Tương quan [Đức: Relation/Beziehung/ Verhältnis/ Zusammenhang; Anh: relation]
Tiếng Đức có khá nhiều từ biểu thị “relation(ship)” trong tiếng Anh:
1. Động từ beziehen, giống như động từ gốc của nó là ziehen (“kéo, dẫn”...) có một dãy nghĩa rộng. Nó cũng có nghĩa là “áp dụng, liên hệ điều này với điều khác (ví dụ: áp dụng một nhận định cho trường hợp khác)”. Từ thế kỷ XVII, động từ phản thân sich beziehen được dùng để chỉ “viện dẫn pháp lý cho”, rồi “quy chiếu như là bằng chứng”, và, do đó, là “có quan hệ”, “hướng đến”. Danh từ Beziehung được rút ra từ đó vào thế kỷ XVII, là từ chung nhất cho mối quan hệ hay sự nối kết giữa các sự vật hay con người. Beziehungen (Anh: relation(ship)) giữa con người với nhau trở nên lạnh lẽo hơn, ít thân mật hơn và bề ngoài hơn so với Verhältnis giữa họ. (Quan hệ theo huyết thống hay hôn nhân là Verwandtschaft, “thân tộc”, từ chữ verwandt, “bà con, thân thuộc”, và cũng được dùng theo nghĩa ẩn dụ cho, ví dụ, các từ “cùng gốc” và “ái lực” trong hóa học). Trong PPLTTT, Kant dùng sich beziehen và Beziehung cho sự tương quan giữa thực thể tâm trí, nhất là giữa trực quan hay khái niệm với một đối tượng, hơn là sự quan hệ giữa các sự vật. Vì thế, chúng gần với “quy chiếu” và “sự quy chiếu” (Anh: “refer” và “reference”). Nhưng, trong các triết gia khác đương thời (ví dụ: Krug), Beziehung không phân biệt rạch ròi với Verhältnis, và được dùng cho bất kỳ mối quan hệ nào giữa các sự vật.
2. Động từ verhalten, từ halten (giữ lại, nắm lấy, v.v.) có nghĩa “giữ lại, nắm lấy, đè nén”, nhưng động từ phản thân sich verhalten là “hành xử”, với Verhalten là “hành xử, hành vi”. Nhưng, Verhältnis trong thế kỷ XVII có nghĩa: (a) một tỷ lệ, chẳng hạn, giữa hai con số hay hai biến số; (b) một tương quan (đối ứng) giữa hai vật có sự nối kết khá chặt chẽ, và ở trong một tỷ lệ nào đó với nhau, chẳng hạn, tương quan giữa thể xác và linh hồn hay giữa nguyên nhân và kết quả; (c) một quan hệ mật thiết, thân tình giữa con người với nhau; (d) ở dạng số nhiều, Verhältnisse, có nghĩa “những điều kiện, hoàn cảnh, tình thể’, chứ không theo nghĩa (a), (b), (c). Kant dùng Verhältnis cho (i) các tương quan giữa các thực thể tâm trí hay lô-gíc, như quan hệ thể hiện bởi các “khái niệm phản tư”; và (ii) các tương quan giữa sự vật hay sự kiện, ví dụ: nguyên nhân và kết quả của nó.
3. Relation, vay mượn từ tiếng La-tinh vào khoảng năm 1300, lúc đầu có nghĩa “báo cáo, tường trình, khảo cứu”, rồi có nghĩa “tưong quan” vào thế kỷ XVI. Trong Lô-gíc học, nó cũng là “tưong quan” của một phán đoán, ví dụ, phán đoán nhất quyết, giả thiết hay phân đôi. Kant giải thích cách dùng này bằng cách quy chiếu đến “các mối tư ổng quan [ Verhältnisse] của... (a) thuộc tính/vị ngữ với chủ thêVchủ ngữ; (b) của Cổ sở và hệ quả, (c) của nhận thức bị phân chia và mọi bộ phận của sự phân chia với nhau” (PPLTTT A73, B98). Các “phạm trù của sự tưong quan” được rút ra từ các loại hình này của phán đoán (bản thể và tùy thể, nguyên nhân và kết quả, và sự tưong tác) cũng sẽ tái xuất hiện nổi Hegel trong KHLG dưới tiêu đề của “Tưong quan/Quan hệ tuyệt đối” [absolutes Verhältnis].
4. Zusammenhang (“sự nhất quán, sự nối kết (với nhau), văn cảnh chung”), từ động từ Zusammenhängen (“treo chung với nhau”, V.V.), biểu thị sự nối kết qua lại giữa các tư tưởng hay ý niệm có tính lô-gíc, và mối tưong quan qua lại chặt chẽ của sự vật, nhưng không biểu thị các mối tư ổng quan giữa con người với nhau. Khác với 1, 2, và 3, nó không phải là một thuật ngữ trong Lô-gíc học để chỉ quan hệ/tưong quan, trái lại, có thể dùng, ví dụ, cho tưong quan giữa linh hồn và thể xác.
