Khái niệm [Đức: Begriff; Anh: concept]
Động từ begreifen đến từ động từ greifen (nghĩa đen là “nắm lấy”, “giành lấy”) và có nghĩa là “lĩnh hội, thấu hiểu”, vừa theo nghĩa “bao hàm, bao gồm” vừa theo nghĩa “hiểu, quan niệm, khái niệm hóa”, nhưng nó có một ứng dụng hẹp hon động từ verstehen (“HIỂU”) và hàm ý một nỗ lực nắm bắt hay bao chứa. (Quá khứ phân từ cũng được dùng trong cụm từ begriffen sein in, đang hoàn thành, hay đang tham gia, vào một điều gì đó). Trong số những từ ghép khác của greifen, Hegel sử dụng übergreifen, nghĩa đen: “chồng lên, lấn (lên), vượt qua, đánh vào sườn”: khái niệm bao trùm CÁI KHÁC của nó, vì, chẳng hạn, khái niệm về cái khác với khái niệm, tức khách thể, thì bản thân cũng là một khái niệm.
Danh từ Begriff vừa có nghĩa là “khái niệm” vừa có nghĩa là “quan niệm”, đặc biệt là trong nghĩa về “năng lực suy nghĩ”. (Cụm từ im Begriff sein nghĩa là “sắp làm, sắp sửa làm điều gì đó”). Eckhart sử dụng Begriff thay cho conceptus hay notio của tiếng La-tinh; và Wolff sử dụng Begriff theo nghĩa của một “Sự HÌNH DUNG sự vật trong tư tưởng”, và Kant đã xác lập nghĩa của Begriff theo hướng ấy: tưong phản với “TRựC QUAN” (Anschauung), Begriff (“khái niệm”) là một “biểu tượng PHỔ BIỂN [ Vorstellung/Anh: representation] hay một biểu tượng về điều gì có chung ở nhiều đối tượng” (Lô-gíc I, i §1). Ở Hegel, Begriff thường được phiên dịch sang tiếng Anh là “Notion”, vì, đối với Hegel, Begriff khống phải chỉ có tính phổ biến, cũng không phải một Vorstellung, cũng không phải biểu thị về điều gì mà các đối tượng có chung. Nhưng cách phiên dịch sang tiếng Anh này xóa mờ những sự kết nối của nó với begreifen, cũng như với sự sử dụng thông thường của Begriff, điều mà Hegel đã không đơn giản loại bỏ, mà phát triển hay vượt bỏ một cách có phản tư.
Trong các tác phẩm thời kỳ đầu, đặc biệt là trong TTKT [Tinh thần và số phận của đạo Kitô], Hegel đối lập khái niệm TRỪU TƯỢNG với sự SỐNG và tình yêu, và xem nó là chỉ diễn đạt những đặc tính chung của sự vật, chứ không diễn đạt được bản chất bên trong của chúng. Nhưng ở thời kỳ Jena, Hegel đã đi đến chỗ tin rằng triết học phải mang tính khái niệm, hơn là mang tính trực quan hay xúc cảm. Ông tuyên bố niềm tin này trong Lời Tựa của HTHTT và không bao giờ từ bỏ nó. Niềm tin rằng tư duy khái niệm phải nắm bắt, hơn là gạt bỏ, sự phong phú của các kinh nghiệm thường nghiệm, xúc cảm và tôn giáo là động cơ trung tâm cho sự biến đổi của ông đối với quan điểm thông thường về khái niệm.
Trong KHLG, khái niệm tương phản với dãy thuật ngữ sau đây:
(1) Tương phản với TRựC QUAN hay cái CẢM TÍNH {das Sinnliche), và với biểu tượng (Vorstellung): một khái niệm không phải là một loại biểu tượng, như đối với Kant và Wolff; ngay cả một biểu tượng thường nghiệm (chẳng hạn như màu đỏ, ngôi nhà hay con người), do ta hình thành bằng cách phản tư về các đối tượng, cũng khác với một khái niệm [theo nghĩa của Hegel].
(2) Khái niệm, như chủ đề của phần thứ ba của Lô-gíc học, tương phản với TỒN TẠI và với BẢN CHÂT, các chủ đề của hai phần đầu tiên.
(3) Khái niệm tương phản với đối tượng hay tính khách quan, vốn thực hiện hay hiện thực hóa nó, và với ý niệm, là sự hợp nhất của khái niệm và đối tượng của nó.
(4) Khái niệm tương phản với phán đoán, do khái niệm phân đôi khi đi vào phán đoán, và với SUY LUẬN, là cái hợp nhất khái niệm với chính khái niệm.
