Phải là (cái) [Đức: Sollen; Anh: ought]
Động từ sollen là một trợ động từ tình thái, có quan hệ từ nguyên với chữ Schuld (“nợ, tội lỗi, trách nhiệm”, nhưng nghĩa gốc là “bổn phận”) và với chữ shall trong tiếng Anh. Tương phản với chữ wollen, thể hiện ý muốn hay ý chí của tác nhân (ví dụ như “Tôi muốn (Ich will) đi nhanh”), còn chữ sollen thể hiện ý chí của một người hay một cái gì đó khác (chẳng hạn như ĐỊNH MỆNH), (ví dụ như “Tôi phải đi (Ich soll) nhanh” hay “ngươi (Du sollst) không được sát sinh”. Tương phản với chữ müssen (“phải”), gợi ý một điều gì đó không có cách nào khác ngoài việc xảy ra hoặc đúng là như thế, chữ sollen để ngỏ khả năng rằng điều ấy có thể sẽ không xảy ra hoặc không phải là như thế. Do đó nó thường tương ứng với chữ “phải là” (ought) hay “nên là” (should). Nhưng nó thường có nghĩa: “được xem như, được cho là”, ví dụ như “ông ta được chẩn đoán là bị bệnh”, hay “sắp sửa, dự định”, ví dụ như: “Đó sẽ là lần gặp mặt cuối cùng của chúng tôi”, v.v.
“Phải là” hay “cái phải là” (das Sollen) là phần chủ yếu trong nghiên cứu của Kant về LUÂN LÝ: Nó thể hiện TÍNH TẤT YỂU luân lý hay thuần lý của một HÀNH VI, không xuất phát từ các nguyên nhân vật lý hay tự nhiên mà từ một khái niệm của lý tính thực hành. Vì thế, đúng là chỉ đối với các hữu thể có lý tính thì mới có việc họ phải làm điều gì đó. Nhưng, mặt khác, chỉ đối với các hữu thể lý tính, vốn phần nào là những tồn tại tự nhiên, tức là các tồn tại nặng trĩu lòng ham muốn V.V., không hoàn toàn chịu sự chi phối của LÝ TÍNH, thì mới đúng là họ phải làm những điều gì đó, bởi lẽ ý chí và hành vi ứng xử của một hữu thể hoàn toàn có lý tính ắt sẽ tự động được quy định bởi lý tính, vì thế lý tính sẽ không thể hiện cho hữu thể ấy như là một “cái phải là” hay bổn phận.
Kant xem cái “Phải là” là cái đặt ra cho ta một nhiệm vụ không cùng tận, tức là một nhiệm vụ ta chỉ có thể hoàn thành một cách VÔ TẬN: Tôi phải là người toàn thiện về đạo đức, thế nhưng cho dù tôi thực hiện những hành động theo nghĩa vụ nhiều đến bao nhiêu đi nữa, tôi vẫn sẽ chẳng bao giờ đạt đến trạng thái ấy trong một thời đoạn hữu hạn. Nhưng không vì thế mà tôi phải từ bỏ những nỗ lực của mình, bởi lẽ qua đó tôi có thể trở thành người có đạo đức ngày càng tốt hon, cũng giống như việc đếm dần các số “1, x/2, ‘Ẩ ...” sẽ ngày càng mang tôi đến gần với con số “0”. Vì ắt sẽ là điều phi lý về mặt luân lý nếu những sự nỗ lực của tôi bị cắt dứt đột ngột bởi CÁI CHẾT, nên “định đề của lý tính thuần túy thực hành” cho rằng con người là bất tử và có thể tiếp tục phấn đấu về luân lý sau khi chết. (Thượng Đế và Tự DO cũng là những định đề như vậy).