5. Hegel dùng nhiều từ khác để chỉ quan hệ nói chung và các quan hệ riêng biệt, nhất là động từ zusammenschliessen (“gắn chặt với nhau”), được ông liên hệ với Schluss, schliesen (“suy luận”) và Einheit (“nhất thể, sự thống nhất”), nhất là để diễn tả “nhất thê’/sự thống nhất phủ định”, là nổi sự thống nhất của hai sự vật là ở chỗ cái này được cấu tạo bằng việc nó không phải là cái kia.
Hegel dùng các thuật ngữ này như sau:
1. Beziehung và sich beziehen là hai từ tổng quát nhất cho “tưong quan” và “có liên hệ với”. Bất kỳ Verhältnis nào cũng là một Beziehung, nhưng không phải bất kỳ Beziehung nào cũng là một Verhältnis. Khác với Verhältnis, Beziehung không đòi hỏi hai hạn từ tách biệt nhau: trái lại, một thực thể có thể liên hệ với chính nó. Hegel tìm thấy sự đáng nghi vấn trong những tưong quan phản tư (ví dụ: sự tự-đồng nhất, tự-ý thức...). Theo ông, quan niệm đúng đắn về vấn đề này là: chúng bao hàm một sự “tha hóa” của thực thể, khi thực thể đi ra khỏi chính mình thành cái gì khác, và rồi quay trở lại với chính mình, có mối liên hệ chủ động giữa mình với chính mình. Vì thế, sich beziehen auf (sich v.v.) được dùng, và không chỉ có nghĩa là “có hay được liên hệ với (chính mình V.V.), mà là [chủ động] “liên hệ, nối kết mình với (chính mình, v.v.)”. Trong chừng mực cái gì liên hệ với chính mình, nó là tương đối độc lập và không có quan hệ với những sự vật khác. (Nhưng, với Hegel, ngay cả việc không có liên hệ cũng là một loại hình của sự tương quan). Ông cũng bối rối trước những loại tương quan “dửng dưng” (gleichgültig/Anh: “indifferent”), là cái không tạo nên sự khác biệt nào với các hạn từ có liên quan, chẳng hạn sự giống nhau và sự khác biệt (ví dụ: việc tôi có cùng chiều cao với một người mà tôi chưa từng gặp mặt). Những tương quan như thế đòi phải có một “sự so sánh (Vergleichung) bên ngoài” hay “sự phản tư” của một phía thứ ba. Trái lại, trong các mối tương quan đích thực, các hạn từ chủ động liên hệ với nhau. Tương quan hay việc liên hệ có thể là phủ định/tiêu cực (ví dụ: việc đẩy nhau của các đơn vị hay các nguyên tử) nhưng cũng có thể là khẳng định/tích cực (ví dụ: việc hút nhau). (BKTI §97).
2. Hegel dùng từ Verhältnis trong toàn bộ dãy nghĩa của nó, và thường dùng động từ sich verhalten (zu) cho “tự-quan hệ với”, “được quan hệ với”. Dưới tiêu đề của “Lượng”, KHLG thảo luận về quantitative Verhältnis (“tương quan hay tỷ lệ về lượng”), mà ba giai đoạn của nó là: tỷ lệ trực tiếp, tỷ lệ đảo ngược và tỷ lệ của các lực (ví dụ: X = y2). Là mối tương quan (đối ứng) [Anh: (cor)relation], một Verhältnis luôn có hai hạn từ độc lập với nhau ở mức độ nào đó. Trong KHLG, ông phân biệt “tương quan/quan hệ bản chất (wesentlich)” với “tương quan/quan hệ tuyệt đối”. Các hạn từ của một tương quan bản chất, dù nối kết với nhau, cũng tương đối độc lập với nhau. Vì thế, tương quan bản chất đầu tiên là tương quan giữa toàn bộ và các bộ phận, là nơi cái toàn bộ được quan niệm như là sự hỗn hợp cơ giới, máy móc của các bộ phận có đời sống riêng của chúng. Tương quan của một lực (Kraft) với sự biểu hiện ra bên ngoài hay sự ngoại tại hóa của nó (Âsserung) thì mật thiết hơn và năng động hơn, vì mỗi hạn từ có xu hướng chuyển sang hạn từ kia. Càng mật thiết hơn nữa là tương quan (đối ứng) giữa cái bên trong và cái bên ngoài. Còn trong tương quan (đối ứng) tuyệt đối (cái trực tiếp đi trước và, do đó, bao hàm nó là sự tất yếu tuyệt đối), thì các hạn từ phụ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ đến mức chúng được xem như là kết quả của sự phân đôi, rẽ nhánh của một thực thể duy nhất và cần phải có sự phản tư bên ngoài của phía thứ ba mới có thể phân biệt chúng được. Do đó, tương quan giữa bản thể với tùy thể của nó là “tương quan tuyệt đối”, vì nó thực sự là sự đồng nhất: mỗi hạn từ của mối tương quan là một “tính toàn thê” (Totalität/Anh: totality), tức, bản thân là toàn bộ mối tương quan; mỗi hạn từ “ánh hiện” hay “xuất hiện” (scheinen) theo cách mà mỗi cái, giống như ánh sáng, không là gì khác hơn ngoài việc chiếu sáng, không có một vật hay một cơ chất nào nằm bên dưới mà còn sót lại. (Trong KHLG, khi bàn về cái tuyệt đối, rất giống với khi bàn về bản thể, Hegel nói về sự Auslegung tuyệt đối, tức “sự phơi bày, triển khai, diễn giải” về chính mình). Tính nhân quả và sự tương tác cũng là những tương quan/quan hệ tuyệt đối. Một tương quan/quan hệ tuyệt đối hầu như quá mật thiết đến độ không còn là mối tương quan nữa. (Tính từ relativ/Aùơĩig đối”, “tương quan” thường tương phản với absolut/“tưyệt đối”, “không tương quan”).
