Chân lý/Sự thật, Sai lầm và Đúng đắn [Đức: Wahrheit, Falschheit und Richtigkeit; Anh: truth, falsity and correctness]
Tính từ wahr (“đúng thật”/Anh: “true”) cùng gốc với từ La-tinh verus và có nghĩa nguyên thủy là “đáng tin cậy”. (Chữ “true” trong tiếng Anh cùng gốc với chữ “treu” trong tiếng Đức, cũng có nghĩa là “đáng tin cậy”, “trung thành”). Từ đó có danh từ (die) Wahrheit (“chân lý”, “sự thật”; Anh: “truth”) và tính danh từ “das Wahre” (“cái đúng thật”). Falsch, giống chữ “false” trong tiếng Anh, cùng gốc với từ La-tinh/ữ/sus, và có nghĩa nguyên thủy là “không trung thành, đáng khinh, lừa dối”. Từ đó có danh từ (die) Falschheit (“sự sai lầm”) và das Falsche (“cái sai lầm, cái không đúng thật”, Anh: “the false” V.V.). Wahr gần với “richtig”, cùng gốc với Recht và chữ La-tinh rectus (“thẳng”, “đúng đắn”) và có nghĩa nguyên thủy là “thẳng thắn”. Ngày nay, có nghĩa là “đúng đắn” (Anh: “correct”), và trùng nghĩa với “real”, “quite” trong tiếng Anh, như trong “a real (quite) success” (“một thành công thực sự”) v.v.
Wahr và Wahrheit, giống như “true” và “truth” trong tiếng Anh, không chỉ áp dụng cho lòng tin, nhận định V.V., mà cả cho sự vật, như trong “một nghệ sĩ, một người bạn đích thực/đúng thật” v.v. Cách dùng này có tiền lệ từ thời cổ đại: Plato áp dụng alẽthẽs (“đúng thật, không lừa dối”) và alẽtheia (“sự thật, chân lý, thực tại, không lừa dối”) cho sự vật, nhất là cho những gì thuộc tri thức (episteme) hon là đơn thuần thuộc tư kiến (doxa). Trong Cộng hòa, Plato cho rằng mô thức tối cao (mô thức “sự Thiện”) mang lại chân lý cho những gì được nhận thức, giống như mặt trời soi sáng những vật thể trên mặt đất. Nhưng, Aristoteles lại loại bỏ chân lý ra khỏi sự vật và chỉ dành nó cho các PHÁN ĐOÁN: một phán đoán là đúng thật nếu nó bảo cái tồn tại là tồn tại hoặc bảo cái không tồn tại là không tồn tại. Syrianus nhấn mạnh rằng “không có gì có thể là đúng hoặc sai một cách chặt chẽ, ngoại trừ ở trong sự khẳng định và phủ nhận”. Đi vào triết học kinh viện, định nghĩa này của Aristoteles trở thành adaequatio rerum et intellectus, “sự tương ứng giữa sự vật và tâm trí”. Nhưng, ý tưởng rằng sự vật cũng như phán đoán đều có thể là đúng hoặc sai lại có mặt trong Soliloquies của St. Augustino và các tác giả về sau, cùng với ý tưởng rằng Thượng Đế là đúng thật hay là Chân lý tối cao và chuyển trao chân
lý ấy cho những sự vật khác như chúng đang có. Vào thế kỷ XVIII, chân lý quan hệ mật thiết với các QUY LUẬT TƯ DUY. Một phán đoán đúng phải phù hợp với các quy luật của tư duy, nhất là với quy luật về [loại trừ] mâu thuẫn. Trong PPLTTT, A294, B350, Kant nói rằng “yếu tố hình thức của mọi chân lý là ở chỗ nhất trí với những quy luật của GIÁC TÍNH”.
