Phân loại/Phân chia (sự) [Đức: Einteilung; Anh: classification/ division]
Quan tâm của Hegel đến sự phân chia hay phân loại gồm hai phưong diện. Thứ nhất, là những phưong thức để ta tập hợp những cá thể, chẳng hạn cây cối và thú vật, thành những loài, và những loài này, đến lượt chúng, thành những giống hay chi rộng hon. Quan tâm đến phưong thức này đã bắt đầu với Plato và nhất là Aristoteles, mà bản thân Aristoteles cũng là nhà sinh vật học xuất sắc và là tác giả của nhiều ý tưởng của chúng ta liên quan đến loài, giống và sự phân loại nói chung. Thứ hai, các triết gia Đức, nhất là Kant, quan tâm đến việc tư tưởng và công trình của họ không thể được tiến hành một cách tùy hứng từ chủ đề này sang chủ đề khác, mà ngược lại, phải tạo ra một hệ thống được khớp nối cẩn thận. Đặc biệt, Hegel nhấn mạnh rằng triết học phải có tính hệ thống, và một hệ quả của điều này là các tác phẩm của ông thường thoạt đầu nêu một khái niệm chung về chủ đề, rồi phân chia chủ đề này thành ba thành tố, và mỗi thành tố lại phân thành ba tiểu thành tố và cứ thế cho đến khi chủ đề được tát cạn hết theo những mục đích của ông. Các nguyên tắc của những sự phân chia nối tiếp nhau này và của cấu trúc nảy sinh từ đó là cực kỳ quan trọng đối với Hegel và khiến ông quan tâm suốt đời.
Chữ tiếng Đức bản địa cho sự phân loại hay phân chia là Einteilung (trongkhi từ Đức gốc La-tinh là Klassifikation hay Klassifizierung), từ động từ einteilen (phân chia, phân loại). Từ này thường được Hegel dùng để chỉ loại hình phân loại sinh vật học lẫn những loại hình phân loại thường nghiệm khác, và cả sự phân chia một khái niệm trong triết học. Việc phân loại gồm 3 điều: 1) một giống/chi (Gattung/Anh: genus) hay khái niệm chung sẽ phải được phân chia - chẳng hạn thú vật; (2) một nguyên tắc phân loại (Enteilungsgrund) - chẳng hạn, nổi cư trú thông thường của thú vật là trên cạn, dưới nước hoặc trong không trung; và (3) các thành viên của sự phân loại (Enteilungsglied, Enteilungsglieder) nảy sinh từ việc áp dụng nguyên tắc phân loại cho giống - chẳng hạn, thú vật trên cạn, chim, cá. Những giống được phân chia nhỏ hon thường được gọi là “loài” (Art, Arten/Anh: species). Nhưng giống và loài là những thuật ngữ tương đối: một lớp (class) được xem như một giống trong quan hệ với những loài thấp hơn nó, nhưng lại được xem như một loài trong quan hệ với lớp rộng hơn nó, cùng với những loài đồng đẳng khác, là một sự phân chia nhỏ hơn. (Tiếng Đức, giống như tiếng Anh, có nhiều thuật ngữ để chỉ giống và loài, nhưng chữ Gattung và Art là thường được Hegel sử dụng nhất). Đặc điểm dị biệt hóa loài này với loài khác thuộc cùng một giống là “sự khác biệt về loài” (Artunterschied) nhưng đặc điểm này thường được gọi là một Merkmal, tức một đặc điểm hay đặc tính phân biệt. Theo truyền thống, định nghĩa về một loài vừa biểu thị giống mà nó thuộc về, vừa biểu thị sự khác biệt về loài của riêng nó: chẳng hạn cá là thuộc giống sinh vật nhưng thuộc loài sống dưới nước.