Mỗi sự tương phản này làm nổi bật một phương diện khác nhau của khái niệm, nhưng đặc điểm trung tâm của nghiên cứu Hegel là sự bác bỏ quan niệm sau đây về khái niệm và tư duy khái niệm: Cái Tôi hay GIÁC TÍNH (với Kant, là quan năng của các khái niệm, tương phản với LÝ TÍNH, quan năng của các ý niệm) đối diện với thế giới đối tượng, và có thể nhận thức thế giới ấy bằng trực quan. Để tiếp xúc với những đối tượng này, giác tính rút ra từ các đối tượng (hay từ trực quan cảm tính) một loạt những khái niệm để nó sử dụng khi tiếp tục làm việc với các đối tượng. Khái niệm là khác biệt với cái Tôi sử dụng khái niệm, khác biệt với các đối tượng mà các khái niệm được áp dụng vào, và các khái niệm là khác biệt với nhau. Hegel bác bỏ từng sự phân biệt ấy:
1. Các khái niệm không phân biệt rạch ròi với cái Tôi: nói rằng các khái niệm là “các phưong tiện được giác tính sử dụng trong tư duy thì cũng giống như nói rằng “việc nhai và nuốt thức ăn đon thuần là một phưong tiện cho việc ăn, cứ như thể giác tính còn khối việc khác để làm ngoài việc suy tưởng” (thư gửi Niethammer, ngày 10 tháng 10 năm 1811). Không có khái niệm, không thể có cái Tôi hay giác tính, và không có khái niệm, cái Tôi không thể TRỪU TƯỢNG HÓA các khái niệm hay các quan niệm từ dữ liệu cảm tính. Hegel cũng có những lý do khác cho việc đồng nhất hóa cái Tôi với khái niệm: Cái Tôi (và TINH THẦN) hình thành một sự thống nhất mật thiết không thể được giải thích bởi các phạm trù Cổ giới luận của TÍNH NHÂN QUẢ hay sự TƯƠNG TÁC QUA LẠI, mà chỉ có thể được giải thích bằng khái niệm. Hon nữa, cái Tôi vừa hoàn toàn mang tính phổ biến hay bất định - nếu tôi suy nghĩ về chính mình một cách đon giản như bản ngã của Descartes, tước mất đi Cổ thể và nội dung thường nghiệm - vừa hoàn toàn mang tính ĐẶC THỪ, ở chỗ nó không thể hiện hữu mà không có sự hiện thân trong Cổ thể và một Ý THỨC nhất định về các đối tượng khác hon là chính mình. Do đó, cấu trúc của cái Tôi phản chiếu cấu trúc của khái niệm, cấu trúc này đồng thời là phổ biến, đặc thù và CÁ BIỆT, và khái niệm, giống như cái Tôi, ôm trọn (“lĩnh hội”) hay bao trùm (übergreift) cái khác với chính nó. Nhưng việc đồng nhất hóa cái Tôi với khái niệm không có nghĩa rằng mọi người và mọi lúc đều sử dụng cùng các khái niệm giống hệt nhau: với Hegel, không giống như Kant, các khái niệm mang tính phạm trù khác nhau (different categorical concepts) dần dần có được qua diễn trình LỊCH sử [chứ không phải nhất thành bất biến].
2. Các khái niệm không khác biệt rạch ròi với các đối tượng. Hegel có một số luận cứ cho điều này:
(a) Các khái niệm phổ biến được xem xét trong Lô-gíc học cău tạo nên, hơn là định tính các đối tượng: không đối tượng nào có thể hoàn toàn vô quy định, và không có đối tượng nào, ví dụ, không một VẬT nào có những thuộc tính mà không phải là một vật có những thuộc tính.
(b) Chính bản thân sự tương phản giữa các khái niệm với các đối tượng bên ngoài là một khái niệm hay một sự cấu tạo mang tính khái niệm: khái niệm phân đôi thành khái niệm về một khái niệm và khái niệm về một đối tượng (cũng như khái niệm về cái Tôi), giống như cái phổ biến tự đặc thù hóa thành cái phổ biến, cái đặc thù và cái cá biệt; khái niệm bao trùm cái khác với chính nó.
(c) Cái Tôi không có sự tiếp cận phi khái niệm đối với các đối tượng: trực quan và tri giác, mặc dù khác với tư duy khái niệm, vẫn mang đậm tính khái niệm.