Fichte đã tiếp thu quan niệm của Kant về cái phải là và lấy nó làm phần trung tâm trong hệ thống của mình. Cái Tôi thuần túy THIẾT ĐỊNH thế giới bên ngoài chủ yếu như là một đấu trường cho nỗ lực luân lý (Streben) của nó. Mục đích của cái Tôi hữu hạn, nghĩa là của cái Tôi có một cái không-Tôi đối lập với nó, là phải khôi phục chính mình để trở lại trạng thái của cái Tôi thuần túy, để trở thành một hữu thể lý tính thuần túy, mà ý chí và hành vi của hữu thể ấy chỉ duy nhất do lý tính và luân lý quy định mà thôi. Nhưng đây là một nhiệm vụ vô tận mà nó phải hoàn tất, nhưng trên thực tế sẽ không bao giờ hoàn tất. Schelling đã dẹp bỏ đặc điểm này trong tư tưởng của Kant và Fichte, vì ông xếp hạng Tự NHIÊN và NGHỆ THUẬT cao hon nhiều so với luân lý: tự nhiên không phải đơn giản chỉ là một tiền giả định của luân lý, và sự hoàn hảo của tác phẩm nghệ thuật, cùng với sự hợp nhất giữa tính mục đích thuần lý và sức mạnh của chất liệu tự nhiên trong tài năng thiên bẩm của người nghệ sĩ, sẽ mang lại cho hệ thống triết học một kết cuộc thống nhất mà sự bất toàn về luân lý của con người không thể và không cần làm công việc này.
Quan niệm của Kant về cái phải là trái với hai nguyên tắc chính của Hegel: (1) Nó chứa một sự đối lập gay gắt giữa cái đang là (hay HIỆN THựC) và cái phải là. (2) Nó chứa một sự quy thoái vô hạn tồi.
1. Hegel bác bỏ mọi yêu sách rằng thế giới, trạng thái hiện thời của thế giới, hay trạng thái hiện thời của xã hội là cái gì hoàn toàn khác với cái phải là, mà không biết rằng yêu sách ấy có làm nảy sinh một sự quy thoái vô hạn hay không.
(a) Cho dù một yêu sách như thế là đúng đi chăng nữa thì cũng không có ai ở vào vị trí đó để thực hiện nó: không có một chuẩn mực nào thuộc thế giới khác để ta có thể dựa vào đó mà khẳng định thế giới này; tiêu chuẩn để xét đoán thế giới hay một xã hội phải được tìm thấy ở bên trong thế giới và xã hội ấy, và do đó không thể là cơ sở để hoàn toàn bác bỏ thế giới và xã hội. Người có khả năng tốt nhất để thâm nhập vào xã hội của mình xét như một toàn bộ chính là triết gia, vì triết gia giữ một khoảng cách nào đó đối với nó và không chỉ tiếp cận được các xã hội và các giai đoạn lịch sử khác, mà còn tiếp cận được cấu trúc thuần lý của mọi sự việc. Nhưng triết gia chỉ xuất hiện trên sân khấu khi sự việc đã diễn ra rồi, và nhiệm vụ của triết gia chủ yếu là hồi cố (và, theo Hegel, là hòa giải).
(b) Không có một yêu sách nào như thế đã từng là đúng cả, vì không thể có một khoảng cách triệt để nào giữa lý tính (hay Ý NIỆM) và hiện thực. Hegel hòa trộn thần học (thế giới được ngự trị bởi Thiên Chúa Quan phòng), siêu hình học (thế giới nhuốm màu TƯ TƯỞNG và có thể hiểu được bằng lý tính) và sự đánh giá (thế giới là tốt). Ông không cho rằng thế giới tại bất cứ giai đoạn nào cũng đều hoàn hảo, mà cho rằng thế giới tự sửa chữa những khiếm khuyết của nó trong tiến trình vận động về phía trước, không cần đến sự phê phán hay điều chỉnh của người quan sát bên ngoài.
2. Hegel gắn cái phải là với quan niệm về GIỚI HẠN, CHẾ ƯỚC và TÍNH HỮU HẠN: Một sự chế ước, về căn bản, là một cái gì đó buộc phải được vượt qua, và, ngược lại, nếu một cái gì đó buộc phải được vượt qua, thì điều này hàm ý một sự chế ước hay một sự cản trở nào đó cần phải bị vượt qua. Do đó, đối với Hegel, cái phải là không chỉ là một cái phải là luân lý (moral ought), mà còn là một đặc điểm của bất cứ sự quy thoái vô tận nào, chẳng hạn, sự quy thoái về lượng của các con số và của KHÔNG GIAN và THỜI GIAN. Nhưng thông thường, cái phải là là cái phải là luân lý và hàm ý một sự nỗ lực vô tận hướng đến cái thiện. Với tư cách ấy, Hegel có hai luận cứ phản bác chính như sau:
(a) Cái phải là là một nỗ lực để giải quyết sự MÂU THUẪN, ví dụ như mâu thuẫn giữa cái Tôi thuần lý và bản tính thể xác cảm tính của tôi, hay giữa lý tính và trạng thái hiện thực của thế giới. Nhưng một sự mâu thuẫn không thể được giải quyết thích đáng bằng cách dựa vào sự quy thoái vô tận. Thật là vô nghĩa khi dấn thân vào một nhiệm vụ không có điểm tận cùng, bởi vì công việc đó không bao giờ có tiến triển: cũng giống như khi ta vần một hòn đá lên đỉnh đồi, rồi nó lại rổi xuống.
