Tri giác, Cảm giác [Đức: Wahrnehmung, Empfindung; Anh: perception, sensation]
> Xem Trực quan, Tri giác, Cảm giác và cái Cảm tính Đức: Anschauung, Wahrnehmung, Empfindung und das Sinnliche; Anh: intuition, perception, sensation and the sensory]
Trực quan, Tri giác, Cảm giác và cái Cảm tính [Đức: Anschauung, Wahrnehmung, Empfindung und das Sinnliche; Anh: intuition, perception, sensation and the sensory]
Những chữ đáng chú ý nhất trong lĩnh vực này là:
1. Anschauung (trực quan) nguyên là chữ dùng cho thị giác, bắt nguồn từ động từ anschauen (trực quan, nhìn) và schauen (nhìn). Nó thường có nghĩa là “quan niệm” hay “quan điểm” (do đó có chữ Weltanschauung [thế giới quan]). Tuy nhiên, chữ này được Eckhart du nhập vào tiếng Đức triết học khi ông dịch chữ La-tinh contemplatio, theo nghĩa là hoạt động hay kết quả của việc chiêm ngưỡng (suy ngẫm, nhìn ngắm) cái gì đó, nhất là cái vĩnh hằng và thần linh. Trực quan ngụ ý sự tiếp xúc trực tiếp, không suy lý với ĐỐI TƯỢNG, và việc CHỦ THỂ được hấp thụ hoàn toàn vào trong đối tượng ấy.
Trong triết học thời sau, trực quan có hai nghĩa rộng: một là, sự chiêm ngưỡng trí tuệ, chẳng hạn chiêm ngưỡng các Ý NIỆM của Plato (theoria trong tiếng Hy Lạp nghĩa là “chiêm ngưỡng, TƯ BIỆN”); hai là, ấn tượng cảm tính hay cảm giác. Kant lập luận rằng mọi trực quan của con người đều là cảm tính (sinnlich): tư tưởng cần có đối tượng, và đối tượng chỉ có thể “được mang lại” bằng trực quan. Nhưng GIÁC TÍNH cùng với các KHÁI NIỆM của nó chỉ có thể “suy tưởng” các trực quan và đối tượng, chứ không mang lại chúng. Kant cho phép có khả thể cho một trực quan trí tuệ (intellektuelle Anschauung), tức mang lại một đối tượng mà không cần sự trự giúp của cảm giác. Nhưng trực quan trí tuệ, cao điểm là sáng tạo ra đối tượng chỉ bằng cách suy tưởng về nó, theo Kant, thì chỉ dành riêng cho Thượng Đế.
Việc Kant nỗ lực giới hạn trực quan vào cái cảm tính đã bị thách thức theo hai hướng. Một là, những nhà phê phán như Hamann và Herder đã công kích sự phân chia rạch ròi của ông giữa trực quan và khái niệm. Goethe nói về một sự “trực quan (Anschauen) về bản tính sáng tạo bên trong” sẽ nắm bắt được cái “nguyên mẫu” hay Ý NIỆM (Intuitive Judgment [Năng lực Phán đoán Trực quan], 1817). Trực quan như thế sẽ lĩnh hội một hiện tượng như một cái toàn bộ cùng với những tư ổng tác qua lại của các bộ phận của nó. Nó không bỏ qua các khái niệm, mà chỉ tưong phản với tư duy phân tích khái niệm mà thôi. Hai là, Pichte cho rằng triết gia trở nên có ý thức về cái Tôi thuần túy bằng một hành vi trực quan trí tuệ. Schelling tiếp tục ý tưởng này, và khi cái TUYỆT ĐỐI của ông không còn là cái Tôi và trở thành một sự ĐỒNG NHÂT trung tính, thì, ông tin rằng, cái tuyệt đối được nắm bắt bởi trực quan trí tuệ.
