Khách thể/Đối tượng/Khách quan (sự, tính, cái) [Đức: Objekt und Objektivität; Anh: object and objectivity]
(Das) Objekt, từ chữ La-tinh objectum (quá khứ phân từ của động từ objicere, “ném ra phía trước hay ném ngược lại”), nghĩa là “cái gì đó ném /đã được ném ra phía trước hay được ném ngược lại”. Nó tương phản với “CHỦ THỂ” (“Subjekt”), “cái gì được ném hay được đặt ở dưới”. Từ khi xuất hiện lần đầu tiên trong các công trình của Duns Scotus cho đến thế kỷ XVIII, “Subjekt” và “Objekt” được sử dụng theo nghĩa ngược lại với nghĩa hiện đại của nó: “Subjekt” là cái chủ đề (“Subjekt”) nằm bên dưới diễn ngôn (hay “Objekt”), trong khi đó “Objekt” là cái gì được ném ngược trở lại hay hướng đến nó, nghĩa là quan niệm hay thuộc tính thuộc về “Subjekt”. Nhưng chính Wolff đã đem lại cho Objekt nghĩa của “cái gì đó
được ném ra, hay đặt ngược lại với tâm trí”, là “đối tượng” của Ý THỨC, của sự HÌNH DUNG hay NHẬN THỨC. Nó cũng có thể là đối tượng của sự phấn đấu, của ước muốn hay hành động. Nó không nhất thiết phải là thực thể vật lý đang hiện hữu: những con số, những con kỳ lân (trong thần thoại) hay bản thân ý thức đều có thể là Objekt của ý thức hay tư duy. Kant cũng dùng nó theo nghĩa hẹp hon về một đối tượng được mang lại trong kinh nghiệm, một đối tượng hiện thực: “Đối tượng là cái đa tạp của một trực quan được cho được hợp nhất lại trong khái niệm về đối tượng” (PPLTTT, B137). Objekt cũng được sử dụng theo nghĩa ngữ pháp cho bổ ngữ của động từ trong câu.
Cái đối ứng với nó trong tiếng Đức bản địa cũng xuất hiện bên cạnh từ Objekt: từ thế kỷ XVII, từ Gegenwurf (“cái được ném ngược lại”) trước đó được thay thế bằng từ Gegenstand (“cái đứng ngược lại hay đối diện với...”), mặc dù vào cuối thế kỷ XVII, Gegenstand vẫn còn xuất hiện trong nghĩa tôn giáo về “sự dựa cậy, sự kháng cự” tinh thần chống lại những cám dỗ, những ưu phiền. Trong phưong ngữ Swabian của Hegel, nó cũng mang nghĩa “trở ngại, trở lực”, nhưng trong tiếng Đức triết học, nó có nghĩa, giống như Objekt, là một “đối tượng” (của ý thức, nhận thức, hành động, v.v.) và một “đối tượng hiện thực”. Kant không nêu ra sự phân biệt giữa Objekt và Gegenstand.
Từ Gegenstand sinh ra tính từ gegenständlich (thuộc đối tượng/khách quan) và danh từ Gegenständlichkeit (tính đối tượng/tính khách quan). Nhưng giống với Kant, Hegel thường chuộng sử dụng những từ phát sinh từ Objekt: objective (thuộc đối tượng/khách thêVkhách quan), Objektivität (tính khách thêVkhách quan), và thỉnh thoảng, objektivieren (làm cho trở thành đối tượng/khách thể, khách thể hóa/đối tượng hóa). (Chẳng hạn: TÔN GIÁO bắt đầu với “sự khách thể hóa” bản tính phổ biến và cốt yếu của sự vật, nghĩa là sự biến đổi của nó thành một Thượng Đế khách quan). Nghĩa khái quát của từ objektiv là “thuộc về (một) khách thêVđối tượng”, nhưng những nghĩa riêng biệt hon của nó là: (1) “thực tồn, hiện thực, là một đối tượng/khách thê” (như trong “sự kiện khách quan”); (2) “vô tư, hướng đến đối tượng/khách thê” (như trong “một thái độ khách quan đối với các sự kiện”). Objecktivität có hai nghĩa tưong ứng: (1) “thực tại”; (2) “tính vô tư, không thiên vị”. Objektivität, theo nghĩa “tính vô tư”, có thể là trong thực hành cũng như trong nhận thức: chẳng hạn, tuân theo các quy tắc phi cá nhân, tưong phản với các ý thích cá nhân của ta.