(b) Nhiệm vụ phải là nhiệm vụ vô tận, bởi lẽ hành động luân lý đòi hỏi một cách rất mâu thuẫn là phải có cái mà nó cố vượt qua. Giả thử như tôi hoàn toàn đè nén được các thú tính hay làm cho thế giới này hoàn toàn trở thành cái như nó phải là, thì hành động luân lý của tôi ắt sẽ không còn nữa. Kant và Fichte cố triển hạn kết quả không mong muốn này bằng cách đặt nó ở nổi vô tận. Nhưng sự mâu thuẫn vẫn còn nguyên đó.
Cả hai luận cứ phản bác này không có sức nặng mấy vì: nhiệm vụ vô tận sẽ là vô nghĩa nếu không có sự tiến triển, nhưng nhiệm vụ của Kant và Fichte không thuộc loại này, con người luôn cố gắng cải thiện bản thân mình (hay thế giới), cho dù không bao giờ hoàn thiện được nó cả. Hegel bỏ qua sự phân biệt giữa sự quy thoái tiến gần đến một giới hạn và sự quy thoái không tiến đến một giới hạn nào. Vả lại, chẳng có gì phi lý khi nhắm đến một mục tiêu, mà giả như đạt tới được, thì lại làm cho hoạt động như thế trở nên bất khả. Chẳng có gì khó hiểu, chẳng hạn như luôn cải thiện kỹ năng choi cờ, cho dù việc yêu thích choi cờ phụ thuộc vào sự chưa hoàn hảo mà ta đang cố khắc phục và ắt sẽ không còn nữa nếu ta đạt được sự hoàn hảo. Tưong tự như vậy, chẳng có gì là khó hiểu trong việc cố gắng xóa bỏ sự nghèo đói, ngay cả khi nếu điều đó hoàn toàn thành công, người ta sẽ không nỗ lực nữa, miễn là người ta không thầm mong cho mùa màng thất bác để cho tính hào phóng có Cổ hội phát huy).
Hegel (cũng như Aristoteles) thấy khó lòng chấp nhận rằng hoạt động có giá trị nhiều hon là ở chỗ đấu tranh để đạt mục đích, còn một khi đã đạt được nó rồi, thì giá trị của nó lại giảm đi so với việc đấu tranh: những nhà leo núi thích cố gắng leo lên đỉnh núi hon là thích ở trên đỉnh núi ấy; chúng ta thích nghiên cứu và khám phá hon là chiêm ngắm những kết quả của chúng ta v.v. Nhưng đối với Hegel, việc tham gia vào một trật tự xã hội đang diễn ra mang lại sự thoả mãn nhiều hon là tiếp tục nỗ lực làm cho xã hội đó trở nên đúng đắn. Việc tham gia vào xã hội hay vào một Cổ chế đã được thiết lập về nhận thức không phải là sự tĩnh tại hoàn toàn và vẫn có những sự hấp dẫn của nỗ lực đấu tranh; sở dĩ như thế vì một kết quả (chẳng hạn: ý niệm tuyệt đối) VƯỢT BỎ nhưng lại vừa bảo lưu những sự xung đột và đối lập đã dẫn đến kết quả ấy, và bởi vì hiện trạng của thế giới ngày hôm nay thường bao hàm cả những sự vận động nằm bên ngoài nó, chẳng hạn bao hàm cả các trận chiến của Caesar và Napoleon trước kia. (Caesar, Napoleon và những người theo họ không được coi như là những người phê phán từ bên ngoài đang cố gắng làm cho thế giới trở nên như cái nó phải là, mà như là những tác nhân trên diễn trình tiến về phía trước của TINH THẦN thế giới). Tuy nhiên, CÁI CHẾT là do sự mãn nguyện tinh vi đối với thế giới gây ra.
Cù Ngọc Phương dịch