ho
- đgt. Bật hơi ra từ trong phổi, trong cổ, đến mức phát thành tiếng: bị ho và sốt thuốc chữa ho.
hò
- 1 dt Điệu dân ca của ta thường hát trong lúc lao động: Bài hò giã gạo.< br> - đgt Cất lên câu : Bên nam hò trước, bên nữ hò sau.< br> - 2 dt Đường mép vạt áo dài từ cổ đến nách: Thương trò may áo cho trò, thiếu bâu, thiếu vải, thiếu hò, thiếu đinh (cd).< br> - 3 đgt 1. Gọi to: Gọi như hò đò (tng) 2. Rủ nhau; Động viên nhau: Già trẻ, lớn bé hò nhau ra đồng (NgKhải).< br> - 4 đgt Đòi hỏi (thtục): Mấy cậu ấy đến để hò ăn.
hô
- 1 đg. Cất tiếng cao, to, thành lời rất ngắn gọn để ra lệnh, thúc giục hoặc biểu thị yêu cầu, quyết tâm, v.v. Hô xung phong. Hô khẩu hiệu. Hô người đến bắt.< br> - 2 t. (Răng cửa) nhô ra. Răng hô.
hơ
- đg. Đưa vào gần nơi toả nhiệt cho khô, cho nóng lên. Hơ quần áo cho khô. Hơ tay cho đỡ cóng.
họ
- 1 dt 1. Khối người cùng tổ tiên, cùng dòng máu: Thấy người sang bắt quàng làm họ (tng) 2. Nhóm sinh vật cùng một bộ và gồm nhiều chi khác nhau: Cây lúa, cây ngô, cây mía thuộc họ hoà bản.< br> - tt Có quan hệ cùng dòng máu: Anh em .< br> - 2 dt Tổ chức góp tiền, góp gạo từng tháng để người nào cần trước thì lấy trước cả số tiền chung: Các bà bán hàng hay chơi họ với nhau để cho khi cần, ai cũng có vốn được (HgĐThuý).< br> - 3 đt Đại từ ngôi thứ ba về số nhiều thường chỉ những người mà mình không kính trọng: Những anh ấy cứ tưởng là họ hơn hẳn mọi người.< br> - 4 tht Tiếng người đi cày dùng để bảo trâu dừng lại: Sáng tai họ; điếc tai cày (tng).
hồ
- 1 dt Nơi trũng ở trong đất liền, sâu và rộng, chứa nước thường là ngọt: Hồ Hoàn-kiếm; Hồ Tây ở Hà-nội; Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân (cd).< br> - 2 dt Bầu đựng rượu (cũ): Thơ lung túi, rượu lưng hồ (cd).< br> - 3 dt Cháo loãng nấu bằng gạo hoặc bằng bột: Ăn hồ, ăn cháo cho xong bữa; Có bột mới gột nên hồ (tng).< br> - 4 dt Chất dính dùng để dán: Quấy bột làm hồ; Mua một lo hồ về dán phong bì thư.< br> - 5 dt Thứ nhạc cụ kéo như kéo nhị: Tiếng hồ trầm hơn tiếng nhị.< br> - 6 dt Âm đầu trong năm âm của nhạc cổ nước ta: Hồ, xừ, xang, cống, xế.< br> - 7 dt Con cáo (cũ): Đàn hồ, lũ thỏ một ngày quét thanh (NĐM).< br> - 8 dt Tiền người đánh bạc nộp cho chủ sòng bạc: Chứa thổ đổ hồ (tng).< br> - 9 đgt 1. Cho quần áo hoặc tơ, sợi vào nước có pha bột để cho cứng: Hồ sợi trước khi dệt 2. Nhúng quần áo vào nước có pha chất xanh nhạt: áo sơ-mi hồ lơ.< br> - 10 trgt Hầu như; Gần như: Của thì như nước hồ vơi lại đầy (cd); Hồ vui sum họp lại xa khơi (ChMTrinh).
hố
- 1 dt Lỗ sâu và rộng trên mặt đất: Đào một cái hố để trồng cây đa.< br> - 2 tt Bị lừa: Ai ngờ anh mà còn bị hố thế.
hộ
- ph. đg. 1. Giúp đỡ : Đẩy hộ tôi một tay. 2. Giữ gìn : Hộ đê.< br> - t. Có liên quan tới quan hệ tài sản giữa những tổ chức xã hội chủ nghĩa, giữa những tổ chức ấy với công dân hay giữa công dân với nhau, như mua bán, cung cấp… hay có liên quan tới quan hệ phi tài sản có kết quả tài sản như quyền tác giả, quyền phát minh v.v.. : Luật hộ ; Việc hộ.< br> - d. 1. Gia đình coi như một đơn vị đối với chính quyền : Ngôi nhà này có năm hộ ở. 2. Khu trong thành phố (cũ).
hờ
- 1 I. đgt. Phòng chừng: hờ kẻ gian. II. tt. Sẵn, phòng sẵn: để hờ mấy đồng, khi cần còn có mà dùng.< br> - 2 tt. 1. Chỉ gá vào, không chắc chắn, không thật sự: buộc hờ mối dây khép hờ cánh cửa. 2. Chỉ vận vào trên danh nghĩa, không thực chất: vợ chồng hờ bà mẹ hờ. 3. Qua loa, không chu đáo: làm hờ cho xong việc.
hở
- 1 tt 1. Không được kín: Hở cửa 2. Để lộ ra: Chuyện mình giấu đầu hở đuôi 3. Không chú ý đến: Hở ra đâu là ăn cắp đấy (Ng-hồng).< br> - 2 trt Từ đặt sau một câu hỏi, để nhấn mạnh: Thuyền ai lơ lửng bên sông, có lòng đợi khách hay không, hở thuyền (cd).
hớ
- t. ph. 1. Khờ khạo vì sơ suất : Nói hớ. 2. Nói mua bán không tinh nên phải mua đắt : Mua hớ.