Trong triết học Hegel, Objekt phân biệt với Gegenstand ở ba khía cạnh: (1) Hegel nhấn mạnh mặt từ nguyên học của Gegenstand hon là Objekt, do đó, Gegenstand, về bản chất và trực tiếp, là đối tượng của nhận thức, V.V., trong khi Objekt, ít nhất là thoạt đầu, là có tính độc lập (BKT I, §193). Gegenstand là một đối tượng ý hướng, trong khi Objekt là đối tượng hiện thực. (2) Khi Objekt là đối tượng của cái gì đó, nó thường là đối tượng của một Subjekt, trong khi Gegenstand là đối tượng của nhận thức (Wissen), Ỷ thức, cái TÔI, v.v. (Không có một phiên bản tiếng Đức bản địa nào tưong đưong với Subjekt). (3) Theo Hegel, HÌNH THỨC của ý thức và đối tượng của nó là phụ thuộc lẫn nhau và có tính phong phú và phức hợp tưong đưong nhau. Do đó, nếu Objekt là đối ứng với Subjekt, và (trong KHLG) chủ thể bao gồm KHÁI NIỆM, PHÁN ĐOÁN và SUY LUẬN, thì Objekt cũng phải là một hệ thống phức tạp của những đối tượng (chẳng hạn như hệ mặt trời) liên quan với nhau bằng các hình thức của suy luận. Gegenstand, ngược lại, có thể là đối tượng của một hình thức đon giản của ý thức, chẳng hạn như của sự XÁC TÍN CẢM TÍNH, vốn chưa phải là một chủ thể trưởng thành đầy đủ. (Trong DBTH, Gegenstand là một đối tượng CỤ THỂ với nhiều đặc điểm có thể tri giác được, nhưng nếu ta không xét đến hay TRỪU TƯỢNG HÓA khỏi chúng, cái còn lại là một Objekt trừu tượng).
Do vậy, trong HTHTT (Dẫn Nhập V.V.), nổi Hegel khảo sát các hình thái của ý thức ý hướng, từ tri thức thô Sổ nhất đến tri thức tuyệt đối, đối tượng bàn trong quyển này là Gegenstand. Nhưng trong KHLG, nổi “Objekt” tiếp sau “Khái niệm chủ quan” (BKTI) hay “Tính khách quan” tiếp sau “Tính chủ thể’ (KHLG), thì “Objekt” và “Objektivität” là “khách thể” và “tính khách quan" . “Objekt”, trải qua các giai đoạn cơ GIỚI LUẬN, HÓA HỌC LUẬN và MỤC ĐÍCH LUẬN, thể hiện “các QUY ĐỊNH khái niệm” đã phát triển trong “Khái niệm chủ quan” (nhất là cấu trúc tam đoạn luận), nhưng thoạt đầu được quan niệm như là độc lập với chủ thể nhận thức hay chủ thể thực hành. Khi Hegel nêu ra (“một”) vấn đề về nhận thức như “Bằng cách nào những chủ thể như chúng ta đạt đến các khách thể?” (BKTII, §246 A), thì các khách thể là các Objekte, không phải là Gegenstände, vốn chỉ liên quan đến ý thức. (Trong HTHTT, Dẫn nhập, khách thể vốn là thực tồn và do đó khó đạt đến thì không phải là Gegenstand, mà là die Sache (“sự việc”), “Sự VẬT”, V.V.).
Trong KHLG, Hegel cho rằng objektiv và Objektivität có hai nghĩa: (i) “Đứng đối lập với khái niệm độc lập” hay với cái Tôi, tức “thế giới đa tạp trong sự hiện hữu trực tiếp của nó”, mà khái niệm hay cái Tôi phải vượt qua. (Hegel liên hệ điều này với một “nghĩa ít xác định hon”, trong đó Objekt là Gegenstand của bất kỳ “mối quan tâm hay hành động nào của chủ thể”), (ii) “Cái Tự MÌNH VÀ CHO MÌNH thoát khỏi sự giới hạn và đối lập” bởi một chủ thể. Cái “khách quan” theo nghĩa này bao gồm các nguyên tắc lý tính và tất yếu về lý thuyết hay đời sống đạo đức, mà chủ thể chỉ đon giản phải tuân theo, hon là vượt bỏ hay thay đổi, và là cái khách thể mà chủ thể phải NHẬN THỨC [bằng sự theo dõi, quan sát] “thoát khỏi những sự thêm thắt của sự PHẢN TƯ chủ quan”. Co giới luận và hóa học luận, trong nghiên cứu của Hegel, bao gồm tính khách quan theo nghĩa (ii), trong khi mục đích luận, trong đó mục đích hay khái niệm thoát ly khỏi khách thể và nỗ lực quy định nó, bao gồm tính khách quan theo nghĩa (i). Nhưng, trong thực tế, đây là ba giai đoạn của tính khách quan, chứ không đon giản là hai: (1) một khách thể độc lập với chủ thể, theo nghĩa hoàn toàn không xét đến chủ thể (ngoại trừ trong chừng mực chủ thể hay khái niệm được tiền giả định một cách mặc nhiên như cấu tạo nên khách thể xét như là khách thể), đó là Cổ giới luận và hóa học luận.
