Pháp quyền/Pháp luật [Đức: Recht; Anh: right]
Tính từ recht có hầu hết những nghĩa của từ cùng gốc là “right” trong tiếng Anh. Nó có nghĩa nguyên thủy là “thẳng”, rồi “đúng đắn” (richtig/ Anh: correct), và, do đó, là “hợp pháp; công chính (gerecht); thiện về mặt đạo đức”. (“Die rechte Hand”, nghĩa đen là “tay phải”, ngụ ý việc sử dụng đúng đắn). Tính từ recht trở thành từ số ít trung tính (das) Recht. Từ này có nghĩa: (1) một quyền hạn; (2) công lý (như trong “thực thi công lý”, “có lẽ phải về phía mình”, nhưng không theo nghĩa của một đức hạnh, vì đó sẽ là từ “công bằng”, Gerechtigkeit); (3) “pháp luật” như một nguyên lý, hay “pháp luật theo nghĩa tập thê” (ví dụ: “luật La Mã”, “luật quốc tế’, Völkerrecht)”, nhưng không phải là những đạo luật đặc thù (Gesetze/Anh: “laws”). Recht tương ứng với từ La-tinh ius, từ tiếng Pháp droit, tiếng Ý diritto, tương phản với lex, loi, legge (“điều luật”, Gesetz). Không có từ tiếng Anh duy nhất nào thỏa ứng chức năng này. Recht đi vào trong nhiều từ phức hợp, nổi bật là Staatsrecht (“luật hiến pháp”) và Naturrecht (“luật tự nhiên”).
Trong triết học (chẳng hạn trong Kant và Fichte), Recht thường được dùng để chỉ những quy phạm và định chế pháp luật, tương phản với Moralität (“luân lý”) và Sittlichkeit (“đời sống đạo đức”). Fries phát triển ý tưởng rằng Recht chỉ liên quan đến hành vi bên ngoài, trong khi luân lý liên quan đến Gesinnung (“tâm thể’/Anh: “disposition”). Hegel thường dùng Recht theo nghĩa hẹp này, cả trong DBTH, trước quyển THPQ, và trong BKTIII §448 và tiếp), sau quyển THPQ. Nhưng, trong THPQ, Recht lại được dùng theo nghĩa rộng, bao hàm cả Moralität và Sittlichkeit, cùng với lịch sử thế giới, đồng thời cả theo nghĩa hẹp (tương ứng với abstraktes Recht (“pháp quyền trừu tượng” trong THPQ §§34-104), gồm tư hữu, hợp đồng và sự phi pháp, và cả tội ác và sự trừng phạt). Có nhiều lý do cho điều này:
1. Với Kant và Fichte, Sittlichkeit tưong đưong với Moralität, và cả hai đều tưong phản với Recht. Nhưng, việc Hegel tái định nghĩa từ Sittlichkeit cho thấy từ này từ nay bao trùm hầu hết những gì trước đây được bàn dưới tiêu đề của Recht, tức luật pháp và Staatrecht. (Ngay cả trong BKTIII, Rechtspflege, “quản trị và thực thi pháp luật”, cũng thuộc tiêu đề Sittlichkeit hon là Recht (§§ 529 và tiếp); vì thế, nó không còn đon giản tưong phản với Recht nữa. Moralität là khâu trung gian giữa abstraktes Recht, “pháp quyền trừu tượng” và Sittlichkeit, “đời sống đạo đức”: pháp quyền trừu tượng hiện thân sự tự do trong một đối tượng bên ngoài; biểu hiện phưong diện khách quan của pháp quyền, và Moralität là phưong diện chủ quan, trong khi Sittlichkeit kết hợp cả tính chủ quan lẫn tính khách quan. Vì thế, thật tự nhiên khi bao hàm Moralität dưới tiêu đề của Recht. Trong BKTIII §§ 483 và tiếp, thuật ngữ “Tinh thần khách quan” bao quát cùng một lĩnh vực như Recht trong THPQ. Và còn tự nhiên hon nữa, khi (như trong BKTIII, chứ không phải trong THPQ), Tinh thần “khách quan” tưong phản với Tinh thần “chủ quan” và Tinh thần “tuyệt đối”.