Hegel dùng chữ wahr và Wahrheit theo những cách khác thường. Ông bác bỏ cách dùng của Aristoteles, và xem một phán đoán, chẳng hạn: “Hoa hồng này [là] đỏ” chỉ có thể là richtig [“đúng đắn”] chứ không phải wahr [“đúng thật”]. Ông áp dụng wahr và Wahrheit trước hết cho khái niệm và sự vật. Nhưng, ông có xu hướng tin rằng chỉ có THƯỢNG ĐỂ hay cái TUYỆT ĐỐI mới thực sự là đúng thật. Cách dùng của ông khai thác và phát triển nhiều chiều kích khác nhau trong cách dùng trước đó:
1. Hegel liên hệ cách dùng chữ wahr của ông với các cách nói như “người bạn đúng thật/đích thực”, “tác phẩm nghệ thuật đúng thật/đích thực” (BKT I, §§ 24A.2, 172A., 214A.). Theo ông, người bạn đúng thật/ đích thực là người bạn tương ứng với KHÁI NIỆM “người bạn”, và tác phẩm nghệ thuật đúng thật/đích thực tương ứng với khái niệm “tác phẩm nghệ thuật”. Nhưng, thật ra, không một thực thể HỮU HẠN nào là tương ứng hoàn toàn với khái niệm của nó. Nó vướng vào các mối quan hệ với những sự vật khác; chúng chuyển trao những đặc điểm vốn không được khái niệm của nó quy định. Vì thế, không có vật gì là “đúng thật” một cách chặt chẽ, ngoại trừ cái TOÀN BỘ, là cái không có những sự vướng mắc ngoại tại và, do đó, hoàn toàn nhất trí với khái niệm của nó. Trong Lô-gíc học, cái toàn bộ này là, hay, được thể hiện bởi Ý NIỆM tuyệt đối, trong đó khái niệm là hoàn toàn tương ứng với THựC TẠI.
2. Hegel chấp nhận quan niệm rằng cái gì đó chỉ có thể là “đúng thật” nếu nó không tự-mâu thuẫn. Nhưng, không chỉ những phán đoán, lòng tin v.v. mới có thể tự mâu thuẫn. Ngay cả Leibniz và Kant cũng đồng ý rằng một khái niệm có thể tự-mâu thuẫn, và, vì thế, là sai, xét theo tiêu chuẩn của chính nó. Một người bạn sai lầm hay một tác phẩm nghệ thuật hỏng là tự-mâu thuẫn, theo cả hai nghĩa: nó không đạt được hay “mâu thuẫn” với khái niệm của nó, và (thường, hay ít nhất) là thiếu sự nhất trí nội tại. Trong thực tế, bất kỳ thực thể hữu hạn nào, dù là sự vật hay khái niệm, đều tự-mâu thuẫn, ít ra là khi nó bị thoát ly khỏi các mối quan hệ của nó với những sự vật hay khái niệm khác. Như thế, một lần nữa, chỉ có cái toàn bộ mới là “đúng thật”, bởi cái toàn bộ thì không phải hữu hạn, nên VƯỢT BỎ những mâu thuẫn trong các bộ phận của nó.
3. Hegel cũng chấp nhận định nghĩa về chân lý như là aảaequatio rerum et intellectus, nhưng ông lại tái diễn giải định nghĩa này, chẳng hạn, như là “sự đồng nhất giữa TƯ DUY và TỒN TẠI”, hay “sự nhất trí giữa cái CHỦ QUAN và cái KHÁCH QUAN”. Nhưng, sự nhất trí hoàn toàn giữa tư duy và tồn tại không thể tìm thấy trong phán đoán, chẳng hạn, như trong: “hoa hồng này [là] đỏ”. Tư tưởng ấy của tôi về [màu sắc của] hoa hồng không thể nắm bắt chân lý toàn bộ về hoa hồng, về mùi hương của nó, V.V., nói gì đến toàn bộ chân lý về tồn tại nói chung. Đóa hồng có thể héo úa, và như thế là không phù hợp với khái niệm “hoa hồng” được tôi áp dụng cho nó; và ngay cả khi nó tươi tốt đi nữa thì, do là một thực thể hữu hạn, cũng không tương ứng với những khái niệm được tôi áp dụng cho nó. Những phán đoán thuộc loại này tiền giả định rằng tôi và tư duy của tôi là được phân biệt với những ĐỐI TƯỢNG của phán đoán, và tuy tư duy của tôi là “đúng đắn” (“richtig”/ Anh: “correct”), nó vẫn không trùng khít với đối tượng của nó. Do đó, Hegel chỉ nhìn thấy sự trùng khít này giữa tư duy và tồn tại, giữa cái chủ quan và cái khách quan ở trong Ý NIỆM tuyệt đối, tức, trước hết trong vũ trụ xét như cái toàn bộ, và khái niệm về nó, cũng như trong TƯ DUY lô-gíc, thuần túy của ta, hay trong tư duy của ta về bản thân tư duy.
