Hiện hữu (sự), Thực tại và Tồn tại-được quy định/Tồn tại nhất định/ Tồn tại hiện có [Đức: Existenz, Realität und Dasein; Anh: existence, reality and determinate being]
Trong lĩnh vực này, tiếng Đức có rất nhiều từ. So với các triết gia tiền bối, Hegel đã nỗ lực hon rất nhiều để phân biệt những từ ấy. Chữ chung nhất, theo quan niệm của Hegel, là sein (TỒN TẠI): chữ này rất ít mang gánh nặng bản thể học và áp dụng được cho mọi thứ. Sein và trạng từ da (đó, đây, v.v.) cho ra đời chữ dasein (có đó, hiện có, hiện hữu) và, ở thế kỷ XVII, cho ra danh động từ das Dasein (cái có đó, hiện diện, hiện hữu (nhất là trong không gian và thời gian)). Dasein được Leibniz và Wolff dùng để dịch chữ La-tinh existentia, tức sự hiện hữu của một vật, tương phản với tính cách của nó. Với Kant, Dasein là trái nghĩa với Nichtsein (Không-tồn tại), và ông dùng nó để biểu thị sự hiện hữu của bất kỳ cái gì, kể cả Thượng Đế. (Hegel cũng thường dùng nó để biểu thị sự hiện hữu của THƯỢNG ĐẾ, nhưng đây hoặc là một sự nhượng bộ trước sự sử dụng truyền thống [của chữ này] hoặc hàm ý một sự tương phản đặc biệt với KHÁI NIỆM về THƯỢNG ĐỂ). Sự kết hợp kiểu Heidegger giữa Dasein và tồn tại của con người trong thời gian thỉnh thoảng cũng xuất hiện trong giai đoạn này, dù vậy nghĩa này không có nhiều ý nghĩa đối với Hegel cũng như các triết gia khác.
Chữ La-tinh res (vật) cho ra đời realis (thực tồn - có lẽ lần đầu xuất hiện là ở Abelard) và realitas (thực tại - Duns Scotus là người đầu tiên dùng chữ này). Trong tiếng Đức, những chữ này được dịch thành real, với biến thể từ gốc tiếng Pháp là reele, và Realität. Giống như những từ tương đương trong tiếng Anh, ý nghĩa của những từ này phụ thuộc vào ngữ cảnh của chúng, nhất là dựa vào những từ tương phản với chúng. Những từ này chủ yếu tương phản với chữ IDEAL (hay ideell) và Idealität, theo nghĩa thông thường (chứ không phải theo nghĩa của Hegel), nghĩa là chỉ hiện diện trong tư tưởng hay trong tưởng tượng. Thế nhưng, trong triết học, chữ ideale hay ideele Realität được dùng để biểu thị sự hiện diện thực sự của cái gì đó trong tư tưởng, và, trong Hegel, biểu thị phương diện của TÍNH KHÁCH QUAN vốn, tương phản với thực tại BÊN NGOÀI (äusserliche), tương ứng [đích thực] với khái niệm. Realität thường được đánh đồng với “HIỆN THựC” (Wirklichkeit) và “tính khách quan”, nhưng với Hegel, chúng là những khái niệm khác nhau: ideale Realität [thực tại mang tính ý thể/ý niệm] gần với Wirklichkeit [hiện thực], nhưng Realität [thực tại], xét như thực tại, lại có quan hệ với Dasein [tồn tại hiện có].
Động từ Ta-tinh cổ điển existere (“bước tới trước”) cho ra đời danh từ Ta-tinh cổ điển existentia, tức sự hiện hữu của cái gì đó tương phản với essentia [bản chất] hay bản tính tự nhiên của nó. Trong tiếng Đức, những chữ này trở thành động từ existieren (hiện hữu, nhưng vẫn bảo lưu những hàm ý về việc bước tới trước hay xuất hiện ra của nó nơi Hegel và các triết gia khác) và danh từ Existenz.
