Liên bang (chủ nghĩa) [Đức : Föderalismus; Anh : federalism]
Xem thêm: Như-thể, Chủ nghĩa công dân thế giới, Đào luyện [văn hóa], Lịch sử, Ý niệm, Hòa bình, Quyền, Nhà nước, Chiến tranh,
Ý niệm về Chủ nghĩa Liên bang được Kant bàn đến trong ngữ cảnh về luật quốc tế và liên bang các nhà nước, đánh dấu một giai đoạn hiện thực hóa ý niệm về nền hòa bình vĩnh cửu. Chủ đề này được bàn trong SHHĐL trong ngữ cảnh về “Công Pháp”, trong LTTH trong ngữ cảnh về chủ nghĩa công dân thế giới, và trong HBVC như bài thứ hai trong ba “bài viết cuối cùng về một nền hòa bình vĩnh cửu”. Trong khi các bàn luận này rất khác nhau về chi tiết, chúng chia sẻ chung một số đặc trưng cơ bản. Trước hết là một sự loại suy mà Kant rút ra giữa sự hình thành một liên bang các nhà nước và “[tiến trình] qua đó một dân tộc trở thành một nhà nước” (SHHĐL, tr. 350, tr. 156). Giống như các cá nhân trước khi có sự hình thành một nhà nước là ở trong một trạng thái chiến tranh, thì các nhà nước trước khi có sự thành lập một liên bang cũng vậy. Như điều thường xảy ra trong các lập luận của Kant từ sự loại suy [tương tự], sự giống nhau được theo kèm bởi một sự khác biệt, tức là các nhà nước vẫn nằm trong một tình trạng chiến tranh và vẫn có chủ quyền tuyệt đối của chúng, vì thế cho phép chúng rời khỏi hoặc xây dựng lại liên bang các nhà nước. Trong HBVC và LTTH, sự loại suy được mở rộng thành một phả hệ học lịch sử về liên bang. Sự khốn cùng do nguyên nhân bạo lực phổ biến “làm cho một dân tộc quy phục trước sự cưỡng chế do chính lý tính đặt ra” và “bước vào một hiến pháp [một thể chế] dân sự” sẽ còn dẫn họ đến “một hiến pháp của chủ nghĩa công dân thế giới” (LTTH, tr. 310, tr. 90).
Động lực để bước vào một liên bang các nhà nước nằm ở mối quan tâm đến sự đảm bảo an ninh lẫn nhau nảy sinh từ trạng thái chiến tranh liên tục giữa các nhà nước. Kant viết trong HBVC, “các nhà nước láng giềng không ngừng tấn công lẫn nhau chính bởi sự kiện rằng chúng là láng giềng của nhau” (HBVC, tr. 354, tr. 102). Tuy nhiên, tính cách của một liên bang như thế cũng đặt ra nhiều vấn đề. Chính ở đây, sự tương tự với sự tổ chức của nhà nước dân sự đổ sụp. “Liên minh các quốc gia” này phải “không bao hàm bất kỳ uy quyền tối cao nào hết (như trong một tổ chức dân sự), trái lại chỉ là một sự liên hợp (liên bang)” (SHHĐL, tr. 344, tr. 151) mà các nhà nước có thể ly khai và có thể thương lượng lại các điều khoản của mình. Thật thế, Kant xem một “nhà nước quốc tê” là “mâu thuẫn”, vì nó đòi hỏi sự phụ thuộc của các nhà nước cá biệt vào một nhà nước quốc tế, một hành vi hẳn sẽ đặt nền tảng cho một đế chế chứ không phải cho một liên bang, và trên thực tế ắt sẽ giải thể các nhà nước lập hiến (HBVC, tr. 356, tr. 103). Kant mô tả liên minh các quốc gia như một “liên bang hòa bình” không có “các luật công và một quyền lực cưỡng chê” (HBVC, tr. 356, tr. 104), nhưng vẫn đảm bảo cho sự tự do của mỗi nhà nước mà không cần đến quyền lực. Tuy nhiên, việc làm thế nào có thể đạt đến mục tiêu này là không rõ, và chính Kant cũng không lạc quan gì về các Cổ hội của nó. Trong SHHĐL, Kant nói đến một “cổ quan lập pháp thường trực của các nhà nước” thậm chí còn yếu hon cả một liên bang; nó là một sự liên minh tự nguyện “có thể bị giải tán bất kỳ lúc nào, chứ không phải là một liên bang (giống như liên bang Mỹ) đặt Cổ sở trên một hiến pháp” (SHHĐL, tr. 351, tr. 156). Nó rốt cục hẳn sẽ phục vụ cho việc mang lại một diễn đàn trong đó các cuộc tranh cãi giữa các quốc gia có thể được quyết định về mặt pháp lý, bằng sự tưong tự với các cuộc tranh tụng dân sự, nhưng không có luật và phưong tiện cưỡng chế giống như nhà nước dân sự.
Ý tưởng của Kant về một liên bang các nhà nước có ảnh hưởng trong các bàn luận xoay quanh Hiến chưong của Hội Quốc Liên và sau này là Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, những khó khăn mà các thể chế này đối mặt trong việc tạo nên một diễn đàn có hiệu lực pháp lý của các nhà nước đã được Kant dự báo. Dựa trên sự phân tích của Kant, người ta có thể tranh cãi rằng việc tạo ra một liên bang các nhà nước là một ý niệm tiệm cận, tức ý niệm không thể được hiện thực hóa trong không gian và thời gian, và sẽ làm nảy sinh các nghịch lý và các mâu thuẫn. Ý tưởng nền tảng nhất hẳn sẽ là ý tưởng về việc cấu tạo một trật tự pháp lý quốc tế sẽ chi phối hành vi của các nhà nước mà không cần một bộ máy cưỡng chế: một trật tự pháp lý không có sự cưỡng chế như thế có rất ít quyền lực trên các nhà nước lập hiến; nhưng một trật tự pháp lý có quyền lực như thế hẳn sẽ có nguy Cổ trở thành một nhà nước đế quốc, tức một nhà nước có tiềm năng giải thể sự hiện hữu độc lập của các nhà nước lập hiến thành viên. Giải pháp đặc trưng của Kant là lập luận dựa vào sự tưong tự và cái như-thể: ông nói rằng chính trong lợi ích của các nhà nước thành viên khi họ hành động như thể họ đang tham gia vào một trật tự pháp lý thực sự sở hữu phưong tiện thực thi các phán quyết của mình.
Mai Sơn dịch