4. Hegel không hề chủ trương rằng vậy ta hãy ngưng không đưa ra những phán đoán, chẳng hạn, về hoa hồng. Nhưng, ông nhấn mạnh rằng phán đoán hay MỆNH ĐỂ không phải là hình thức thích hợp cho việc tư duy về những gì là hoàn toàn đúng thật, như về Thượng Đế, về cái tuyệt đối, ý niệm, TINH THẨN v.v. Một trong những lý do của điều này là: hình thức phán đoán ngụ ý rằng chủ ngữ của phán đoán là một sự VẬT, một cơ chất (substratum) mang theo nhiều thuộc tính vốn không nối kết với nhau một cách nội tại. Nhưng, cho dù hoa hồng là một vật thuộc loại này đi nữa, thì cái tuyệt đối, tinh thần lại không thể như thế. (Những) QUY ĐỊNH TƯ DUY tạo nên bản chất của chúng không cố hữu trong một cơ chất mà liên hệ qua lại với nhau một cách BIỆN CHỨNG.
5. Chỉ có cái tuyệt đối, ý niệm v.v. mới là “đúng thật” một cách chặt chẽ. Nhưng, Hegel cũng thường xem một khái niệm, một hình thái ý thức, một cấp độ của giới tự nhiên hay một giai đoạn lịch sử là Wahrheit [“chân lý”, “sự thật”] của một hay nhiều tiền thân của nó trong trình tự khái niệm hay trong diễn trình lịch sử, cho dù nó chưa phải là giai đoạn sau cùng, nghĩa là, chưa phải là “chân lý hay sự thật tuyệt đối”. Vì thế, TRI GIÁC là chân lý/sự thật của sự XÁC TÍN CẢM TÍNH; sự TRỞ THÀNH là chân lý/sự thật của TỒN TẠI và HƯ VÔ; MỤC ĐÍCH LUẬN là chân lý/sự thật của Cơ GIỚI LUẬN và HÓA HỌC LUẬN. Cách sử dụng này bao hàm mấy ý tưởng sau đây:
(a) Nếu cái gì đó là chân lý/sự thật của cái đi trước của nó, thì, dù nó chứa đựng những mâu thuẫn của riêng nó và sẽ xuất hiện ra sau này, nhưng nó giải quyết và thoát khỏi những mâu thuẫn đã được chứa đựng trong cái đi trước.
(b) Nó là, hay hiện thân, khái niệm mà cái đi trước của nó đã nỗ lực thực hiện, nhưng đã không thể hiện thực hóa một cách thích đáng mà không thay đổi thành một cái gì khác. Tưong tự như thế, ta có thể Sổ thảo một bài báo, nhưng không thể thực hiện trọn vẹn các ý định có trong đầu nếu không mở rộng nó thành một công trình khảo cứu. (Điều này không có nghĩa rằng công trình khảo cứu, khi đã hoàn tất, là chung quyết và không cần có thay đổi nào trong lần tái bản).
(c) Chân lý/sự thật của cái đi trước không đon giản thế chỗ cho nó, mà chứa đựng hay vượt bỏ những gì là đúng thật ở trong nó. (Công trình khảo cứu chứa đựng những gì “đúng thật” ở trong bài báo Sổ thảo).
6. “Chân lý/sự thật” của một cách nói cho thấy chân lý không đon giản là đối lập với sai lầm và thiếu sót. Sai lầm, thiết sót sẽ phát triển thành chân lý và được vượt bỏ trong chân lý. Tưong tự như thế, những thực thể hữu hạn hay “sai lầm” bên trong vũ trụ không đon giản là đối lập với cái đúng thật hay với cái VÔ HẠN, trái lại, được vượt bỏ trong nó. Hölderlin cũng có cái nhìn tưong tự: “Chân lý đúng thật nhất chỉ có thể là cái trong đó sai lầm cũng trở thành chân lý, bởi chân lý, trong hệ thống toàn bộ của nó, thiết định cái sai lầm đúng lúc và đúng nổi”. Vì thế, khi Hegel phê phán các triết gia khác, chẳng hạn, phê phán Spinoza hay Jacobi, ông có xu hướng cho rằng không phải quan niệm của Spinoza hay Jacobi là sai lầm, trái lại, quan niệm ấy phát triển thành quan niệm của ông.
