Trừu tượng và Cụ thể (tính, cái) [Đức: abstrakt/Abstrakte (das); konkret/Konkrete (das); Anh: abstract/concrete]
Vào thế kỷ XVI, động từ tiếng Đức abstrahieren (“to abstract”/“trừu tượng hóa”) được vay mượn từ động từ La-tinh abstrahere, có nghĩa đen là “rút bớt, rút cái gì đó ra khỏi cái gì đó”. Quá khứ phân từ của động từ La-tinh abstrahere là abstractus, vào thế kỷ XVIII, đã cho ra đời chữ abstrakt và das Abstrakte (tiếng Đức) để biểu thị các sản phẩm của sự trừu tượng hóa (Abstraktion). Tưong tự như thế, konkrete và das Konkrete (tiếng Đức) rút ra từ quá khứ phân từ concretus (“cùng lớn lên”, “cô đặc” của động từ La-tinh concrescere (“cùng lớn lên”, “cô đặc lại”).
Thông thường, cái trừu tượng được xem như một TƯ TƯỞNG, KHÁI NIỆM hay CÁI PHỔ BIẾN, được ta trừu tượng hóa hay rút ra từ cái cụ thể, tức từ thực tại khả giác. Nhưng Kant, trong nhiều tác phẩm của mình, đã nhấn mạnh rằng abstrahieren cần được dùng theo cách nội-động từ (intransitive), nghĩa là không phải ta trừu tượng hóa cái gì (nhất là một khái niệm) mà là bản thân khái niệm (hay khi ta sử dụng một khái niệm) trừu tượng hóa hay thoát ly khỏi (tức không xét đến) điều gì đó, nhất là các đặc điểm bất tất, không bản chất của cái cụ thể. Cũng vậy, Hegel thường dùng abstrahieren theo cách nội-động từ, chẳng hạn khi bảo rằng Ý CHÍ, hay CÁI TÔI, (tự) thoát ly khỏi hay (tự) trừu tượng hóa khỏi những ham muốn cụ thể của mình v.v. (THPQ, §5).
Một đặc điểm khác trong cách sử dụng của Hegel là: dựa theo từ nguyên khá hàm hồ của chữ abstrakt và konkret, thì một hạng mục cảm tính hay một cái ĐẶC THỪ, cũng như một tư tưởng hay một cái phổ biến vẫn có thể là trừu tượng (nghĩa là cắt đứt khỏi một tư tưởng hoặc những hạng mục cảm tính khác), trong khi đó, một cái phổ biến vẫn có thể là cụ thể (theo nghĩa “cùng lớn lên” với những cái phổ biến khác hoặc với cái cụ thể cảm tính), đồng thời vẫn là trừu tượng. (Nhưng Hegel thường xem bất kỳ hạng mục nào, dù là cảm tính hay trí tuệ, bị cắt rời, hay bị trừu tượng hóa khỏi những sự vật khác là cái phổ biến (trừu tượng). (Xem HTHTT, ChươngI, vể “sự xác tín cảm tính”).
Từ thế kỷ XVIII, các triết gia Đức đả kích sự trừu tượng vốn được xem là đặc điểm của thời Khai minh. Đi trước cả Nietzsche lẫn Hegel, Herder, trong GTVKG, đã phê phán việc Kant tách rời cái tiên nghiệm với cái hậu nghiệm, tách rời MÔ THỨC của nhận thức ra khỏi CHẤT LIỆU của nó. Cái trừu tượng được liên kết với cái khô khốc, cái phụ thuộc, cái phổ biến, cái khái niệm và cái không có sự sống. Khuyết điểm ấy của sự trừu tượng đã bị phát hiện trong Thần học, Khoa học, Sử học cũng như trong Triết học. Hegel thoạt đầu có thiện cảm với xu hướng phê phán này trong tư tưởng Đức, vì thế, trong THTT, Hegel có xu hướng lẩn tránh LÝ TÍNH, GIÁC TÍNH và những gì có tính khái niệm để hướng đến tính cụ thể của Sự SỐNG và tình yêu. Tuy nhiên, trong các tác phẩm thời trưởng thành, ông không vứt bỏ cái trừu tượng để đắm mình vào trong cái cụ thể nữa, trái lại, nỗ lực mở con đường thông qua cái trừu tượng để đi đến cái cụ thể: “Sự sống của tinh thần không phải là sự sống lẩn tránh CÁI CHẾT và trốn chạy sự hủy hoại, mà là sự sống chịu đựng được cái chết và tự bảo tồn mình trong đó” (HTHTT, Lời Tựa).
