Behavior
[VI] HÀNH VI
[FR] Comportement - Conduite
[EN] Behavior
[VI] Tiếp nhận một mối kích thích, ứng phó đối xử lại, từ này nói lên tất cả các loại hành động của thú vật hay con người. Từ hành vi dùng cho những ứng xử có tính phức tạp và hàm ý có ý đồ nhất định, nhưng hai từ này thường dùng thay thế cho nhau. Thuyết ứng xử (behavioursm) được Watson đề ra chống lại phương pháp nội quan (introspection) trước đó thông dụng trong tâm lý học, cho rằng chỉ nên quan sát những gì đứng ngoài, khách quan mà ghi nhận được, như các mối kích động bên ngoài (Stimulus, viết tắt là S) và những đáp ứng của chủ thể (Response, viết tắt là R). Tâm lý học là nghiên cứu những quy luật của hiện tượng S →R. tức tác động qua lại giữa môi trường và chủ thể, loại bở những suy diễn về “nội tâm”, vì đó là một thực thể không thể quan sát được, nội tâm là một cái “hộp đen” không thể biết đến, chỉ cần biết đến đầu vào (input) và “đầu ra” (output). Trên cơ sở của Watson, Skinner đã đưa ra một quan điểm đầy đủ và tế nhị hơn, tuy thoát khỏi chủ nghĩa “duy nội tâm”(mentalism), nhưng vẫn vận dụng những khái niệm ngôn ngữ, tư duy, ý thức, Skinner cho rằng không thể loại trừ các khái niệm ấy, phải tìm cách nghiên cứu một cách khách quan, mặc dù đây là một vấn đề rất khó giải quyết. Và cho rằng những kích động bên ngoài không phải máy móc tạo ra phản ứng theo công thức S →R, mà có tác dụng tuyển lựa những tiềm năng phản ứng, tương tự như trong quá trình đào thải trong lĩnh vực sinh học. Thuyết ứng xử này được vận dụng để nghiên cứu các hành vi xã hội của con người, trong tâm lý liệu pháp, trong việc giáo dục chương trình hóa. Dù sao một vấn đề cơ bản của tâm lý học về phương pháp luận là có thể hay không nghiên cứu được “nội tâm” của con người vẫn chưa giải quyết một cách thật thỏa đáng. X. Điều kiện hóa – Hành vi – Tập luyện ƯU BỆNH