Section 201
Khoản 201
Một điều khoản, thường đượcgọi là điều khoản dự phòng, của Luật Thương mại năm 1974 và các bản sửa đổi sau đó của Hoa Kỳ. Điều khoản này cho phép các công ty Hoa Kỳ đượcgiảm nhẹ gánh nặng từ nhập khẩu đượccoi là gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho một ngành nào đó. Nó đượcáp dụng cho các sản phẩm đượcbuôn bán một cách lành mạnh. Nói cách khác, đó không phải là sản phẩm đượctrợ cấp hoặc phá giá. Việc giảm nhẹ tổn thất này có thể đượcthực hiện thông qua việc tăng thuế tạm thời, hạn ngạch nhập khẩu, đàm phán các thỏa thuận hạn chế hoặc trợ giúp trực tiếp cho ngành sản xuất có liên quan. Xem thêm safeguard và voluntary restraint agreement.
Section 301
Khoản 301
Một điều khoản của Hiệp định Thương mại Hoa Kỳ năm 1974. Điều khoản này đượcsửa đổi vào năm 1979 (Luật về các Hiệp định Thương mại), 1984 (Luật về Thương mại và Thuế quan), 1988 (Luật về Thư ư ng mại và Cạnh tranh) và năm 1994 (Luật về Hiệp định Vòng Urugoay). Khoản 301 đượcđịnh ra để thực thi quyền của Hoa Kỳ tại các hiệp định Thương mại và cho phép có các hành động đáp lại các hoạt động Thương mại không lành mạnh sau khi có đơn tố giác và tiến hành điều tra. Các hoạt động Thương mại không lành mạnh có thể xảy ra tại Hoa Kỳ, tại nước vi phạm hoặc nước thứ 3. Khoản 301 có thể đượcsử dụng nhằm tăng cư ờng mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ của Hoa Kỳ, đảm bảo các điều kiện tốt hơn cho các nhà đầu tưở nước ngoài, và tăng cư ờng bảo hộ có hiệu quả hơn nữa đối với quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ ở các nước khác. Nó cũng cho phép cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) hạn chế nhập khẩu từ một nước mà nước đó hạn chế Thương mại đối với một số hàng hoá cụ thể của Hoa Kỳ một cách không công bằng. Nói chung nó đượcdùng cho các ngành sản xuất một loại hàng hóa. Khoản 301 bắt nguồn từ Khoản 252 của Luật Mở rộng Thương mại năm 1962 cho phép Tổng thống quyền rộng rãi trả đũa chống lại các hàng rào nông nghiệp không chính đáng, và một ít thẩm quyền trong việc giải quyết các hàng rào Thương mại khác. Điều 252 mới chỉ đượcsử dụng hai lần, một lần trong Chiến tranh thịt gà đánh dấu sự ra đời của Vòng Kennedy. Khi trở thành Khoản 301 của Hiệp định Thương mại năm 1974, điều khoản này xóa bỏ sự phân biệt giữa nông sản và phi nông sản, và nó cũng áp dụng cho dịch vụ liên quan tới Thương mại quốc tế. Luật về Các hiệp định Thương mại năm 1979 quy định rằng Tổng thống cần sử dụng quyền lực của mình để tăng cư ờng việc thi hành các hiệp định Thương mại. Tại các phiên bản ban đầu của Khoản 301, USTR đượcphép tiến hành điều tra và khuyến nghị các hành động hợp lý với Tổng thống. Việc thông qua Luật Thương mại và cạnh tranh năm 1988 đã chuyển quyền đượctrả đũa từ Tổng thống sang USTR, như ng phải có sự chỉ đạo của Tổng thống. Hành động trả đũa bây giờ đã trở thành bắt buộc trên nguyên tắc, như ng vẫn có phạm vi tương đối lớn cho sự tuỳ tiện. Mối đe doạ có hành động trả đũa theo Khoản 301 không đượccác nhà làm chính sách Thương mại hoan nghênh không chỉ vì điều đó có nghĩa là phải xem lại các quy định mà hành động trả đũa đó nhằm vào, mà còn vì việc phản bác lại hành động trả đũa đòi hỏi nhiều nỗ lực nếu không thì sẽ không có tác dụng gì. Thực hiện hành động trả đũa cũng đòi hỏi tập trung nhiều nguồn lực không kém đối với ngư ời Mỹ, do đó USTR có xu Hướng chọn các trường hợp mà họ cho là có thể giành thắng lợi, nếu họ có sự lựa chọn. Sự linh hoạt này đã bị giảm đi nhiều trong các năm vừa qua. Một số ngư ời cho rằng lịch sử các hành động theo Khoản 301 chống lại Cộng đồng Kinh tế Châu Âu, Nhật và Hàn Quốc đã chứng minh rằng việc áp dụng hành động trả đũa có thể không mang lại hiệu quả nếu các nước mà Hoa Kỳ nhằm vào không có xu Hướng thay đổi điều kiện mở cửa thị trường đối với ngành chịu trả đũa. Quan điểm này chắc chắn đánh giá thấp ảnh hư ởng của Khoản 301. Một số ngư ời khác cho rằng Bản ghi nhớ về Giải quyết tranh chấp của WTO đã " nhổ răng" Khoản 301. Điều đó không đúng. Khoản 301 vẫn cho phép trả đũa nếu một thành viên WTO không thực hiện kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp. Khoản 301 cũng có thể đượcsử dụng nhưdự tính ban đầu trong những trường hợp không có các quy định của WTO đối với các hành động đượccoi là không lành mạnh. Xem thêm Special 301, Super 301 và United States Omnibus Trade and Competitiveness Act.
Section 337
Khoản 337
Một quy định của Luật Thương mại năm 1930 của Hoa Kỳ cho phép việc tiến hành các biện pháp nhanh chóng để làm giảm nhẹ các thiệt hại đang xảy ra hoặc có khả năng xảy ra do việc nhập khẩu không lành mạnh gây nên. Khoản 377 có phạm vi áp dụng khá rộng rãi như ng nó đượcđặc biệt sử dụng cho các trường hợp vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ban hội thẩm của GATT nhận thấy rằng Điều 337 vi phạm quy định về đãi ngộ quốc gia của GATT và Hoa Kỳ đã bị ép buộc phải sửa đổi Điều này. Xem thêm Smootư Hawley Act.