Quan niệm của Hegel về chân lý nhất quán với các phương diện khác trong tư duy của ông:
(1) Chân lý của cái gì đó, dù là của tư tưởng hay sự vật, không tách bạch với giá trị hay ý nghĩa của nó. Một tác phẩm nghệ thuật “đúng thật/ đích thực” cũng ipso facto [từ bản thân sự việc] là một tác phẩm hay, đẹp. Ngược lại, Hegel rất khinh ghét khi phải gọi một nhận định tầm thường, hiển nhiên nào đó là nhận định “đúng thật”.
(2) Một chân lý/sự thật phân mảnh đóng khung trong một hệ thống khái niệm hay một lý thuyết khoa học một cách không tương ứng thì không thể là “đúng thật” theo nghĩa chặt chẽ. Vì thế, “chân lý” và “sai lầm” có mặt trước hết trong hệ thống khái niệm hay lý thuyết khoa học làm khuôn khổ chung cho phán đoán, hơn là trong bản thân phán đoán ấy.
(3) Thế giới tạo nên một HỆ THỐNG liên kết lẫn nhau, khiến cho không một tư tưởng hay phán đoán phân mảnh, riêng lẻ nào có thể là “đúng thật” hay tương ứng với cả hệ thống.
(4) Có một sự hội tụ tối hậu và một sự song hành sâu sắc giữa thế giới và tư tưởng của ta về nó. Cho nên, chúng phải vừa đúng thật (hoặc sai lầm) cùng với nhau. (Xem: DUY TÂM (thuyết)).
(5) Chân lý của một nền triết học, và sự bất khả xâm phạm của nó trước thuyết HOÀI NGHI, không phụ thuộc vào, chẳng hạn, sự tương ứng của nó với những sự kiện, trái lại, phụ thuộc vào sự mạch lạc nội tại và sự bao quát toàn diện của nó.
Bùi Văn Nam Sơn dịch
Chất, Lượng và Hạn độ (Đức: Qualität, Quantität und Mass; Anh: quality, quantity and measure)
Phần chính thứ nhất của Lô-gíc học, Học thuyết về TỒN TẠI, được chia làm ba chương: Chất, Lượng và Hạn độ.
1. Qualität là chữ được vay mượn từ chữ qualitas trong tiếng La- tinh ở thế kỷ XVI, đến lượt nó, qualitas bắt nguồn từ chữ qualis (“thuộc loại nào?”). Theo cách dùng thông thường, nó là (a) một mức độ ưu trội (về “phẩm chất kém, phẩm chất tốt”, v.v.) hoặc (b) sự ưu trội hon cả (“chúng tôi lo về chất, chứ không lo về lượng”). Trong triết học, nó là một “thuộc tính”; Hegel đặt nó ngang hàng với chữ Bestimmtheit (TÍNH QUY ĐỊNH, sự quy định/Anh: determinacy, determinateness). Chất của một PHÁN ĐOÁN là tính khẳng định, tính phủ định hoặc tính vô hạn của phán đoán ấy. (Hegel có xu hướng hòa lẫn chất của phán đoán với việc phán đoán gán một chất cho cái gì đó). Böhme liên kết Qualität với Quai (sự đau đớn, sự dằn vặt, nỗi thống khổ) và đề xuất các chữ Qualierung và Inqualierung để chỉ sự xung đột qua đó một chất tự tạo ra mình và duy trì sự tồn tại của mình. Sự kết hợp này không có Cổ sở từ nguyên học nào cả.
Trong Tô-gíc học, Qualität vừa là đề mục chung bao quát cả: tồn tại, TỒN TẠI NHẤT ĐỊNH, và tồn tại CHO MÌNH, vừa là một mô-men của tồn tại nhất định. Chất khác với THUỘC TÍNH (Eigenschaft) ở chỗ (a) thuộc tính cũng là một sức mạnh, tác động đến những sự vật khác (ví dụ: “cà phê có thuộc tính là làm cho ta tỉnh táo”), trong khi đó, chất thì thụ động hon, và (b) một thuộc tính thuộc về một sự VẬT, nó có thể tồn tại lâu bền qua những thay đổi trong các thuộc tính của nó, trong khi đó, một thực thể, theo Hegel, được cấu tạo bởi chất của nó và không thể nào tiếp tục tồn tại được một khi chất của nó không còn. Nhìn chung, chất chuyển sang lượng theo cách tồn-tại-cho-mình, - là cái tồn tại chỉ quan hệ với chính mình chứ không quan hệ với bất cứ cái gì khác -, không còn có một chất nhất định nữa và trở thành một nguyên tử hay một đon vị, đến lượt nó, nguyên tử hay đon vị này sản sinh ra các nguyên tử hay các đon vị khác bên cạnh bản thân nó.