Trực quan cảm tính, theo Hegel, bao hàm sự biến đổi những gì được cảm giác (das Empfundene) thành một đối tượng bên ngoài (BKT III, §448A). NGHỆ THUẬT trình bày cái tuyệt đối trong HÌNH THỨC của trực quan cảm tính, tưong phản với HÌNH TƯỢNG/BIỂU TƯỢNG (Vorstellung' ), vốn là hình thức của TÔN GIÁO, và với Tư TƯỞNG, là hình thức của TRIẾT HỌC. Trong những tác phẩm thời đầu, nhất là cuốn KBFS, Hegel gắn bó với ý tưởng của Schelling về một trực quan “siêu nghiệm” hợp nhất những cái ĐỐI LẬP, chẳng hạn như hợp nhất Tự NHIÊN và TINH THẨN. Thế nhưng, về sau ông lại phê phán trực quan trí tuệ, vì nó có tính TRựC TIẾP, và, khác với NHẬN THỨC khái niệm, nó không phoi bày những tiền giả định và cấu trúc lô-gíc của đối tượng. Trực quan, thậm chí là trực quan kiểu Goethe, dù cho phép ta nhìn sự vật như một cái toàn bộ, chứ không phân mảnh, chỉ có thể là khúc dạo đầu cho nhận thức (BKTIII, §449A). Tuy nhiên, Lô-gíc học của Hegel, vì nó là tư tưởng không-thường nghiệm về các tư tưởng, có phần tưong đồng với trực quan trí tuệ theo nghĩa của Kant. Khác với Kant, Hegel không băn khoăn gì về việc đồng hóa con người với THƯỢNG ĐỂ.
2. Empfindung (cảm giác, TÌNH CẢM) gần với trực quan cảm tính. Nhưng nó mang hoi hướng chủ quan hon và không nhất thiết chứa đựng sự ý thức về một đối tượng. Vì vậy trong BKTIII, cảm giác thuộc về “giác hồn’, còn trực quan thuộc về “tinh thần lý thuyết”
3. Sinn có một dãy nghĩa rộng, đại thể nhưng không hoàn toàn giống với nghĩa của “sense” trong tiếng Anh: (a) “cảm nhận”, “cảm thức” (chẳng hạn về âm nhạc, về lịch sử, hay về sự hài hước); (b) năm “giác quan”, “tâm trí” (chẳng hạn một ý vừa nảy ra trong “tâm trí” tôi; mất trí, hay tỉnh trí; chúng tôi nhất trí), (c) “nghĩa” của một chữ, một nhận định, một tác phẩm nghệ thuật, một hành động, của cuộc đời, V.V., (Sinn theo nghĩa cuối này thì chủ quan hon Bedeutung “ý nghĩa”: Sinn là nghĩa của một chữ trong một ngữ cảnh, chứ không phải (những) nghĩa trong Từ điển). Tính từ sinnlich và danh từ trừu tượng Sinnlichkeit (do Wolff dùng để dịch chữ La-tinh sensibilitas, sensualitas) chỉ tưong ứng với một số nghĩa của Sinn: những gì là sinnlich thì có thể tri giác được bằng các giác quan, tức “cảm tính”, “cảm giác”. Nếu áp dụng cho người hay một phưong diện của con người, nó có nghĩa là “bị những ham muốn cảm tính hay ham muốn thể lý, nhất là ham muốn nhục cảm, thống trị”. Hegel thường sử dụng das Sinnliche (cái cảm tính) tương phản với “BIỂU TƯỢNG”, “tư tưởng”, v.v. Cảm năng (Sinnlichkeit/Anh: sensibility) là: (a) năng lực thu nhận những kích thích cảm giác từ các đối tượng, nhờ đó, theo quan niệm của Kant, các trực quan (và qua đó các đối tượng) được mang lại cho ta; (b) KINH NGHIỆM của ta hay bản tính của ta, trong chừng mực chứa đựng kinh nghiệm cảm giác và tình cảm, ham muốn thể lý, v.v. tương phản với tư tưởng, LÝ TÍNH, v.v.