Dasein, Hegel nói, là tồn tại (Sein) có một TÍNH QUY ĐỊNH (Bestimmheit), tức một tính quy định TRựC TIẾP (tương phản với BẢN CHÂT nằm bên dưới), hay một CHÂT. (Do đó, Dasein, trong ngữ cảnh này, thường được dịch sang tiếng Anh là “determinate being” (“tồn tại- được quy định”/“tồn tại nhất định”). Một “thực thể được quy định” là một Daseiendes (danh từ được thành lập từ hiện tại phân từ daseiend) hay một “cái gì đó” (Etwas, danh từ hóa của đại từ etwas). Tồn tại-được quy định/tồn tại-hiện có/tồn tại nhất định (Dasein) xuất hiện từ sự sụp đổ của sự TRỞ THÀNH, tức sự chuyển tiếp qua lại của tồn tại và HƯ VÔ vào nhau. Vì thế, Tồn tại-hiện có (Dasein) chứa đựng sự PHỦ ĐỊNH: một tồn tại-được quy định (Daseiendes) có được tính chất là “được quy định” chỉ nhờ vào việc nó tương phản với những gì có những tính chất khác biệt. Hegel thường minh họa Dasein bằng những ví dụ về các sự vật có nhiều hơn một chất và có thể thay đổi chất của chúng mà vẫn không mất đi sự hiện hữu, nhưng một Daseiendes (chẳng hạn một miếng vải màu được chiếu lên trên màn ảnh) ở giai đoạn này là đồng nghĩa với chất của nó: nó không thể có nhiều hơn một chất hay không thể tồn tại khi chất thay đổi. Điều này không ngăn cản ta nói về Dasein của những thực thể thay đổi, phức hợp hơn, dù vậy những thực thể như thế không phức hợp và thay đổi chỉ dựa đơn thuần vào một mình Dasein. Điều này có ý rằng Hegel ngại gán cho Dasein nhiều hơn vai trò rất phụ thuộc trong sự cấu tạo của TINH THẦN, bởi lẽ, theo quan niệm của Hegel (cũng như theo quan niệm của Heidegger và Sartre), con người, nếu không bệnh tật hay loạn trí, không bị các “chất” của mình (những dam mê hay tính cách) “thống trị” hay “thẩm thấu” theo cách giống như sự VẬT. (TINH THẦN phải được gọi đúng đắn hơn là tồn tại-CHO-MÌNH). Vì lý do này, và cũng vì Dasein có hàm ý đến sự hiện hữu của cái khác, tách biệt và tương phản với Daseiendes, nên Dasein, một cách nghiêm ngặt, không thể là thuộc tính của Thượng Đế hay của cái TUYỆT ĐỐI được. Dasein thường được dùng tương phản với KHÁI NIỆM: chẳng hạn, khi ta bảo rằng một khái niệm là “bước tới trước” hay “xuất đầu lộ diện” (hervorgehen, hervortreten) thành Dasein. Theo nghĩa này (ở đây Hegel hoàn toàn không sử dụng từ này theo nghĩa truyền thống), Dasein của Thượng Đế là thế giới thực tồn, và Dasein của tinh thần là những hoạt động và sản phẩm cụ thể mà nó tự thể hiện ra trong đó. Nhưng, Dasein theo nghĩa này vẫn được suy tưởng như chứa đựng những sự bất tất và bất toàn, chứ không tương ứng trọn vẹn với khái niệm, theo cách giống như Hiện thực.
Realität (Anh: reality), trong Hegel, có hai nghĩa. Một là, tương ứng với nghĩa quen thuộc là tương phản với ideal, nó được nối kết với Dasein, và gần với “chất”, trừ phi nó tương phản với “sự phủ định”, cho dù, giống như chất, về bản chất nó chứa đựng sự phủ định. Theo nghĩa này, Hegel nói, chúng ta có thể nói về thực tại hay sự thực hiện một kế hoạch hay ý đồ, về cơ thể như là thực tại của linh hồn, về PHÁP QUYỂN như là thực tại của Tự DO, và thế giới như thực tại của khái niệm thần linh. (Ở đây, Realität gần với Dasein). Hai là, Realität có một nghĩa đánh giá, như trong cụm “một triết gia thực sự/hiện thực”; ở đây, nó không tương đương với Dasein, và không tương phản với ideal: nó biểu thị “sự nhất trí của một Daseiendes với khái niệm của nó”, và gần với “hiện thực” (Wirklichkeit) (BKTI, §91A).
Existenz, theo nghiên cứu của Hegel, là một sự QUY ĐỊNH của bản chất. Trong KHLG, nó đến sau phạm trù cơ SỞ: khái niệm về Cổ sở phát triển thành khái niệm về điều kiện (điểu kiện cần/không thể thiếu được/sine qua non), và khi toàn bộ các điều kiện được hiện thực hóa, sự VẬT hay sự việc (Sache) mới bắt đầu hiện hữu. Cái đang hiện hữu (das Existierendes) là một vật (Ding) có nhiều thuộc tính. Không giống như “cái gì đó” (‘Etwas”/Anh: “something”), điều cho phép nó [cái đang hiện hữu] có hay nối kết được nhiều thuộc tính là việc nó xuất hiện từ một Cổ sở. Nhưng, Cổ sở hay bản chất không bị ẩn giấu bên dưới những thuộc tính của vật; nó hoàn toàn bị VƯỢT BỎ trong cái hiện hữu. Giống như việc cái gì đó thuộc về một hệ thống của những cái gì đó được quy định về chất khác nhau, cái đang hiện hữu thuộc về một hệ thống của những cái đang hiện hữu, mỗi cái là điều kiện cho những cái khác, và việc vật có những thuộc tính gì là phụ thuộc một phần vào những tưong tác có tính tư ổng phản của nó với những vật khác.
Khái niệm về sự hiện hữu (Existenz), tưong phản với LÝ TÍNH, với khái niệm và với Ý NIỆM, sau này trở thành một tiếng gọi khởi nghĩa (rallying call) cho những đối thủ của ông như Schelling, Kierkegaard và Ranke. (Hamann và Jacobi cũng khoi ra nó để chống lại những hệ thống duy lý của Kant và những triết gia Khai minh khác). Họ phê phán rằng, một là, Hegel đang làm việc với khái niệm về sự hiện hữu, chứ không phải với sự hiện hữu hiện thực, và hai là, khi ông thực sự làm việc với sự hiện hữu hiện thực, thì việc hệ thống hóa nó một cách duy lý là không công bằng với tính phức hợp và tính đặc thù của sự hiện hữu tôn giáo, lịch sử và con người. Dù vậy, ta không thể đánh giá những cáo buộc này dựa vào chữ Existenz được, bởi nó đã được Hegel rút bỏ hết nghĩa cũ trước khi ông sử dụng nó cho những mục đích riêng của mình rồi. Giống như Dasein, đối với Hegel, Existenz không can hệ gì với sự hiện hữu của con người; việc khái niệm hóa đầy đủ về sự hiện hữu con người cần phải có những phạm trù cao cấp hon nhiều. Xem thêm HÀNH ĐỘNG.
Hoàng Phú Phương dịch