Triết học [Đức: Philosophie; Anh: philosophy]
Chữ philosophos trong tiếng Hy Lạp, từ chữ philos, phiỉein (“mến”, “yêu”) và sophos, Sophia (“hiền minh”, “thông thái”, v.v.) và vì thế có nghĩa là “người yêu mến sự thông thái”), tưong truyền là do Pythagoras đề xuất ra. Thoạt đầu, nó nặng về hàm ý tôn giáo và luân lý (nghĩa này tồn tại dai dẳng trong Phaedo của Plato). Nhưng đối với Aristoteles, philosophia là tưong đưong với episteme (“nhận thức lý tính”). Ở Plato, philosophos tưong phản với sophistẽs [các nhà ngụy biện/biện sĩ], ban đầu chữ “sophistẽs” dùng để chỉ bất cứ ai đạt được thành tựu cao trong khoa học, nhưng về sau lại dùng để chỉ những người dạy học chuyên nghiệp trong phong trào Khai minh Hy Lạp, những người mà Socrates và Plato rất khinh ghét, và vì thế mới có mùi vị “xảo biện”/“ngụy biện” (sophistry) hay giả-triết học. Nhưng ở giai đoạn này, philosophia không tưong phản với các ngành tri thức khác. Aristoteles phân chia nó hay phân chia episteme thành ba ngành: praktikẽ (ví dụ: đạo đức học và chính trị học), poiẽtikẽ (ví dụ: tạo tác, nhất là làm tho), và theoretikẽ. Triết học lý thuyết, đến lượt nó, lại được chia thành prõtẽ philosophia hay theologikẽ (“đệ nhất triết học, thần học” là môn nghiên cứu cả các bản thể thần linh lẫn các đặc điểm tổng quát của mọi tồn tại xét như là tồn tại), vật lý học (gồm vũ trụ học và tâm lý học), và toán học. Các nhà Khắc kỷ chia Triết học thành Vật lý học, Đạo đức học và Lô-gíc học.
Dưới ảnh hưởng của Plato, Aristoteles và các nhà khắc kỷ, các nhà kinh viện trung đại chia triết học thành SIÊU HÌNH HỌC, bao gồm bản thể học và THẨN HỌC (thần học tự nhiên, chứ không phải thần học mặc khải), vật lý học (bao gồm vũ trụ học và tâm lý học), và đạo đức học (bao gồm chính trị học). Cùng với những sự bổ sung thêm như lý thuyết hay “phê phán” nhận thức và MỸ HỌC (Baumgarten), sự phân chia này tiếp tục tồn tại ở Đức cho đến thế kỷ XVIII. Nhưng sự lớn mạnh của khoa học tự nhiên và các môn khoa học khác cho thấy triết học cần phải được phân biệt với chúng. Vì thế, vào thời của Hegel, môn “Vật lý học” bị thay thế bằng môn “triết học Tự NHIÊN” và tâm lý học bị thay thế bằng môn “triết học TINH THẦN”. Đối với Hegel, triết học có ba ngành chính: Lô-gíc học, triết học tự nhiên và triết học tinh thần (BKT I, II và III). Ngành triết học tinh thần gồm nhiều bộ môn triết học khác nhau: triết học PHÁP QUYỂN, triết học LỊCH sử, mỹ học hay triết học NGHỆ THUẬT và triết học TÔN GIÁO.
Các chữ chính yếu trong tiếng Đức dùng để chỉ “triết học”, V.V., có gốc từ tiếng Hy Lạp, qua tiếng La-tinh: Philosoph (“triết gia”) và Philosophie được du nhập vào cuối thế kỷ XV, philosophisch (“thuộc về triết học”) và philosophieren (triết lý, làm triết học) ở thế kỷ XVI. Những nỗ lực tạo từ mới bằng tiếng Đức bản ngữ nhìn chung không thành công mấy: Paracelsus dùng chữ Weltweisheit (“sự thông thái thế tục, trần gian”) để chỉ “triết học”, đối lập với chữ Theosophie (“sự thông thái thần linh, linh thiêng”) hay Theologie. Chữ này thông dụng ở thế kỷ XVIII với tính cách là thuật ngữ chỉ Philosophie, và được F. von Schlegel phục hồi với mục đích loại triết học ra khỏi cuộc thảo luận, chẳng hạn như, về tôn giáo. Trong LSTH, Hegel đồng ý rằng chữ này [Weltweisheit] có lý trong chừng mực nó thể hiện mối quan tâm của triết học đối với các chủ đề HỮU HẠN, thế tục, tương phản với tôn giáo siêu nhiên, bàn về thế giới bên kia, nhưng lại cho rằng vì triết học cũng quan tâm tới Ý NIỆM thần linh và có cùng mục đích với tôn giáo, nên thuật ngữ này không thích hợp. Fichte cố gắng thay thế Philosophie bằng một chữ bản ngữ: Wissenschaftslehre (Học thuyết Khoa học), nhưng thừa nhận rằng chữ này không cắm rễ được. Giống như nhiều người thời bấy giờ, Hegel coi triết học là “(một) KHOA HỌC” (Wissenschaft) và các ngành của nó là “các môn khoa học (triết học)”. Nhưng điều này là nhằm nói lên tính cách hệ thống của triết học, chứ không thay thế chữ Philosophie.