Ở nơi khác, Verhältnis được dùng cho các sự đối ứng chặt chẽ, chẳng hạn, sự tương quan về tôn giáo giữa tinh thần hữu hạn với Thượng Đế, trong THTG. Điều này được quan niệm như là kết quả của sự phân đôi nguyên thủy của Thượng Đế, rồi sau cùng được điều chỉnh trong việc thờ phượng (Kultus); như thế, cả hai hạn từ của mối tương quan và bản thân mối tương quan, đều là các giai đoạn của Thượng Đế. Nó cũng được dùng để chỉ mối tương quan, ví dụ, của tôn giáo với nhà nước, hay giữa nghệ thuật với tôn giáo và triết học, và cũng cho các mối quan hệ tương đối hời hợt như mối quan hệ của sự “sử dụng”, ví dụ: tôn giáo được xem như là “hữu ích” cho sự ổn định chính trị.
3. DBTH nói về Relation (“tương quan”) của các phán đoán, và về các suy luận của Relation, nhưng thuật ngữ này không thông dụng ở những nơi khác, và KHLG nói về phán đoán và suy luận của “sự tất yếu” để thay thế cho nó.
4. Zusammenhang là tương quan giữa, hay mối quan hệ của, hai hay nhiều đơn vị với nhau. Nhất là innerer (“nội tại, bên trong”) Zusammenhang, chặt chẽ hơn so với Verhältnis: chẳng hạn, nếu ta xem nghệ thuật hay tôn giáo chỉ có Verhältnis đơn thuần về sự hữu dụng, ví dụ. cho đời sống chính trị, ta tước bỏ chúng khỏi Zusammenhang nội tại, “bản chất” hay “thực chất” với các hiện tượng mang tính tinh thần khác. Nhưng, một Verhältnis cũng có thể là “thực chất” (Anh: “substantial”) V.V.; và bấy giờ, nó cũng mật thiết giống như một Zusammenhang. Đôi khi, Zusammenhang được dùng như từ tổng quát để chỉ, chẳng hạn, các loại hình khác nhau của mối tương quan giữa hai tính quy định trong Lô-gíc học, hay cho các mối tương quan như tính nhân quả, điều kiện hóa v.v. Ở đây, Verhältnis ắt không thích hợp về mặt thuật ngữ.
Có ba điểm đáng chú ý:
(1) Hegel đã chọn lựa các từ một cách cẩn trọng: thường có sự khác biệt giữa các từ “tương quan” được ông dùng. Nhưng, các từ cũng thường khác nhau về sức mạnh trong các văn cảnh khác nhau, và kháng cự lại việc dùng một từ tiếng Anh duy nhất để dịch.
(2) Theo Hegel, tất cả đều bao hàm trong các mối tương quan, và bản tính bên trong của sự vật phụ thuộc về các mối tương quan này, ngay cả khi các mối tương quan (nhất là trong trường hợp đối với Thượng Đế) vốn nội tại (immanent) ở trong bản thân sự vật. Những sự mâu thuẫn phát sinh, một phần, từ sự phân ly giữa khái niệm và sự vật ra khỏi các mối tương quan của chúng.
(3) Điểm trung tâm trong thuyết duy tâm của Hegel là ông nhập làm một các mối tương quan giữa các sự vật với các mối tương quan giữa các khái niệm được áp dụng cho chúng (và theo ông, là “nội tại”/“immanent” trong sự vật). Vì thế, ví dụ. tương quan giữa nguyên nhân và kết quả của nó không được phân biệt tách bạch với mối tương quan giữa khái niệm về nguyên nhân và khái niệm về kết quả.
Cù Ngọc Phương dịch