(2) Một khách thể đứng đối lập với một chủ thể và được chủ thể vượt qua, tức là mục đích luận, nhưng ở cấp độ Ý NIỆM, là những ý niệm về cái chân (nhận thức) và về cái thiện (LUÂN LÝ nổi Kant và Fichte). (Đây là tính khách quan theo nghĩa (i) ở trên). (3) Một khách thể đã nỗ lực lao động để vưon đến sự TẤT YỂU và lý tính, khiến cho chủ thể không cần thay đổi hay quy định nó, mà chỉ đon giản là phải tuân theo nó. Điều này tưong ứng với ý niệm tuyệt đối, là cái, theo Hegel, vừa là chủ thể, vừa là khách thể. Điều này được minh họa, chẳng hạn như, một ai đó nghiên cứu Lô-gíc học (kiểu Hegel) hay tuân theo những luật lệ và thực hành của NHÀ NƯỚC lý tính. (Đây là tính khách quan theo nghĩa (ii) ở trên).
Ở BKTI, §41A.2, Hegel phân biệt ba nghĩa của objektiv (tính khách quan): (a) nghĩa thông thường về “cái gì hiện diện ở bên ngoài, tương phản với những gì chỉ đơn thuần chủ quan, được tưởng tượng hay mơ mộng, V.V.”; (b) nghĩa theo Kant về “cái gì phổ biến và tất yếu, tương phản với cái bất tất, đặc thù và chủ quan của cảm giác”; (c) nghĩa được Hegel yêu chuộng là “TƯ TƯỞNG nhưng không đơn thuần là tư tưởng của ta, mà cũng là cái Tự MÌNH của sự VẬT (Dinge) và của cái khách quan (des Gegenständlichen) nói chung”. Nghĩa (a) tương ứng với nghĩa (i) nêu trên, trong khi nghĩa (ii) nêu trên bao gồm cả (b) và (c) này Hegel cho rằng Kant đã đúng khi nghĩ rằng những CÁI BÂT TÂT của cảm giác, V.V., là khách quan chỉ trong nghĩa suy biến, yếu ớt, tương phản với tư tưởng hay phạm trù, vốn là PHỔ BIẾN và tất yếu, vừa theo nghĩa chúng áp dụng cho mọi đối tượng, vừa theo nghĩa chúng không thay đổi từ người này sang người khác. Nhưng, với Kant, các tư tưởng vẫn là chủ quan theo nghĩa (c), vì ông xem chúng là được ta áp đặt lên sự vật, chứ không phải cấu tạo nên BẢN CHÂT của chúng (như xác tín của Hegel).
Cố gắng của Hegel để phân biệt những nghĩa khác nhau của Objektivität đã bỏ qua sự khác biệt giữa những thái độ khách quan hướng đến sự vật và bản thân những sự vật khách quan. Điều này bắt nguồn từ hai học thuyết: thứ nhất, cho rằng ở cấp độ cao nhất của tính khách quan, thái độ (hay chủ thể) và đối tượng của nó trùng khít với nhau; thứ hai, nói chung, những thái độ và những đối tượng của chúng là khách quan ở cùng một cấp độ hay đến cùng một mức độ: nếu, chẳng hạn, tôi tư duy một cách khách quan (nghĩa là một cách lý tính và vô tư, không thiên vị), tôi phân biệt những tư tưởng khách quan cấu tạo nên bản chất của sự vật, trong khi nếu tôi chỉ đơn thuần cảm giác hay tri giác, tôi chỉ phân biệt được tính khách quan thấp kém hơn của những thuộc tính cảm tính về sự vật. Nhưng không có gì rõ ràng rằng sự tương ứng này có thể đạt được. Những cảm giác của tôi có thể là bất chợt và chủ quan, nhưng điều này không dẫn đến việc những thuộc tính khả giác của sự vật (được khẳng định bởi việc đối chiếu những cảm giác khác nhau của một người quan sát và của nhiều người quan sát khác nhau) là hoàn toàn chủ quan. Thêm nữa, trong trường hợp phán đoán đạo đức và thẩm mỹ, một thái độ (vô tư) không bảo đảm cho một câu trả lời khách quan (đúng đắn), thậm chí cũng không tìm ra được một câu trả lời khách quan (đúng đắn). Trong trường hợp đạo đức học, rõ ràng không có một khách thể cho thái độ khách quan đạt đến, nhưng Hegel có xu hướng xem LUẬT PHÁP (hay bản thân NHÀ NƯỚC) như là một khách thể tưong tự với đối tượng của nhận thức.
Trong cả KHLG và BKTI, Hegel còn liên kết sự quá độ từ “khái niệm chủ quan” sang “khách thể’ với LUẬN CHỨNG bản thể học về sự hiện hữu của Thượng Đế.
Hoàng Phong Tuấn dịch