Thế giới [Đức: Welt; Anh: world]
Xem thêm: Nghịch lý, Vũ trụ học, Thế giới khả niệm, Tự nhiên,
Trong PPLTTT, thế giới là “toàn bộ mọi hiện tượng” (A 334/B 391 và A 507/B 535) và là đối tượng của vũ trụ học. Nó không phải là “toàn bộ tồn tại tự-thân” ở bên ngoài những biểu tượng của ta” và vì thế tự nó không thể là một đối tượng của nhận thức chính đáng. Khái niệm “thế giới” được phân biệt với khái niệm “tự nhiên”: nó là “cái toàn bộ về mặt toán học của mọi hiện tượng và là cái toàn thể của việc tổng hợp chúng” trong khi đó tự nhiên cũng là chính thế giới ấy nhưng “được xem như là toàn bộ năng động” (A 418/B 446). Kant bác bỏ một cách nhất quán sự phân biệt của Wolff giữa thế giới khả giác [thế giới cảm tính] và thế giới khả niệm [thế giới của giác tính] (A 257/B 312); trong khi đó thừa nhận sự phân biệt giữa khái niệm cảm tính và khái niệm trí tuệ (A 255/B 311); “thế giới khả niệm” duy nhất có thể thừa nhận là thế giới luân lý của tính nhân quả tự do, được quy định bởi các luật của sự tự do. Phần lớn sự bàn luận mở rộng của Kant về khái niệm thế giới xuất hiện trong bối cảnh ông phê phán “siêu hình học chuyên biệt” về vũ trụ học của phần “Biện chứng pháp siêu nghiệm” của quyển PPLTTT. Những nỗ lực của các nhà vũ trụ học trong việc xử lý thế giới như thể là một đối tượng của nhận thức, và tìm hiểu những giới hạn không gian và thời gian tối hậu của nó (sự khởi đầu và kết thúc theo không gian và thời gian của nó), cấu tạo của nó (cho dù về Cổ bản đon thuần hay đa hợp) và bản tính của luật nhân quả của nó (cho dù thế giới ấy tự do hay được quy định) sản sinh ra từ ba nghịch lý đầu trong bốn nghịch lý được trình bày trong PPLTTT.
Cù Ngọc Phương dịch