2. Hegel luôn ý thức rằng Recht có nghĩa là “quyền hạn”, đồng thời có nghĩa là “luật pháp”. Nhưng, luân lý (Moralität) cũng dành một số quyền hạn cho mỗi cá nhân, chẳng hạn, quyền không bị xem là phải chịu trách nhiệm, về luân lý hay pháp lý, đối với những hành động được thực hiện một cách vô ý thức. Lịch sử thế giới cũng được bao hàm trong Recht, một phần vì sự kiện rằng trong lịch sử thế giới, “tòa án thế giới”, “tinh thần thế giới” hành xử “quyền hạn” của nó, “quyền hạn cao hon tất cả” đối với những “tinh thần dân tộc hữu hạn” (Volksgeister) (THPQ §340).
3. Sự tư ổng phản giữa luân lý và pháp quyền phụ thuộc một phần vào lòng tin rằng chúng có thể xung đột với nhau, rằng những gì được luật pháp cho phép hay thậm chí đòi hỏi, cũng có thể là phản luân lý. Nhưng, theo quan niệm của Hegel, luân lý và pháp quyền kỳ cùng không thể xung đột với nhau được: việc phê phán về mặt luân lý đối với những thực trạng xã hội và pháp luật, nếu có, thì cũng hiếm khi là thích đáng hay có thể đứng vững về mặt thuần lý. Pháp quyền có thể không thỏa đáng đối với lương tâm luân lý của những người công dân của mình, hay có thể có khuyết tật theo những cách thức khác nữa. Nhưng, những khuyết tật này không phải do lương tâm luân lý cá nhân nhận ra, mà do việc khảo sát về sự hợp-lý tính vốn có trong bản thân pháp quyền. Vì thế, THPQ có mục đích là giới hạn những yêu sách của Moralität và tìm cách tích hợp Moralität vào trong hệ thống pháp quyền.
4. Tương phản với luân lý (Moralität), pháp quyền trừu tượng là tương đối có tính khách quan. Nhưng, nó cũng phát triển cá nhân thành một nhân thân tự giác. Recht và Sittlichkeit, giống như Moralität, không đơn giản điều tiết hành vi bên ngoài của những cá nhân vốn đã là những con người được hình thành đầy đủ: trái lại, chúng định hình họ, qua nhiều giai đoạn, thành những con người đích thực. Vì thế, Fichte, trong PQTN, đã sai lầm khi cho rằng Recht bao hàm sự cưỡng chế, trong khi Moralität thì không: theo Hegel, Recht, không khác gì Moralität, cũng đòi hỏi sự phục tùng của cá nhân, và bảo vệ cá nhân bằng cách đào luyện họ cho những mục đích của nó. Recht, Moralität và Sittlichkeit, vì thế, là những giai đoạn của một công cuộc duy nhất.
Thuật ngữ Naturrecht (được Leibniz du nhập từ chữ La-tinh ius naturale, và tương phản với positives Recht / “pháp luật thực định”) xuất hiện trong nhan đề của quyển THPQ, cũng như của PQTN. Nhưng, Hegel bác bỏ quan niệm vốn thường gắn liền với thuật ngữ này, theo đó con người có một số quyền hạn và phải được cai trị bởi một số luật lệ hoàn toàn độc lập, và có thể hoàn toàn trái với những pháp luật mà họ đang tuân thủ và với những phương thức họ đang được cai trị trong các xã hội hiện thực. Trái lại, ông tỏ ra có thiện cảm hơn với quan niệm, bắt nguồn từ Aristoteles, rằng một số nguyên lý tổng quát có thể được rút ra từ việc xem xét con người như là một thực thể xã hội, và rằng tuy các nguyên lý này phần lớn là nền tảng cho trật tự xã hội và chính trị hiện tồn, chúng cũng có thể được sử dụng cho việc thẩm định bên trong và cho việc cải thiện xã hội. Nhưng, ông phân biệt quan niệm này với Naturrecht nói chung. Trong BKTIII §502, ông cho rằng Naturrech quy chiếu một cách hàm hồ đến hai quan niệm, liên quan đến hai nghĩa khác nhau của “tự nhiên" (Natur):
(a) Nếu “tự nhiên” được dùng để tương phản với “tinh thần” và “xã hội”, thì Naturrecht là Recht (“quyền hạn”) có được trong “trạng thái tự nhiên” (Naturzustand). Bấy giờ, xã hội dân sự và nhà nước đòi hỏi phải giới hạn sự tự do và các quyền tự nhiên của ta. Nhưng, theo ông, pháp quyền và các quyền hạn chỉ có được ở trong xã hội: “trạng thái tự nhiên là trạng thái của bạo lực và của sự phi pháp hay vô luật pháp (Unrecht)”.
