là cả hai cái Tôi đang xung đột ấy: ông là cái Tôi đang ý thức về hai cái Tôi ấy và chứa đựng cả hai cái Tôi ấy. Trong THTP, ông có xu hướng hạn chế triết học vào cái hữu hạn và dành cái vô hạn cho tôn giáo. Nhưng ông sớm đi đến chỗ thay đổi quan niệm này, xem NGHỆ THUẬT, tôn giáo và TRIẾT HỌC là ba phưong cách tiếp diễn nhau và ngày càng thỏa ứng hon trong việc vượt ra khỏi những giới hạn của đời sống thường nhật và vưon lên cái tuyệt đối. (Điều này thể hiện rõ rệt trong các bài giảng năm 1805-6 Ở Jena về triết học tinh thần, hơn là trong HTHTT, ở đó nghệ thuật chỉ xuất hiện ra như là một mô-men của tôn giáo, tức trong “tôn giáo nghệ thuật” của Hy Lạp). Triết học không chỉ chấm dứt chuỗi diễn trình; nó còn đưa ra một nghiên cứu về toàn bộ chuỗi diễn trình, không chỉ về nghệ thuật, tôn giáo và bản thân triết học mà còn về, ví dụ, đời sống chính trị xã hội, cái trực tiếp đi trước [hình thái] nghệ thuật trong lối sắp xếp của Hegel. Vì thế, triết học, chứ không phải tôn giáo, hợp nhất cái hữu hạn và cái vô hạn bằng cách dành cho mỗi cái và cho các mô-men khác nhau của chúng một vị trí thích hợp trong cái TOÀN BỘ thuần lý.
Trong các nghiên cứu của Hegel về HỆ THỐNG của ông (HTHTT; BKT III, v.v.) tôn giáo đi trước triết học. Tôn giáo đi trước triết học về mặt thời gian trong một giai đoạn nhất định (ví dụ, người Hy Lạp đã phát triển tôn giáo của họ trước khi họ tạo dựng nên nền triết học đáng kể), và trong đời sống của cá nhân, vốn đã tiếp thu lòng tin tôn giáo trước khi dấn mình vào sự phản tư triết học. Nhưng tôn giáo không đi trước triết học trong lịch sử: nó trải qua một sự phát triển lịch sử tương tự, và ít nhiều đồng thời với sự phát triển của triết học. Các tôn giáo muộn hơn thường là phát triển hơn, và VƯỢT BỎ các tôn giáo trước đó: “Tôn giáo tuyệt đối” (Kitô giáo) đứng trong mối quan hệ (bao trùm tất cả) với các tôn giáo trước đó giống như triết học Hegel đối với các nền triết học trước đó.
Trong một số thời kỳ (ví dụ thời Trung đại), triết học và tôn giáo quyện chặt vào nhau, trong những thời kỳ khác (ví dụ thời Khai minh) chúng tách rời nhau và thậm chí là thù địch nhau. Nhưng nhìn chung, theo niềm tin của Hegel, tôn giáo và triết học có cùng NỘI DUNG (Inhalt), nhưng trình bày nội dung ấy bằng HÌNH THỨC (Form, chứ không phải Gestalt/ hình thái) khác nhau, ví dụ điều mà Hegel trình bày, trong hình thức cao hơn và minh bạch hơn của TƯ TƯỞNG, như là sự xuất hiện của Ý NIỆM lô-gíc thành giới tự nhiên, hay việc khắc phục sự thôi thúc ham muốn tự nhiên của chúng ta, V.V., được Kitô giáo trình bày, trong hình thức HÌNH DUNG [bằng hình tượng] như là sự sáng thế của Thượng Đế, hay như là CÁI CHẾT của Đức Kitô. Thường thì, việc tôn giáo và triết học có cùng nội dung không rõ ràng như việc, chẳng hạn, một pho tượng và một bức họa có cùng đối tượng và có cùng nội dung. Sự khác nhau về hình thức khiến cho các đối tượng và nội dung của chúng có vẻ như khác nhau. Đây là lý do tại sao lại nảy sinh các mối xung đột giữa tôn giáo và triết học, và tại sao triết học cần phải phiên dịch các hình dung (hay “các ẩn dụ”) của tôn giáo thành tư duy khái niệm. Vì triết học bao hàm tư duy khái niệm, nên nó có thể phản tư và diễn giải về tôn giáo, trong khi đó tôn giáo không thể phản tư hay diễn giải về triết học hay về nghệ thuật.