Hegel bàn về sự phân loại này ở nhiều chỗ, nhưng rõ nhất là trong KHLG, trong mục “Phán đoán phân đôi” và mục “NHẬN THỨC (Erkennen) tổng hợp”. Những vấn đề khiến ông bận tâm là: sự phân loại có thể được tiến hành theo một trong hai cách. Cách thứ nhất, ta có thể tiến hành một cách thường nghiệm hay hậu nghiệm: khảo sát những đặc điểm của cái cá biệt này rồi đến cái cá biệt khác, rồi từ sự quan sát quy nạp thành những loài tập hợp những cái cá biệt ấy, và cuối cùng xếp các nhóm loài ấy lại thành một giống cao hơn. Hoặc cách thứ hai, ta có thể tiến hành một cách tiên nghiệm theo hướng ngược lại: bắt đầu bằng một khái niệm về giống, phân chia nó thành những loài bằng một nguyên tắc phân loại nào đó, rồi đặt những cái cá biệt nào mà ta thấy phù hợp vào trong sơ đồ phân loại của ta. Hegel nhìn thấy các khó khăn trong cả hai phương cách. Nếu tiến hành một cách hậu nghiệm thuần túy, ta sẽ đánh đồng sự quan sát của ta về những cái cá biệt bị hư hại hay có khiếm khuyết với sự quan sát về những cái lành lặn, vì thế ta có thể kết luận sai lầm rằng ngựa không phải là một loài bốn chân, vì không phải mọi con ngựa đều có bốn chân, (mọi “hình tròn” mà ta gặp [trong thực tế] còn ít phù hợp hon với định nghĩa 15 của Euclid: “Cho một đoạn thẳng, dùng đoạn thẳng ấy làm bán kính, có thể vẽ một đường tròn với tâm tại điểm đã cho”). Hoặc ta có thể quan sát thấy rằng mọi con người, tưong phản với những sinh vật khác, đều có dái tai. (Hegel gán phát biểu này cho J. E Blumenbach). Điều gì ngăn không cho ta xem đặc điểm vụn vặt ấy [tức có dái tai], chứ không phải đặc điểm bản chất hon nào đó chẳng hạn việc có tư duy, là sự khác biệt về loài cho con người?
Ngược lại, nếu tiến hành một cách tiên nghiệm, thì một lần nữa ta có thể chọn phải một nguyên tắc phân loại (như việc có dái tai chẳng hạn) vốn không bản chất đối với chủ đề. Hon nữa, phưong thức tiến hành sẽ là thường nghiệm trong chừng mực nguyên tắc phân loại ta đã chọn không bị quy định bởi giống mà ta đang phân chia: chỉ giống thú vật đon thuần, không cho ta biết phải phân chia nó thành loài sống dưới nước và không sống dưới nước, hay có xưong sống và không có xưong sống.
Phản ứng của Hegel trước những khó khăn này là: lối tiếp cận của ta cho sự phân loại sinh học không thể thuần túy thường nghiệm cũng không thể thuần túy tiên nghiệm. Để đảm bảo điều ấy, những phân loại của ta phải tưong ứng càng nhiều càng tốt với những bản tính bản chất của chủ đề, ta phải đặt Cổ sở cho chúng trên những phưong cách mà những cái cá biệt tự tập hợp lại thành loài và tự phân biệt chúng với những cái cá biệt thuộc loài khác, tức là những Cổ quan sinh dục mà các thành viên của cùng một loài dùng để sinh sản, và những vũ khí tấn công và phòng vệ (như răng và móng vuốt) của chúng để chống lại những loài khác.
Nguyên tắc chung của ông ở đây là những thực thể, hoặc cá biệt hoặc loài, tự xác định mình bằng việc xung đột với các thực thể khác. Nhưng ông không đi theo nguyên tắc này một cách bất biến: dù ông tin rằng các nhà nước chính trị cá biệt tự xác định mình thông qua việc xung đột với các nhà nước khác, ông không có ý nói rằng các loại hình nhà nước (chẳng hạn, nền quân chủ, chế độ quí tộc và nền dân chủ) tự xác định mình thông qua sự xung đột lẫn nhau; những loại hình nhà nước khác về mặt lịnh sử thường thành công hơn loại hình nhà nước đương thời, và kể cả khi chúng là những loại hình đương thời, một nhà nước cũng có vẻ gây chiến với những nhà nước cùng loại hình hơn là với nhà nước thuộc loại hình khác. Việc phân loại các nhà nước, theo Hegel, phải tiến hành vừa thường nghiệm vừa tiên nghiệm. Sự phân chia thành chế độ dân chủ, chế độ quí tộc và chế độ quân chủ, dù không thể thiếu được, không được làm mờ đi sự hiện hữu của những phiên bản thoái hóa của những “hình thức thuần túy” ấy (chẳng hạn “chính quyền quần chúng” hay “chế độ mị dân” (ochlocracy) là một lệch lạc của nền dân chủ) hoặc của những hình thức chuyển tiếp sớm hơn: chế độ chuyên chế phương Đông và nền quân chủ phong kiến cùng chia sẻ chung với nền quân chủ lập hiến đích thực cái đặc điểm trừu tượng là “ý chí của một cá nhân đứng đầu nhà nước”, nhưng khác với nó ở những phương diện bản chất.