Các định nghĩa ngắn gọn của Hegel về triết học (ví dụ như “nghiên cứu các đối tượng bằng tư duy”, BKTI, §2), như ông thừa nhận, thường là không sáng sủa. Nghĩa của chữ Philosophie phần nào phụ thuộc vào việc nó thong phản với các công việc khác:
1. Triết học khác với KINH NGHIỆM và các bộ môn thường nghiệm. Đặc biệt là ở nước Anh, chữ “triết học” được áp dụng cho các bộ môn thường nghiệm: Vật lý học của Newton được coi là “triết học tự nhiên” và Newton được xem là một “triết gia”; máy móc khoa học được gọi là “các dụng cụ triết học”; và các chính trị gia (như ngài Bộ trưởng Canning) nói về sự áp dụng của các châm ngôn triết học cho việc quản lý nhà nước (BKTI, §7). (Hegel đặc biệt bị sốc bởi câu quảng cáo trong một tờ nhật báo Anh: “Nghệ thuật bảo tồn tóc, trên các Nguyên tắc triết học; sách in đẹp, khổ 8, giá 7 Schilling”). Một số trong các vấn đề này không phải là mối quan tâm của triết học theo nghĩa của Hegel; chúng được giải quyết bằng kinh nghiệm. Còn những thứ khác (như các định luật của Newton hay công trình của Grotius bàn về luật quốc tế) thì lại quá thường nghiệm để xứng danh là triết học, nhưng tất nhiên cũng là mối quan tâm chính đáng của triết học. Các triết gia suy tưởng ở cấp độ cao hon và có hệ thống hon về các khái niệm bao hàm trong chúng, về các tiền giả định của chúng, về sự biện minh của chúng, v.v. Hegel nói mập mờ giữa quan niệm rằng triết học suy tưởng trực tiếp về các đối tượng của các môn khoa học khác (ví dụ, suy tưởng về Tự NHIÊN), nhưng là suy tưởng về chúng theo một cách khác, và quan niệm rằng triết học suy tưởng về tư duy được bao hàm trong các môn khoa học khác (ví dụ, suy tưởng về môn vật lý học).
2. Triết học có cùng NỘI DUNG, nhưng lại khác về HÌNH THỨC, với nghệ thuật, và nhất là với tôn giáo. Giống như tôn giáo, triết học bàn về Thượng Đế, sự sáng tạo ra thế giới của Ngài, V.V., nhưng (a) nó đi đến các kết luận bằng tư duy khái niệm thuần lý, chứ không phải bằng ĐỨC TIN, quyền uy hay mạc khải; (b) nó trình bày các kết luận trong hình thức các tư tưởng hay các khái niệm, chứ không phải các hình tượng. Đôi khi, ông nhấn mạnh đặc điểm PHẢN TƯ cao độ của triết học: triết học suy tưởng về tôn giáo, nhưng tôn giáo không thể suy tưởng hay hình thành một quan niệm (Vorstellung) về triết học. Trong THLS, ông gợi ý rằng triết học kết hợp lối tư duy tự do của các bộ môn thường nghiệm với chủ đề của tôn giáo: “Nó kết hợp cả hai phưong diện: ngày Chủ nhật trong đời sống, lúc con người dâng hiến [cho Thượng Đế] một cách khiêm cung, và ngày thường trong tuần, lúc con người đứng thẳng dậy, là chủ nhân ông và hành động vì những lợi ích riêng của mình”.
Hegel băn khoăn trước vấn đề rút ra từ THUYẾT HOÀI NGHI của Schulze: Khi có quá nhiều thứ triết học đối địch, nhưng triết học nào cũng nhất quán một cách nội tại, thì ta quyết định chọn thứ triết học nào? Một cách trả lời cho câu hỏi này là: nếu vì lý do đó mà từ khước triết học thì chẳng khác nào khước từ việc ăn táo, sơ-ri, V.V., vì chúng không phải là trái cây xét như là trái cây (BKTI, §13). Nhưng các nền triết học khác nhau không phải là các loại ngang hàng như các loại trái cây. Nhìn bề ngoài thì các nền triết học khác nhau bổ sung lẫn nhau, và biểu lộ những sự thiếu nhất quán bên trong, chỉ có thể được giải quyết bằng cách chuyển sang nền triết học khác. Các nền triết học cao hon (chẳng hạn, thường là các nền triết học xuất hiện muộn hon trong LỊCH sử) VƯỢT BỎ các nền triết học thấp hon, hiện thân cho các nguyên tắc mà chúng đã đơn độc đưa ra. Nền triết học của Hegel là triết học PHỔ QUÁT chứa đựng tất cả những gì là chân lý trong các nền triết học trước đó. Dấu hiệu cho thấy nền triết học này cao hơn nền triết học khác là năng lực của nền triết học trước phản tư về nền triết học sau theo cách mà nền triết học sau không thể phản tư về nền triết học trước: triết học của Hegel không chỉ phản tư về chính mình mà còn về tất cả các nền triết học khác, và vì thế là nền triết học tối cao. Ta không được suy từ đó ra rằng người mới vào nghề có thể tiếp nhận triết học Hegel ngay lập tức: nhưng nếu người ấy tiếp thu được nền triết học thấp hơn nào đó, và nếu chịu nỗ lực suy tưởng đúng mức (và với sự hướng dẫn của Hegel), thì sẽ đạt đến được hệ thống của Hegel.
Cù Ngọc Phương dịch