Thần học [Đức: Theologie; Anh: theology]
Xem thêm: Tương đồng/Loại suy, Nhà thờ, Vũ trụ học, Thượng đế, Lịch sứ, Đấng quan phòng, Tâm lý học, Biện thần luận,
Phê phán của Kant về thần học liên quan đến một đối tượng hết sức đặc biệt, tức thần học triết học được Christian Wolff phát triển và được xem như một nhánh của “siêu hình học chuyên biệt”. Thần học của Wolff đã đánh dấu giai đoạn xâm phạm đầu tiên của triết học - một phân khoa thấp hon của đại học thế kỷ XVIII - vào địa hạt của phân khoa cao hon là Thần học. Bước đi này đã bị các nhà thần học tấn công quyết liệt bằng đủ mọi phưong tiện, kể cả việc vận động tòa án, nhằm giữ triết học ở nguyên vị trí của nó. Những cuộc đấu tranh ấy rốt cuộc đã dẫn đến việc trục xuất Wolff ra khỏi nước Phổ và một sắc lệnh cấm bàn luận về các sách của ông. Những âm vang trong cuộc đấu tranh này giữa phân khoa triết học và phân khoa thần học vẫn vang vọng trong XPK của Kant, và quyết định tính chất của phê phán của ông về thần học.
Bàn luận của Kant về thần học hiếm khi lạc khỏi việc ông phê phán sự lý giải của trường phái Wolff về Thượng đế như một đối tượng của “siêu hình học chuyên biệt” cùng với vũ trụ (vũ trụ học) và linh hồn (tâm lý học). Các bài giảng của ông về thần học triết học hầu như có hình thức một bình luận phê phán về mục bàn về Thượng đế mang màu sắc triết học Wolff trong cuốn Metaphysica [Siêu hình học] (1739) của Baumgarten, và phê phán của ông về Thần học trong “Biện chứng pháp siêu nghiệm” (PPLTTT) là một đặc trưng của sự phá hủy từng điểm một đối với “lý tính thuẫn túy” trong siêu hình học trường phái Wolff. Tuy nhiên, trong phê phán của mình, Kant cẩn trọng để không nhượng bộ thần học triết học cho các nhà thần học. Đúng hon, ông lập luận rằng trong khi Thượng đế không thể là một đối tượng của nhận thức tư biện, nhưng nó có thể là một định đề của lý tính thực hành. Việc ông dẹp bỏ nhận thức để “dành chỗ cho lòng tin” (PPLTTT B 30) được hướng đến cả thần học triết học lẫn sự lý giải Thánh kinh của phân khoa thần học. Vì thế, bàn luận về sự xung đột giữa triết học và thần học trong XPK kết thúc với một thái độ đoàn kết nhất trí với tôn giáo phi-thiết chế và phi-thần học được đưa ra dưới hình thức một lá thư do Carol Arnold Wilmans viết về “những người ly giáo và những nhà huyền học” yêu sách rằng dù ông chưa bao giờ “tìm thấy một nhà thần học nào trong số họ”, nhưng “nếu những người ấy là triết gia thì hẳn họ sẽ là những nhà Kant học chân chính (xin thứ lỗi vì cách dùng từ!)” (XPK, tr. 74-75, tr. 137-138).
Thế nên, phê phán của Kant về thần học là một bộ phận quan trọng của phê phán rộng hon của ông về Siêu hình học, và hầu hết tập trung chủ yếu vào những sự chứng minh cho sự hiện hữu của Thượng đế. Trong HHTĐ từ năm 1763, phê phán của ông đã là bộ phận của một sự vận động khái quát trong tư tưởng của ông chống lại “sự tinh tẽ sai lầm” (xem thêm TS): “Đấng quan phòng không mong đợi rằng những thức nhận cần thiết nhất cho sự ngu muội của con người phải dựa trên sự tinh tế của những suy luận được trau chuốt” (HHTĐ, tr. 65, tr. 43). Nhưng, trong khi “lưong thức tự nhiên” là đủ, nó có thể “bị làm lẫn lộn bởi tài khéo sai lầm” (sđd), và vì thế, đồng thời với cuốn “Chứng minh sự Tinh tế sai lầm của Bốn dạng Tam đoạn luận” trên phưong diện logic, cần phải chống lại “tài khéo sai lầm” trong lập luận.