Hegel thừa nhận rằng những tư tưởng, chẳng hạn như TỒN TẠI, NHÂN QUẢ hay tính phổ biến - thuộc chủ đề của Khoa học Lô-gíc - là trừu tượng, theo nghĩa tương phản với những thực thể khả giác lẫn với những BIỂU TƯỢNG, chẳng hạn, biểu tượng về một cái nhà, một cái cây hay một con bò. Tuy nhiên, những tư tưởng ấy không phải là được rút ra từ những thực thể khả giác hay từ những biểu tượng bằng con đường trừu tượng hóa theo nghĩa rằng trước hết, ta tri giác sự vật, hình thành các khái niệm cấp thấp về chúng, rỗi sau đó, mới rút ra hay trừu tượng hóa từ những khái niệm ấy (hay trực tiếp từ sự vật) những đặc điểm chung của chúng, để hình thành nên những tư tưởng hay những khái niệm khái quát. Trong trường hợp ấy, hóa ra cái trừu tượng lại thấp kém hơn cái cụ thể, bởi những khái niệm được hình thành theo cách này ắt chỉ chứa đựng những đặc điểm nào của sự vật được ta lưu ý và cho phép ta nhận ra những sự vật như thuộc về cùng một loại nhất định khi ta gặp gỡ chúng. Trong khi đó, những tư tưởng mà Khoa học Lô-gíc làm việc, trước hết, lại là BẢN CHÂT của sự vật - chẳng hạn, không có sự vật nào mà khái niệm “tôn tạ? lại không được áp dụng vào cho nó, hay không sự vật nào không phải là một cái cá biệt -, và, thứ hai, chúng có tính chất cơ bản đến nỗi phải được tiền giả định nơi bất kỳ một tiến trình trừu tượng hóa nào: chẳng hạn ta không thể rút ra tư tưởng về sự PHỦ ĐỊNH mà không sở hữu từ trước tư tưởng về cái gì không phải là sự phủ định. (Hegel cũng nghi ngờ liệu những khái niệm như khái niệm về một con ngựa có thể được hình thành bằng cách trừu tượng hóa như nói trên, bởi khi rút ra khái niệm như thế, ít nhất ta cũng phải bỏ qua những con ngựa dị dạng và khiếm khuyết). Như thế, khi ta tiến hành Khoa học Lô-gíc và suy tưởng về những tư tưởng thuần túy, thì đúng là ta thoát ly hay trừu tượng hóa khỏi cái cụ thể và những đặc điểm không bản chất của nó, thế nhưng, những tư tưởng trừu tượng này không được hình thành nên từ sự trừu tượng hóa khỏi cái cụ thể. Và bởi chúng tạo nên những đặc điểm bản chất của cái cụ thể, nên chúng hoàn toàn không thấp kém hon cái cụ thể theo bất kỳ nghĩa nào.
Cũng có một nghĩa khác của từ “trừu tượng”, trong đó những tư tưởng hoàn toàn không phải là trừu tượng. Nếu những khái niệm được hình thành bằng sự trừu tượng hóa từ những sự vật hay biểu tượng như đôi khi Hegel cũng nhìn nhận, thì chúng thường là trừu tượng theo nghĩa bị tách rời khỏi nhau một cách rạch ròi và cứng nhắc, chứ không hề có được mối quan hệ trôi chảy giữa các khái niệm như ông đã khai triển trong Khoa học Lô-gíc của mình. (Chẳng hạn, Hegel cho rằng các loại hình suy luận hay tam đoạn luận trong Lô-gíc học của Aristoteles chỉ được trình bày “một cách thường nghiệm” hay “một cách sử học”, và, trong chừng mực đó, chỉ là sản phẩm của “giác tính trừu tượng” (tức, của giác tính trừu tượng hóa) (Verstand). Ngược lại, trong Khoa học Lô-gíc của Hegel, những tư tưởng được dẫn xuất từ nhau và vì thế, cho thấy rằng chúng tạo nên một hệ thống cụ thê chứ không phải là một hỗn hợp trừu tượng và rời rạc. Một trong những lý do khiến ông tin rằng những khái niệm của ta phải có thể được hợp nhất bằng cách ấy là: những khái niệm như thế (hay “khái niệm” theo đúng nghĩa của Hegel) tạo nên cái cốt lõi hay bản chất của tinh thần con người, mà nếu thiếu đi sự thống nhất thích đáng, ắt khái niệm của nó chỉ còn là một sự hỗn hợp đon giản.