Nghiên cứu này làm nảy sinh hai câu hỏi:
1. Yêu sách rằng triết học và tôn giáo (hay triết học của Hegel và tôn giáo của Hegel) có cùng nội dung, nhưng khác hình thức, có đúng hay có hợp lý không? Nếu người ta chấp nhận cả một triết học nào đó lẫn một tôn giáo nào đó, thì không có gì là không hợp lý khi đi tìm mối quan hệ khả niệm nào đó giữa chúng, và một sự lựa chọn khác, đó là giả định rằng tôn giáo và triết học thực chất là nói về cùng một điều. Việc chuyển các quan niệm tôn giáo thành những ý niệm triết học ít ra đã có ở thời Heraclitus. Plato trình bày nhiều học thuyết của ông như là những lối lý giải về các thần thoại. Những người theo thuyết Plato mới đã lý giải tôn giáo bằng tư tưởng riêng của họ. Augustinus không ngượng ngùng đưa ra một lối lý giải theo kiểu Plato mới về sách Sáng thế: “Khi một người bảo con “Moses đã nghĩ như tôi”, và người khác bảo “Không phải thế, mà như tôi”, con nghĩ con sẽ trả lời thực sự đúng với tinh thần tôn giáo hon rằng “Tại sao Moses lại không nghĩ đến cả hai quan điểm, nếu cả hai đều đúng thật?”” (Tự thuật, XII.31). Các nhà kinh viện đã phát triển học thuyết về “hai chân lý”, chân lý của lòng tin và chân lý của lý tính: đối với Aquinas, cả hai chân lý này bổ sung cho nhau; đối với Averroes, Duns Scotus và Ockham, chúng có thể xung đột nhau; đối với Hegel, chúng ít nhiều trùng khớp. Nhưng cả nghiên cứu tổng quát của ông về học thuyết lẫn việc ông áp dụng nó đều có khiếm khuyết:
(a) Việc minh định các hình thức, trong đó nghệ thuật, tôn giáo và triết học trình bày nội dung của chúng, là không thỏa đáng. Hegel thừa nhận rằng, thi ca bao hàm cả sự hình dung bằng biểu tượng, cũng như TRựC QUAN. Triết học cũng đòi hỏi phải có các sự hình dung, ví dụ như, hình dung về nam châm. Cách hiểu của ông về “hình dung” là quá dễ thay đổi và hàm hồ cho việc phục vụ mục đích của nó. (Một số ý niệm, chẳng hạn: TINH THẦN, vừa có vai trò là một biểu tượng tôn giáo, vừa có vai trò của một tư tưởng triết học).
(b) Việc Hegel phiên dịch biểu tượng tôn giáo thành tư tưởng triết học thường là một sự chọn lọc tùy tiện từ một số sự phiên dịch cũng hợp lý không kém, nhưng lại không có một thể thức thuần lý nào để chọn lựa giữa chúng.
(c) Vẻ hợp lý như ta thấy ở các trường hợp phiên dịch như thế thường dựa vào những lối lý giải nước đôi về tôn giáo ở trong ngôn ngữ riêng của nó, ví dụ việc thực sự loại bỏ sự BÂT TỬ ra khỏi Kitô giáo.
2. Nếu tôn giáo có cùng nội dung với triết học, nhưng với hình thức thấp hon, thì tại sao ta lại còn cần đến tôn giáo? Hegel có những câu trả lời như sau:
(a) Trong những giai đoạn nào đó, một tôn giáo, chẳng hạn như Kitô giáo sơ kỳ, trình bày chân lý, ví dụ như tự do và công bằng có tính nền tảng cho tất cả mọi người, một cách thỏa đáng hơn so với triết học đương thời.
(b) Ngay cả khi triết học bắt kịp tôn giáo và trình bày cũng chân lý ấy bằng ngôn ngữ triết học, thì chính việc làm ấy đã lấy những thành tựu của tôn giáo làm tiền đề. Nói chung, những bước tiến của triết học nơi một thời đại hay nơi một cá nhân đều tiền giả định những bước tiến của tôn giáo.
(c) Tôn giáo không phải là không cần thiết ngay cả khi triết học đã bắt kịp: triết học về cơ bản là có tính cách bí truyền, chứ không hấp dẫn và cũng không dễ hiểu đối với quảng đại quần chúng trong hình thức thuần túy của nó. Trái lại, tôn giáo chiếm được trí tưởng tượng của đông đảo quần chúng, và trình bày cho họ những chân lý uyên áo về vũ trụ và vị trí của họ trong vũ trụ bằng một hình thức hấp dẫn. Ngay cả một nhà triết học cũng không cần phải xem các bài giảng và hội thảo là sự thay thế thỏa đáng cho nghi lễ tôn giáo cộng đồng.
(d) Tôn giáo phục vụ cho các mục đích của trật tự luân lý và chính trị, nhưng tôn giáo và thể chế chính trị phải hài hòa, vì luật lệ do con người đặt ra có sức mạnh không đáng kể so với lương tâm tôn giáo: “Chính việc thay thế một hệ thống đạo đức đồi bại, hiến pháp và nền lập pháp của nó, mà không chịu biến đổi tôn giáo, và việc có một cuộc cách mạng mà không cần đến một sự cải cách là một sự điên rồ của thời hiện đại. (BKT III, §552). Nhưng sự cần thiết của tôn giáo không nằm ở chỗ nó phục vụ một số mục đích định sẵn nào đó: chính tôn giáo quy định cái gì là quan trọng đối với ta và mục đích của chúng ta là gì, chứ không phải được xét đoán bởi một mục đích ở bên ngoài nó.
Sau khi Hegel mất, triết học tôn giáo của ông làm dấy lên nhiều cuộc tranh cãi. Chính các nhà Hegel “cánh tả” như Strauss (Cuộc đời Chúa Jesus, 1835), Feuerbach (Bản chất của đạo Kitô, 1841) và Marx là những người có những đóng góp quan trọng nhất.
Đinh Hồng Phúc dịch