(b) Nếu “tự nhiên” được dùng để chỉ “bản chất” của pháp quyền, thì Naturrecht là Recht đúng như nó được quy định bởi khái niệm về pháp quyền. Theo nghĩa này, Naturrecht (“pháp quyền tự nhiên”) không phải là “tự nhiên” theo nghĩa (a), và phải dựa trên cơ sở của “nhân cách hay tính nhân thân tự do”.
Lý thuyết (b) chính là lý thuyết của Hegel. Tuy nhiên, ngay cả quyền của nhân cách tự do cũng là một sản phẩm lịch sử của Đế quốc La Mã, và không được thực hiện ở mọi nơi và mọi thời, chẳng hạn, trong Hy Lạp cổ đại. Ông bác bỏ (a), không chỉ vì sự gắn kết của nó với “trạng thái tự nhiên” giả tưởng, mà còn vì nó đánh giá quá cao ý chí đặc thù của cá nhân. Tự do không phải ở chỗ tự do làm theo ý thích, mà ở chỗ là con người được phát triển một cách đầy đủ.
Trong nhà nước hiện đại, cá nhân có một số quyền hạn “trừu tượng” và “hình thức” không thể xuất nhượng (unveräusserlich/ Anh: unalienable) và không có thời hiệu (unverjährbar/Anh: imprescriptible), tức những quyền hạn tạo nên nhân cách của tôi, chẳng hạn như quyền không bị bắt làm nô lệ, quyền sở đắc và sở hữu tài sản v.v. (THPQ §66). Những quyền hạn như thế không thể được những người khác vi phạm. Nhưng, vì lẽ pháp quyền tự nhiên chỉ là giai đoạn thấp nhất trong ba giai đoạn của Recht, nên các quyền trừu tượng không được miễn trừ khỏi sự can thiệp từ các lĩnh vực cao hơn, đó là lĩnh vực của Moralität và Sittlichkeit: một con người mà mạng sống bị đe dọa trực tiếp có quyền thủ đắc tài sản của người khác, và nếu người ấy lấy trộm, thì “thật sai lầm khi xem hành vi ấy như là hành vi trộm cắp thông thường” (THPQ §127A). Hegel không làm rõ phải chăng quyền trộm cắp chỉ là một quyền luân lý hay một quyền có thể (hoặc cần phải) cương bách về mặt pháp lý; nhưng, theo ông, một con nợ có quyền pháp lý lẫn luân lý giữ lại một ít tài sản của chủ nợ để có thể sinh tồn (THPQ §127). Một nhà nước đang có chiến tranh có quyền đòi hỏi những công dân của mình hy sinh tính mạng và tài sản (THPQ §324). Việc biện minh cho điều này không phải ở chỗ sự hy sinh một số quyền hạn của một số cá nhân là cần thiết cho việc bảo tồn những quyền hạn của những cá nhân khác. Nhưng vì, theo Hegel, mục đích trung tâm của nhà nước không phải là bảo vệ những quyền trừu tượng (đối với tài sản v.v.) của công dân của mình. Nhưng, do những công dân của một nhà nước cũng phải là những nhân thân (và do con người, về bản chất, là tự do), nên cũng phải có những sự giới hạn quyền của nhà nước, không cho phép vi phạm hay thủ tiêu các quyền trừu tượng: chẳng hạn, nhà nước không có quyền bắt công dân làm nô lệ hay cho phép việc nô lệ hóa công dân của mình (hay bất kỳ con người nào khác).
Trong lĩnh vực pháp quyền trừu tượng, việc sở hữu các quyền không dẫn đến các nghĩa vụ, ngoại trừ nghĩa vụ phải tôn trọng quyền hạn của những người khác, trong khi đó, trong đời sống đạo đức (Sittlichkeit), con người chỉ có những quyền hạn (chẳng hạn trong hôn nhân) trong chừng mực có những nghĩa vụ, và ngược lại (THPQ §155).
Cù Ngọc Phương dịch