Khế ước [Đức: Vertrag; Anh: contract]
Xem thêm: Liên tục (tính), Công bằng, Luật pháp, Hôn nhân, Bổn phận, Tài sản, Pháp quyền, Nhà nước, Ý chí,
Khế ước đã trở thành hình thức ngự trị của quan hệ xã hội trong xã hội hiện đại, mang lại hình thái cho các quan niệm của ta về năng lực ý chí, sự đồng thuận và bổn phận. Do bị giới hạn ngay từ khởi nguyên trong bộ Digest của Justiana trong luật Ta mã đối với các bổn phận theo luật tư pháp giữa các công dân, phạm vi của khế ước được mở rộng vào đầu thời hiện đại để bao hàm không chỉ sự thành lập nhà nước (như trong Contrat social [Khế ước xã hội] của Rousseau, 1762) mà cả những mối quan hệ luân lý và đạo đức. Triết học thực hành của Kant, rõ ràng đã thúc đẩy việc mở rộng phạm vi của khế ước, đặc biệt là quyển SHHĐL. Điều này có được là nhờ sự hệ thống hóa các khái niệm luật pháp La mã vốn đã được các triết gia về luật thuộc phái Wolff đẩy đến cực đoan trong giai đoạn trực tiếp trước Kant.
Kant định nghĩa một khế ước bằng “hai hành vi xác lập một quyền: một sự hứa hẹn và sự chấp nhận nó” (SHHĐL, tr. 284, tr. 102). Vì ông muốn phát triển một nghiên cứu siêu nghiệm về khế ước, nên ông đã trừu tượng hóa khỏi nội dung của các khế ước - tức những đối tượng của chúng - và tập trung vào hình thức của bổn phận. Theo đó, ông nhấn mạnh đến phưong diện nhân thân (personal) hon phưong diện hiện thực của khế ước, không xem sự bàn giao và sở đắc như những bộ phận có tính cách cấu tạo của một khế ước, mà chỉ xem như các kết quả của nó. Để đảm bảo kết quả mong muốn, Kant định đề hóa ba bộ phận của một khế ước: một người hứa hẹn, một người chấp thuận, và một người bảo lãnh. Điều này dẫn đến một sự nhân đôi các khế ước, tức khế ước giữa người hứa hẹn và người chấp thuận được bổ sung bằng khế ước giữa người hứa hẹn và người bảo lãnh. Kant tiến hành phân chia các khế ước thành ba loại. Loại thứ nhất công nhận “sự sở đắc đon phưong” và là một “khế ước cho không” như sự tin tưởng, sự cho mượn và quà tặng. Hình thức thứ hai của khế ước - “khế ước nhiều nghĩa vụ hon” - công nhận sự sở đắc đối với cả hai bên, gồm sự đổi chác, mua bán, cho vay và sự môi giới. Nhóm thứ ba gồm các khế ước của sự bảo đảm mang lại sự an toàn thông qua sự cầm cố và sự đảm nhận nghĩa vụ pháp lý. Với điều này, Kant phát triển một loại hình học [typology] về các khế ước nhấn mạnh hình thức nhân thân của nghĩa vụ pháp lý và bổn phận hon là những đối tượng hiện thực của khế ước.
Sự nhấn mạnh các phưong diện nhân thân của khế ước nảy sinh từ việc đặc trưng hóa ý chí luận của Kant về hành vi lập khế ước. Các yếu tố “có tính cách chuẩn bị” và “có tính cách cấu tạo” của một khế ước được dành để hoàn thành một sự thống nhất của ý chí giữa các bên. Trong giai đoạn chuẩn bị của việc “thương thảo” một khế ước, một đề nghị được đưa ra và được tán thành; điều này được tiếp tục trong giai đoạn cấu tạo hay ký kết bằng một sự hứa hẹn và một sự chấp thuận. Cái được sở đắc thoạt đầu không phải là một quyền hiện thực đối với một sự vật bên ngoài, mà là một quyền “đối với một nhân thân (Person)... một quyền hành động dựa theo tính nhân quả của họ (lựa chọn của họ) để thực hiện cái gì đó cho tôi...” (SHHĐL, tr. 274, tr. 93). Một quyền đối với một sự vật chỉ xảy ra sau sự thực hiện, nhưng sự chuyển nhượng quyền sở hữu lại gây ra những vấn đề đáng kể cho nghiên cứu của Kant về khế ước. Nếu mọi quyền đều có tính nhân thân tự nền tảng, thì một khe hở trong sự sở hữu sẽ nảy sinh trong diễn trình chuyển nhượng một đối tượng từ bên này sang bên kia. Kant ra sức giải quyết khó khăn này bằng cách viện đến một ý chí thống nhất thứ ba, bao gồm ý chí của cả hai phía ký kết để mang lại sự liên tục của sự sở hữu ngay trong khi đối tượng được chuyển trao từ phía này sang phía kia.
Kant đã mở rộng phạm vi của khế ước từ những sự giao dịch về cơ bản là thương mại giữa các cá nhân đến những mối quan hệ chính trị và đạo đức. Một ví dụ tai tiếng là định nghĩa của ông về hôn nhân như khế ước đảm bảo “sự hợp nhất của hai con người khác phái nhằm sở hữu những thuộc tính tính dục của nhau suốt đời” (SHHĐL, tr. 277, tr. 96 - một ví dụ phức hợp đe dọa sự phân biệt giữa sự chiếm hữu hiện thực và sự chiếm hữu nhân thân) [Xem mục từ: Hôn nhân]. Ông cũng bàn về việc đặt nền tảng cho một nhà nước bằng ý niệm về một khế ước nguyên thủy, như “hành vi nhờ đó một dân tộc biến chính mình thành một nhà nước” (SHHĐL, tr. 315, tr. 127). Trong khế ước này, mọi người trao đổi sự “tự do bên ngoài” của họ để lấy “tự do công dân”. Ba khế ước riêng biệt thực tế được cam kết trong sự hình thành nhà nước: Khế ước đầu là giữa các công dân tương lai trong đó “mỗi người bổ sung cho người khác để hoàn thiện hiến pháp hay thể chế của một nhà nước” (SHHĐL, tr. 315, tr. 127); khế ước thứ hai là giữa nhân dân với một vị nguyên thủ, tức khế ước của “sự lệ thuộc”; và khế ước thứ ba là giữa vị nguyên thủ với nhân dân qua đó “mỗi thần dân được chia phần các quyền hạn của mình” (SHHĐL, tr.
316, tr. 127). Ý niệm về khế ước nguyên thủy này mang lại một ý niệm điều hành để qua đó “suy tưởng về tính chính đáng/hợp pháp của một nhà nước” (SHHĐL, tr. 315, tr. 127) và vì thế “bao hàm một bổn phận về phía thẩm quyền lập pháp để tạo nên loại chính quyền phù hợp với ý niệm về khế ước nguyên thủy” (SHHĐL, tr. 340, tr. 148). Kant mở rộng khế ước nguyên thủy này bên trong một nhà nước thành khế ước nguyên thủy giữa các nhà nước, đề xuất một “liên minh các dân tộc” đặt Cổ sở trên một sự liên hợp các chủ quyền tối cao.
Ảnh hưởng gián tiếp của nghiên cứu của Kant về khế ước là không thể đo đếm được, vì những nghiên cứu trên lĩnh vực khế ước của ông về sở hữu, chính quyền và những mối quan hệ quốc tế đã làm nảy sinh một khối thư tịch luận chiến khổng lồ không còn mấy quan hệ đến các văn bản gốc của ông và những ý đồ của chúng.
Hoàng Phú Phương dịch