Vì cảm tính và những từ phái sinh của nó tương phản với “tư tưởng”, và tư tưởng có thể hoặc thuần túy hoặc chứa đựng chất liệu cảm tính, nên cảm tính trong Hegel có thể biểu thị hoặc chất liệu cảm tính thô hoặc chất liệu cảm tính đã được khái niệm hóa. Tương ứng, übersinnlich (siêu-cảm tính) có thể có nghĩa hoặc những gì hoàn toàn siêu việt khỏi cái cảm tính và chỉ duy tư tưởng mới có thể tiếp cận được hoặc, như trong HTHTT III, cái cảm tính đã được khái niệm hóa đến mức đã trở thành HIỆN TƯỢNG (Erscheinung). (Phát biểu của Hegel rằng “cái siêu-cảm tính là CHÂN LÝ hay sự thật của cái cảm tính và cái có thể tri giác, tức là hiện tượng”, cũng phụ thuộc vào sức mạnh của tiếp đầu ngữ über-, nghĩa là “vượt qua, vượt khỏi”, nhưng cũng nghĩa là “quá mức”, chứ không phải “không-”, hay “phi-”).
4. Wahrnehmung (tri giác) là Ý THỨC cảm tính về các đối tượng bên ngoài (và có nghĩa phái sinh là ý thức cảm tính về các trạng thái và tiến trình bên trong của ta). (Theo nghĩa thông thường, nó còn có nghĩa là “quan sát”, vì thế là “quan tâm, bảo vệ” (chẳng hạn, bảo vệ lợi ích của mình), và wahrnehmen có nghĩa là “quan sát, tận dụng, nắm lấy (chẳng hạn, nắm lấy một cơ hội), bảo vệ, thực hiện (một vai trò hay một chức năng), cũng như “tri giác”). Vì vậy, tương phản với cái cảm tính, nơi Hegel, cảm giác, và trực quan (theo nghĩa của Kant), về bản chất có một yếu tố khái niệm. Đối với Hegel, trong khi sinnliche Gewissheit (sự XÁC TÍN cảm tính) là sự lĩnh hội (Auffassen) vô-khái niệm về những cái đặc thù cảm tính, thì tri giác (Wahrnehmung) xem chúng như cái PHỔ BIỂN, như những sự VẬT có các thuộc tính phổ biến (HTHTT, I, II). Ông cho rằng Wahrnehmung [tri giác] nắm lấy cái đúng thật hay nắm lấy sự vật như chúng đang tồn tại trong chân lý (tức cái phổ biến), và rút động từ này (wahrnehmen/tri giác), từ wahr (đúng thật/chân lý) và nehmen (nắm lấy). Nhưng suy diễn này là không đúng: wahr- trong wahrnehmen không có quan hệ từ nguyên với wahr (đúng thật/chân lý) nhưng có quan hệ với chữ aware (có ý thức) trong tiếng Anh.
Khó khăn trung tâm trong tư tưởng của Hegel là ở điều này: phải chăng ông, giống như Kant, tin rằng thế giới và kinh nghiệm của ta về thế giới chứa đựng một yếu tố cảm tính không thể quy giản vào tư tưởng hoặc được rút ra từ tư tưởng? Có một số lý do để nghĩ rằng ông không tin như thế: (1) Ông thường xuyên công kích học thuyết nhị nguyên của Kant. (2) thần học tương ứng với hệ thống của ông chứa đựng việc Thượng Đế sáng tạo thế giới từ hư vô, chứ không như trong tư tưởng Hy Lạp và Do Thái giáo thời đầu, là sự tạo hình cho một sự hỗn độn nguyên thủy; điều này hàm ý rằng tư tưởng thuần túy không cần bổ sung bằng cái cảm tính hay chất liệu nào hết. (3) Ta không thể rút ra một yếu tố cảm tính thô, không bị tiêm nhiễm bởi khái niệm (HTHTT I), hoặc một nhân tố vật chất thuần túy vô HÌNH THỨC được. Tuy nhiên, Hegel không đơn giản cho rằng tư tưởng và cái cảm tính (hay hình thức và CHÂT LIỆU) là bện chặt vào nhau không gỡ ra được: Lô-gíc học nỗ lực tách tư tưởng (và cái hình thức liên quan) ra khỏi cái cảm giác (và cái chất liệu liên quan). Câu hỏi làm thế nào tư tưởng thuần túy quan hệ được với cái cảm tính (hay với Tự NHIÊN) không được ông trả lời thỏa mãn. (Sự thật là, việc một yếu tố thuần túy cảm tính không thể được rút ra một cách độc lập với tư tưởng không có nghĩa rằng không có một yếu tố như thế).
Hoàng Phú Phương dịch