(d) Những sự thống nhất tự phát triển tương đối, chẳng hạn như các tinh thần cá nhân, các sinh thể hữu cơ và các xã hội, vừa phát triển vừa cố kết nhờ vào việc khái niệm vốn thấm đẫm trong chúng (hay được mã hóa trong mầm mống), không chỉ đơn thuần là kết quả của các tác động bên ngoài. Những khái niệm, chẳng hạn, khái niệm về cái cây (hay một cây hoa hồng) là mang tính thường nghiệm, nhưng, không giống như các quan niệm do ta tạo ra, chúng hoạt động và phát triển bởi một tiến trình được Hegel xem như một phán đoán (vì thế Hegel bác bỏ quan niệm của Kant rằng sự hiện hữu của một vật gì đó không thể được rút ra từ khái niệm của nó). Vì các bộ phận của một thực thể như thế là thống nhất một cách mật thiết, và thực thể này tương đối miễn dịch trước các tác động từ môi trường của nó, được nó bao trùm và tận dụng hơn là đơn thuần chịu đựng, Hegel kết hợp khái niệm với sự Tự DO, không phải tương phản với sự tất yếu xét như là tất yếu, mà tương phản với sự tất yếu bên ngoài liên quan đến tính nhân quả và tính tương tác. Vì các khái niệm không được hình thành bởi sự trừu tượng hóa từ thực tại thường nghiệm [như nơi Kant], nên một đối tượng không cần hoàn toàn tương ứng với khái niệm của nó. Các khái niệm, với Hegel (cũng như với Plato) là các mẫu mực quy phạm: một con ngựa bị thương hay có khuyết điểm không hoàn toàn là con ngựa, và một đứa bé hay một cái hạt mầm chỉ là “trong khái niệm” (“im Begriff7Anh: “in concept”) và vẫn chưa hoàn toàn hiện thực hóa khái niệm của chúng. (Do đó, khái niệm, ở Hegel, thường dùng quy chiếu đến giai đoạn tiên khởi của một thực thể, tương phản với hình thức đã phát triển đầy đủ của nó). Trong trường hợp các khái niệm mang tính phạm trù, một thực thể ở bậc thấp hơn, chẳng hạn như hòn đá, không hoàn toàn tương ứng với bản thân khái niệm, mà chỉ là một phân mảnh cấp thấp của khái niệm, chẳng hạn khái niệm về một vật với các thuộc tính của nó.
3. Các khái niệm không tách biệt rạch ròi với nhau. Chúng hình thành nên một HỆ THỐNG đan bện vào nhau một cách biện chứng mà ta không thể sở đắc được bằng sự trừu tượng phân mảnh. Do đó, kỳ thực chỉ có một khái niệm, đó là khái niệm tự triển khai trong Khoa học Logic, và cấu tạo nên bản chất vừa của thế giới, vừa của cái Tôi.
Hegel thường đồng hóa khái niệm với THƯỢNG ĐỂ, mà sự sáng tạo ra thế giới từ hư vô của Ngài diễn tả sự tự hiện thực hóa của khái niệm thành một đối tượng khác với nó, song đồng nhất với nó. Điều ông muốn nói là: khái niệm áp dụng vào cho các thực thể HỮU HẠN bên trong thế giới, nhưng không thực thể nào như vậy tương ứng hoàn toàn với khái niệm; thậm chí những thực thể tự quy định một cách tương đối cũng phụ thuộc vào cái được cho vào từ bên ngoài. Nhưng vì bản tính và sự phát triển của thế giới như một toàn thể không phụ thuộc vào điều gì hơn là phụ thuộc vào chính nó: vậy nên nó phải tương ứng hoàn toàn với khái niệm của chính nó. Thế giới này được quy định hoàn chỉnh bởi khái niệm theo một cách thức nào đó mà, trong số những thực thể hữu hạn, được minh họa tốt nhất bởi Tinh Thần. Do đó, Hegel nghiêng về chỗ tin rằng ít nhất có thể suy luận ra những đường nét khái quát của thế giới từ một sự xem xét về khái niệm, nhưng ông thừa nhận một lĩnh vực của sự BÂT TÂT, mà bản chất và phạm vi của nó không được ông giải thích đầy đủ. Các tác phẩm của ông về các lĩnh vực đặc thù này (chẳng hạn, THPQ, MH, THTG) bắt đầu với một nghiên cứu về khái niệm hệ trọng (chẳng hạn như khái niệm về pháp quyền, về cái đẹp, hay về tôn giáo), rồi phát triển thành một nghiên cứu chuyên sâu hơn về chủ đề này (cấu trúc của xã hội hiện đại, các phong cách và các thể loại nghệ thuật, các loại hình tôn giáo, v.v.) trong sự độc lập đáng kể đối với việc du nhập “một cách ngoại tại” nội dung thường nghiệm.
Nhưng trên quan điểm của Hegel, trong chừng mực nào bản chất của thế giới được quy định bởi, và có thể rút ra một cách tiên nghiệm từ khái niệm mang tính lô-gíc (hay ý niệm) thì lại gây tranh cãi: những lý giải về điều này hình thành một chuỗi những quan điểm khác nhau: từ quan niệm cho rằng Khoa học Lô-gíc chỉ đon giản “tái cấu tạo” và làm sáng tỏ các khái niệm, sẽ được Hegel sử dụng để tổ chức và làm sáng tỏ nội dung thường nghiệm (chẳng hạn, M.J. Petry, K. Hartmann), đến quan niệm rằng ông tin vào việc thế giới “lưu xuất” (to “emanate”) từ khái niệm trong truyền thống của thuyết Plato-mới. Những sự khác biệt quan điểm này phản ánh sự hàm hồ và sự phức hợp cố hữu trong tư tưởng của Hegel.
Hoàng Phú Phương dịch