2. Quantität được vay mượn từ chữ Ta-tinh quantitas vào thế kỷ XVI; chữ quantitas này có gốc từ chữ quatus (“lớn bao nhiêu, nhiều bao nhiêu, có bao nhiêu?, nhiều, V.V., như...”). Danh từ giống trung của quantus là chữ quantum, mang lại cho tiếng Đức (thế kỷ XVII) chữ Quantum, một lượng riêng hay một đại lượng. Chữ Grösse trong tiếng Đức bản địa (“kích cỡ, độ lớn, lượng”, từ chữ gross “lớn, rộng, to”) thì lưng chừng giữa Quantität và Quantum; Hegel thường đặt nó ngang hàng với Quantum. Tượng của một phán đoán là tính PHỔ BIỂN, tính ĐẶC THÙ hay tính CÁ BIỆT của phán đoán ấy.
Theo cách hiểu truyền thống, lượng được xem là (a) gián đoạn (diskret) hoặc liên tục (kontinuierlich, stetig) và (b) (có tính) (“quảng tính”, “trưong độ” (extensiv(e)) hoặc (có tính) “cường độ” (intensiv(e)):
(a) Các số tự nhiên (1, 2, 3, 4...) là gián đoạn: nếu ta tự giới hạn mình vào dãy số này, thì sẽ không có con số nào nằm giữa hai số hạng liền kề trong dãy số đó (ví dụ, giữa 3 và 4). Các số tự nhiên thích hợp cho việc đếm, ví dụ, những dấu chấm nhỏ trên giấy hay những con bò trên cánh đồng: mỗi con bò có thể được chia thành những bộ phận, nhưng điều này không thích hợp nếu một người nào đó chỉ đon giản muốn đếm số bò của anh ta. Nếu chúng ta thêm các phân số và các số vô tỉ (chẳng hạn V 2 ) thì dãy số sẽ trở nên liên tục và thích hợp cho việc đo lường, ví dụ như đo một đường thẳng hay chiều dài của một con bò. Hegel xem bất kì lượng hay đại lượng nào cũng đều vừa liên tục vừa gián đoạn. Một lượng được coi là gián đoạn hay liên tục tùy thuộc vào điểm nhìn hay mối quan tâm của ta: có 6 con bò (riêng lẻ, [tức gián đoạn]), nhưng xếp nối đuôi nhau thì chúng nối dài thành 10 mét; 10 mét này là một đại lượng liên tục, có thể tiếp tục được chia thành những phần, ví dụ, của một mét, nhưng nó cũng là một đại lượng gián đoạn, mười cái một mét giống hệt nhau, giống như sáu con bò vẫn là sáu con bò riêng lẻ dù chúng có xếp hàng nối đuôi nhau. Hegel xem đây là giải pháp cho nghịch lý thứ hai của Kant, tức là, vật chất vừa bao gồm những bộ phận đon giản lại vừa có thể phân chia vô hạn: vật chất, theo Hegel, có thể được coi hoặc là gián đoạn, gồm một số lượng nhất định của các bộ phận với những kích cỡ riêng, hoặc là liên tục, có thể phân chia ad infinitum (đến vô hạn) thành những bộ phận nhỏ hon nữa, và vì vậy nó vừa gián đoạn vừa liên tục. (Đây chỉ là biện pháp tránh né vấn đề của Kant: vật chất hoặc là liên tục theo nghĩa, về nguyên tắc, nó có thể được phân chia ad infinitum, hoặc là gián đoạn theo nghĩa nó không thể được phân chia đến vô hạn).