Trong HHTĐ, Kant nhận diện bốn sự chứng minh về sự hiện hữu của Thượng đế, và phân loại chúng thành nhóm dựa theo việc chúng được rút ra “hoặc từ các khái niệm thuần lý của cái có thể có đon thuần, hoặc từ các khái niệm thường nghiệm của cái đang hiện hữu” (tr. 155, tr. 223). Nhóm đầu được gọi là những chứng minh “hữu thể học”, nhóm hai được gọi là những chứng minh “vũ trụ học”, về những chứng minh vũ trụ học, Kant phê phán cái gọi là sự chứng minh kiểu Descartes, vốn đi từ sự hoàn hảo của [khái niệm] Thượng đế đến kết luận về sự hiện hữu của Ngài. Một hữu thể hoàn hảo hẳn sẽ sở hữu mọi thuộc tính gồm cả sự hiện hữu, tuy nhiên Kant chỉ ra rằng sự hiện hữu không phải là một thuộc tính mà chỉ là sự thiết định các thuộc tính. Sự chứng minh ưa thích của Descartes không tìm kiếm các Cổ sở cho sự hiện hữu của Thượng đế, mà thay vào đó lập luận rằng Thượng đế tồn tại vì mệnh đề đối lập (tức [mệnh đề] Thượng đế không hiện hữu) là không thể suy tưởng được (HHTĐ, tr. 162, tr. 237, xem thêm NTĐT, tr. 392, tr. 69); nhưng, lập luận “giả tạo” cốt lõi này cho thấy rõ những dấu hiệu của sự cắn rứt lưong tâm và sự suy giảm của đức tin. Tuy nhiên, Kant cũng phê phán mạnh mẽ không kém đối với luận cứ chứng minh đầu tiên trong các chứng minh vũ trụ học, sử dụng nguyên tắc lý do đầy đủ từ các kết quả đã được nhận thức đến một nguyên nhân nền tảng, và đã “giành được nhiều quan tâm qua trường phái triết học Wolff” (HHTĐ, tr. 158, tr. 229). Ông ít phê phán hon đối với luận cứ vũ trụ học thứ hai, đi từ sự sắp xếp có mục đích được nhìn thấy trong vũ trụ đến một đấng sáng tạo, nhưng ông lập luận rằng, tuy lập luận này không bao giờ có thể đạt được sự chính xác, nhưng vẫn được đánh giá cao vì sức mạnh của nó trong việc “truyền sinh lực cho nhân loại bằng những tình cảm thanh cao có khả năng tạo ra hoạt động cao quí” (HHTĐ, tr. 161, tr. 235). Ông giữ vững lập trường này trong PPNLPĐ và THTN, trong đó luận cứ vũ trụ học thứ hai được xem như xác lập một thần học luân lý dựa trên cơ sở của nhận thức tương tự (loại suy) về Thượng đế.
Trong PPTTTT, Kant thậm chí còn từ bỏ nỗ lực còn sót lại và không hào hứng lắm của giai đoạn cuốn HHTĐ để đưa ra một sự chứng minh về sự hiện hữu của Thượng đế. Trong Chương III của “Biện chứng pháp Siêu nghiệm”, phần bàn về “ý thể của Lý tính thuẫn túy” (theo sau những sự phá hủy tâm lý học thuần lý và vũ trụ học thuần lý trong phần các Võng luận và các Nghịch lý), ông tuyên bố ba sự chứng minh của thần học thuần lý - trên phương diện “bản thể học”, “vũ trụ học” và “vật lý-thần học” - là không thể đứng vững được. Một chuỗi lập luận loại suy, với một số khác biệt về chi tiết, có thể được nhận thấy trong phần đầu cuốn THTN bàn về “Thần học Siêu nghiệm”. Cả hai phiên bản phê phán của Kant về thần học đều biện hộ cho yêu sách rằng lý tính con người không thể nào đạt được nhận thức tư biện hoặc lý thuyết về Thượng đế.