Sự phân chia trong những tác phẩm của Hegel được cố ý tiến hành tối đa theo cách không-thường nghiệm, theo cả nghĩa rằng chí ít thì những phác họa rộng về sự phân chia được đặt cơ sở không phải trên sự quan sát thường nghiệm về chủ đề, mà dựa trên những phân chia tiên nghiệm của Lô-gíc học, vừa theo nghĩa rằng phương cách phân chia một KHÁI NIỆM chung về giống hay tổng loài (a generic concept) là được quy định bởi chính khái niệm ấy. Một cách để ông nỗ lực đạt đến điều này là lập luận rằng khái niệm PHỔ BIỂN khi phải được phân chia thì tự nó đã là một trong những sự phân chia nhỏ hơn của nó, rằng nó vừa có tính giống vừa có tính loài. Ý tưởng này bắt nguồn từ Aristoteles, theo đó, ba loại hình linh hồn: linh hồn thực vật, linh hồn động vật và linh hồn con người, là không đồng đẳng, nhưng tạo thành một chuỗi đi từ linh hồn thực vật phổ biến, vốn chỉ có năng lực dinh dưỡng và sinh sản có chung đối với mọi loại linh hồn, đến linh hồn động vật, được xác định nhiều hơn bởi có thêm năng lực tri giác, và cuối cùng đến linh hồn con người, ngoài hai năng lực kia lại có thêm năng lực tư duy: linh hồn thực vật vì thế vừa là một loại linh hồn phổ biến, chứa đựng yếu tố chung cao nhất của mọi loại linh hồn, vừa là một loại linh hồn đặc thù.
Hegel tổng quát hóa ý tưởng này bằng cách lập luận rằng chính khái niệm về một cái phổ biến đã mặc nhiên chứa đựng những khái niệm về một cái ĐẶC THÙ và một cái CÁ BIỆT - vì, chẳng hạn, một khái niệm phổ biến là một loại hình đặc thù của khái niệm, đồng đẳng với khái niệm đặc thù và cá biệt - vì thế cái phổ biến vừa là một giống (Gattung/Anh: genus) vừa là một trong ba loài (Art/Anh: species) mà cái phổ biến có tính giống hay tính tổng loài đã tự “đặc thù hóa” ra. Điều này giải thích phần nào lý do tại sao những phân chia của Hegel (không như những phân đôi của Plato) thường là BỘ BA, tại sao mỗi hạn từ của sự phân chia lại cao hon hạn từ đi trước nó, và tại sao nhan đề của mỗi mục trong một tác phẩm lại thường là nhan đề của tiểu mục đầu tiên của nó (chẳng hạn TỒN TẠI). Ông hi vọng bằng cách này sẽ chỉ ra rằng một khái niệm có tính giống hay tổng loài sẽ PHÁT TRIỂN hay tự đặc thù hóa thành công mà không cần du nhập một nguyên tắc phân loại từ bên ngoài nào hết. Sự phát triển của khái niệm trong Lô-gíc học là phi-thời gian hay phi-lịch sử, nhưng ông thường minh họa nó bằng những ví dụ trong thời gian, chẳng hạn về một cái cây phát triển từ một hạt mầm được quan niệm như phổ biến hay vô-quy định. Còn về các thực thể phát triển qua lịch sử, Hegel tin rằng chúng phát triển từ những hình thức “phổ biến”, đon giản hon thành những hình thức cụ thể hon. Các thể chế chính trị được dị biệt hóa và chỉ được thể hiện trong thế giới hiện đại; các thể chế chính trị của người Hy Lạp thì đon giản và phổ biến (THPQ, §279A). Sự tự đặc thù hóa của cái phổ biến vì thế có sự áp dụng vào lịch sử cũng như vào hệ thống của Hegel.
Hoàng Phú Phương dịch