Vì thế, khi Hegel nói về “khái niệm cụ thê” hoặc về “tính phổ biến cụ thê”, ông thường nghĩ ít nhất đến hai điểm sau đây: (a) các khái niệm hay các cái phổ biến không tách rời một cách rạch ròi với cái cụ thể khả giác, bởi, chẳng hạn, chúng tạo nên bản chất của cái cụ thể; và (b) chúng không tách rời một cách rạch ròi với nhau, chẳng hạn, khái niệm về tính phổ biến không tách rời rạch ròi với tính đặc thù và tính CÁ BIỆT. Nhưng, Hegel cũng chống lại xu hướng xem mọi khái niệm hay mọi cái phổ biến là ngang hàng hay ngang tầm quan trọng với những khái niệm “phổ biến”, chẳng hạn như màu đỏ, bởi màu đỏ của một vật không nhất thiết tác động đáng kể đến bản tính hay đến các mối quan hệ của một vật với những vật màu đỏ khác: một vật màu đỏ có thể dễ dàng trở thành (hay được hình dung thành) một màu khác nào đó và không làm thay đổi các phẩm tính khác của nó, cũng như các vật màu đỏ có thể có rất ít điểm chung với nhau. Ngược lại, một cái phổ biến, chẳng hạn như sự sống, một phần, tạo nên bản chất của những vật sống, nói lên sự nối khớp nội tại của chúng, và phần khác, những vật sống thiết yếu quan hệ với nhau nhờ vào sự sống của chúng: những loài khác nhau ăn lẫn nhau hoặc hỗ trợ lẫn nhau và tái tạo nên chính mình. Vì thế, ta mới có một khoa học về sự sống, trong khi thật phi lý khi đề xướng một khoa học về các vật màu đỏ. (Hegel xem Tinh thần và Thượng Đế đều là cụ thể). Hegel cũng chống lại ý tưởng cho rằng những hiện tượng cụ thể và đang phát triển về mặt lịch sử như hình phạt và chế độ quân chủ có thể được nắm bắt trong một định nghĩa đon giản và duy nhất.
Tuy nhiên, cũng thật khó định nghĩa từ “trừu tượng”; và nhiều cách sử dụng của Hegel về từ này chỉ có thể hiểu được trong văn cảnh mà chúng xuất hiện: trong bài luận văn ngắn “Ai tư duy một cách trừu tương?7“Wer denkt abstrakt?” (1807), Hegel cho rằng, người ta tư duy một cách trừu tượng “khi nhìn một kẻ giết người không gì khác hon ngoài sự trừu tượng rằng hắn ta là một kẻ giết người, còn xóa bỏ hết phần còn lại của tính người trong con người ấy”. Tiền tệ là giá trị trừu tượng hay chỉ diễn đạt giá trị trừu tượng của những hàng hóa khác. Tác phẩm nghệ thuật đầu tiên, chẳng hạn các đền đài Ai Cập hay Hy Lạp, là tác phẩm nghệ thuật trừu tượng, tưong phản với các tác phẩm nghệ thuật sinh động, ngày càng tăng cường tính tự giác, rồi mang tính tinh thần của Hy Lạp hậu kỳ. PHÁP QUYỂN trừu tượng - tưong phản với LUÂN LÝ và ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC - liên quan đến những quyền hạn của những cá nhân đối với nhau, trước hết là các quyền về SỞ HỮU, hợp đồng và sự không xâm hại lẫn nhau, vốn là đặc điểm của những xã hội được cá thể hóa cao độ - và có tính trừu tượng - như trong Đế quốc La Mã, đồng thời cũng là một yếu tố Cổ bản trong xã hội hiện đại. Nhưng, Hegel cũng chống lại việc áp dụng thiếu thận trọng những cái “trừu tượng” như tự do, bình đẳng và bác ái vào cho HIỆN THựC cụ thể, và tin rằng hiện thực sẽ phá hủy việc áp dụng ấy.
Như thế, quan niệm về cái trừu tượng và cái cụ thể thấm nhuần toàn bộ tư tưởng của Hegel. Nhìn chung, ông cho rằng cái trừu tượng là một yếu tố bản chất: trong Lô-gíc học, ta thoát ly khỏi cái cụ thể khả giác; và những khái niệm, thoạt đầu, chứ không phải tối hậu, được xét như là phân biệt với nhau, chứ không phải là một khối bất phân biệt. Trong lịch sử của loài người, của nghệ thuật, của tôn giáo và của triết học, cái trừu tượng và việc tập trung vào cái trừu tượng cũng là một giai đoạn có tính bản chất. Trong xã hội hiện đại, pháp quyền trừu tượng, nguyên tắc trừu tượng, và những cá nhân trừu tượng cũng là một đặc điểm bản chất, song hành với sự phong phú cụ thể của những mối quan hệ nhân thân, luân lý và đạo đức.
Bùi Văn Nam Sơn dịch