Kant cho rằng sự chứng minh bản thể học là không thể có được, vì tồn tại không phải là một thuộc tính, và vì thế không thể được cho là thuộc về nhóm các thuộc tính tạo nên hữu thể có tất cả tính thực tại (ens realissimus). Thuộc từ “tồn tại” [hay hệ từ “là”] “chỉ là cái thiết định mỗi quan hệ của chủ ngữ với vị ngữ” (PPTTTT A 599/ B 627), và câu nói ‘Thượng đế là” [hay “có một Thượng để’] không gán thuộc tính mới nào cho khái niệm “Thượng đê” mà chỉ “thiết định bản thân chủ ngữ với tất cả những vị ngữ của nó, nghĩa là chỉ thiết định đối tượng trong quan hệ với
khái niệm của tôi” (sđd). Yêu sách rằng hữu thể có tất cả tính thực tại và hoàn hảo nhất phải sở hữu thuộc tính “sự hiện hữu” sẽ gây rối loạn những cấp độ gán vị từ trên phương diện logic và phương diện hiện thực. Bởi lẽ, sự hiện hữu không phải là một khái niệm mà là sự thiết định, thông qua đó khái niệm và đối tượng có thể quan hệ với nhau. Sự thiết định hiện thực của sự hiện hữu hoặc “toàn cảnh của kinh nghiệm xét như một cái toàn bộ” được phân biệt nghiêm ngặt với khái niệm logic vốn đơn thuần “nhất trí với các điều kiện phổ biến của một nhận thức thường nghiệm khả hữu” (PPLTTT A 600/ B 628). Mọi ý thức về sự hiện hữu, hoặc trực tiếp/ thuộc nhận thức hoặc suy luận ra, chỉ có thể có hiệu lực bên trong lĩnh vực của “sự thống nhất của kinh nghiệm”. Bên ngoài sự thống nhất này, nó không có nghĩa gì hết, và việc cố gắng chứng minh nó cách khác “chỉ hoài công vô ích” (PPLTTT A 602/ B 630).
Khác với sự chứng minh bản thể học về sự hiện hữu của Thượng đế, tức một luận cứ hoàn toàn tiên nghiệm đi “từ tính thực tại tối cao rồi suy ra sự tất yếu trong sự Tồn tại” (PPTTTT A 604/ B 632), sự chứng minh vũ trụ học đi từ đại tiền đề: “Nếu một cái gì đó tồn tại, thì một Hữu thể tất yếu vô điều kiện cũng phải tồn tại”, qua tiểu tiền đề: “Tôi tồn tại” để đi đến kết luận “vậy, một Hữu thể tất yếu tuyệt đối cũng phải tồn tại” (PPTTTT A604/ B 632). Kant tuyên bố rằng sự chứng minh ấy chứa đựng “cả một ổ các lý lẽ biện chứng”, như sự mở rộng phạm trù về tính nhân quả - vốn chỉ có nghĩa bên trong thế giới khả giác - đến cái siêu - cảm tính; sự suy luận một nguyên nhân đệ nhất từ một chuỗi vô tận; và sự lẫn lộn các khả thể logic và khả thể siêu nghiệm của một Hữu thể có tất cả tính thực tại (ens realissimus) (PPTTTT A 610/ B 638).
Những sự chứng minh bản thể học và vũ trụ học đều phạm sai lầm trong việc chuyển hóa những nguyên tắc điều hành trên phương diện tiềm năng thành các nguyên tắc cấu tạo, vì thế đã hữu thể hóa tính tất yếu như một nguyên tắc mô thức của tư duy thành một “điều kiện chất liệu của sự tồn tại” (PPTTTT A 620/ B 648). Cả hai sự chứng minh đều đi từ những sự trừu tượng hóa như “sự hiện hữu nói chung” đến “các khái niệm về các sự vật nói chung”, trái lại, sự chứng minh vật lý-thần học đi từ “kinh nghiệm xác định” về trật tự trong tự nhiên đến một (“hay một số’) “nguyên nhân cao cả và sáng suốt” (PPLTTT A 625/ B 653). Tuy nhiên, để tiến hành từ kinh nghiệm về thế giới này đến nguồn gốc của nó, Kant cho rằng sự chứng minh ấy phải viện đến những sự chứng minh bản thể học và vũ trụ học đã bị mất tín nhiệm, và vì thế phải thất bại cùng với chúng.
Qua việc phê phán ba sự chứng minh ấy, Kant tuyên bố đã làm xói mòn thần học tư biện một cách dứt khoát. Trong PPLTTT, Hữu thể có tất cả tính thực tại chỉ được phép có như một nguyên tắc điều hành; và không được phép có bất kỳ suy luận tư biện nào từ khái niệm đến một đối tượng của sự hiện hữu cả. Trong THTN, ông phát triển một thần học luân lý, đặt Cổ sở lỏng lẻo trên Baumgarten vốn nhắm đến một sự hoàn tất có tính xây dựng, đến sự phá hủy những sự chứng minh của thần học tư biện. Ông đề xuất hãy xem sự hiện hữu của Thượng đế như một “định đề cần thiết cho các quy luật không thể bàn cãi của chính bản tính của tôi” (tr. 110) và xác lập một khái niệm xác định về Thượng đế như điều kiện tất yếu cho luân lý. Bằng cách này, nhận thức có vẻ hợp lý về Thượng đế bị bỏ đi để dọn chỗ cho niềm tin thực hành.
Hoàng Phú Phương dịch