(b) Một lượng có thể là lượng quảng tính (số con bò trên cánh đồng, độ chiếm chỗ của một vật nào đó trong không gian hay thời khoảng của một sự biến trong thời gian) hoặc có thể là lượng cường độ (sức mạnh của một lực, trọng lượng của một vật nào đó, Grad hay “độ” trên thang nhiệt độ của nó). Lượng cường độ đôi khi hoạt động như lượng quảng tính: trọng lượng của 2 pao (pound = 0, 4536 kg), dù ta có dùng hệ thống đo lường nào đi chăng nữa, thì cũng nặng gấp hai lần trọng lượng của 1 pao, và trọng lượng cả thảy của chúng là 3 pao. Nhưng không phải lúc nào cũng thế: 1 panh (pint = 0, 571) nước ở nhiệt độ 90°C không nóng gấp hai lần một panh nước ở nhiệt độ 45°C; vì tỉ lệ giá trị bằng số của nhiệt độ sẽ khác nhau khi các hệ thống đo lường khác nhau; nếu hai panh nước, mỗi panh 45°c, trộn lẫn lại với nhau, cả hai panh đều 45°c chứ không phải 90°C. Hegel cho rằng, bất kì một lượng nào cũng phải vừa là quảng tính vừa là cường độ, vì, ví dụ, một thực thể không những phải có kích cỡ và độ dài thời gian mà còn phải có một chất khu biệt nào đó và vì thế phải có một độ nhất định của chất ấy; và lượng cường độ chỉ có thể được đo bằng mối tưong quan của nó với một lượng quảng tính, ví dụ mối tưong quan của nhiệt độ với chiều cao của thủy ngân trong ống nhiệt kế.
Trong KHLG, Hegel dành nhiều trang để xem xét tính vô hạn của số học và toán học. Ông xem số học như một ngành khoa học của GIÁC TÍNH, không thích hợp để áp dụng vào các đối tượng của triết học. Ông chỉ trích Schelling vì đã áp dụng những xem xét có tính định lượng vào cho cái TUYỆT ĐỐI, làm cho sự phân đôi của cái tuyệt đối thành tự nhiên và tinh thần phụ thuộc vào sự ưu trội về lượng của cái khách quan so với cái chủ quan hay ngược lại, và sử dụng khái niệm “lũy thừa” (Potenz) trong toán học đối với một giai đoạn tồn tại hay phát triển. Tuy nhiên, ông cố gắng diễn dịch và hệ thống hóa các phép tính số học khác nhau. Hegel cho rằng toán học chỉ bàn về lượng mà thôi, vì ông không biết gì về môn phi định lượng ngoại trừ môn topo trong toán học, cho dù các yếu tố của nó ẩn ngầm trong nghiên cứu của ông về hạn độ.
Quantum, giống như một cái gì đó bị hạn định (Etwas), bao hàm một RANH GIỚI, và tính VÔ HẠN về lượng là ở chỗ nó liên tục vượt ra khỏi giới hạn. Khác với giới hạn của cái gì đó, giới hạn của một Quantum thì “dứng dưng” (gleichgültig): một cái gì đó hay một chất được giới hạn bởi một cái gì đó khác với nó (ví dụ: màu đỏ khác với màu xanh, và một vật màu đỏ nằm kế tiếp một vật màu xanh), nhưng một đại lượng xét như là một đại lượng thì không được giới hạn bởi bất cứ cái gì khác với nó, về chất hay về lượng: chẳng hạn, một phạm vi của một không gian trống được giới hạn bởi một không gian trống hơn nữa, vì vậy nó dửng dưng với việc ranh giới được vạch ra ở đâu. Các đặc tính về chất đòi hỏi phải có những ranh giới không tùy tiện giữa các sự vật.
Nghiên cứu về lượng kết thúc bằng tỷ lệ (Verhältnis/Anh: ratio, proportion), tức TƯƠNG QUAN giữa hai biến số, chẳng hạn như X : 2x. Giá trị của các biến có thể tăng một cách bất định (ví dụ: 2 : 4, 3 : 6, 4 : 8...), nhưng tỉ lệ của chúng không thay đổi. Theo Hegel, đây là một sự tái xuất hiện của chất, đặc điểm bền vững của một thực thể, bên trong phạm vi của lượng, mà đặc điểm của nó là có thể được tăng hoặc giảm một cách bất định. Vì vậy, chất và lượng thống nhất ở hạn độ.
3. (Das) Mass (“hạn độ”/Anh: measure) có liên quan đến messen (nguyên nghĩa là “vẽ ranh giới, khoanh vùng” (một khu vực), và nay có nghĩa là “đo lường”). Chữ này có một lịch sử phức tạp với nhiều tầng nghĩa, thường gồm những nghĩa khác nhau của động từ messen và các nghĩa phái sinh của nó: (1) số lượng được phân phối (zugemessen) cho một người, lượng chính xác, khu vực đã được phân ranh giới; (b) cách, cách thức (làm việc gì); (c) cái thích hợp hay phù hợp (angemessenes); (d) sự tiết độ, sự chế ước (Mässigung). Nghĩa hiện thời của nó là “hạn độ, tỉ lệ (Verhältnis), chiều kích, độ (Grad), sự tiết chế, (trọng lượng và) hạn độ”. Chữ Mass (hạn độ) có hình thức giống cái (die Mass (e)) có nghĩa: (a) “hạn độ”, chẳng hạn, lít của bia, và (b) “sự tiết chế, đúng mực”, và nghĩa hiện thời đặc biệt là trong các ngữ thức như über alle Massen (quá độ, vượt qua mọi giới hạn). Nó xuất hiện ở nhiều từ ghép: Massregel (quy tắc- đo lường, tức là một quy tắc hướng dẫn, một bước hay một sự đo lường được tiến hành); Massstab (“gậy đo, thước đo, cân, mức độ, tiêu chuẩn”). Chữ Messen (“đo lường”) cũng mang lại chữ Durchmesser (“qua-dụng cụ đo”, tức là đường kính) và Erdmesser (“dụng cụ đo trái đất”, tức là đường trắc địa).
Hầu hết các nghĩa và các kết hợp này đều xuất hiện trong nghiên cứu của Hegel về hạn độ, như chữ modus trong tiếng La-tinh (thức đúng cách, quy tắc, phương cách, thể cách, nhất là thể cách của một thuộc tính ở Spinoza) và ý tưởng của người Hy Lạp về sự tiết độ và về những giới hạn mà việc vượt ra khỏi chúng tất bị báo ứng. Tuy nhiên, ý tưởng chính của Hegel là: chất và lượng của một thực thể thoạt đầu là độc lập với nhau. Một cánh đồng dù lớn hay nhỏ gì thì cũng vẫn là một cánh đồng. Nước dù nóng hay lạnh gì thì nước vẫn là nước. Nhưng cả trong lượng quảng tính lẫn lượng cường độ, có những giới hạn mà vượt qua chúng thì sự biến đổi về lượng sẽ tạo ra sự biến đổi về chất. Các sinh thể hữu cơ không thể thay đổi kích thước của chúng trong khi vẫn giữ nguyên hình dạng như trong những câu chuyện thần tiên: một gã khổng lồ có cùng hình dạng với một người bình thường, nhưng lớn hơn gấp 10 lần, ắt sẽ bị gãy chân vì khổ người và sức mạnh của gã không gia tăng theo tỉ lệ với trọng lượng của gã. Nếu mọi thứ đều được nhân đôi về kích thước thì ta ắt sẽ nhận biết được ngay trọng lượng phụ trội khi ta mang chúng. Khi một đứa bé tăng trưởng về kích thước, cái đầu của nó trở nên nhỏ hơn trong tương quan với cơ thể của nó.
Nhưng, như những nút thắt trên sợi dây, Hegel tập trung vào những trường hợp ở đó những biến đổi về chất chỉ diễn ra một cách không liên tục trong diễn trình biến đổi liên tục về lượng: nước, được đun nóng đủ, trở thành hơi nước, và, được làm lạnh đủ sẽ đóng băng; việc nó trải qua những biến đổi về chất như thế là thiết yếu nếu ta phải đo nhiệt độ của nó. Điều này gợi nên viễn tượng về một sự tăng và giảm không vô hạn, ví dụ, như nhiệt độ, được “thắt nút” tại những khoảng dừng bởi sự vô hạn của những thay đổi về chất. Nhưng, Hegel coi sự chuyển hóa lẫn nhau giữa chất và lượng như là việc chỉ ra cái BẢN CHÂT làm nền tảng cho chúng.
Cù Ngọc Phương dịch