Chứng minh [Đức: Beweis; Anh: proof]
> Xem Luận chứng và Chứng minh Đức: Beweis; Anh: proof]
Luận chứng/Chứng minh [Đức: Beweis; Anh: proof]
Weisen, ban đầu là “làm cho biết” (wissend), có nghĩa là “truyền đạt kiến thức bằng cách cho thấy, chỉ dẫn, cho biết, nêu trường hợp”. Thế kỷ XV nảy sinh chữ beweisen (“cho thấy là đúng thật hay đúng đắn, chứng minh”) và Beweis (“bằng chứng, luận cứ chứng minh”). Từ thế kỷ XVII, những từ này được các nhà toán học [Đức] sử dụng, thay cho demonstrare, demonstratio của tiếng La-tinh và apodeiknunai, apodeixis của tiếng Hy Lạp, đều có nghĩa là “chứng minh”, “phép chứng minh”, theo nghĩa rút một mệnh đề ra từ một hay nhiều mệnh đề đã được thừa nhận là đúng, bằng một phương pháp thao tác đảm bảo được giá trị chân lý của mệnh đề được rút ra như thế.
Những luận chứng [hay phép chứng minh] mà Hegel quen thuộc nhất là (1) những phép chứng minh của hình học Euch de, và (2) những luận chứng truyền thống chứng minh về sự hiện hữu của THƯỢNG ĐỂ, mà vào thời Hegel, qua Kant, chúng bị thu hẹp lại chỉ còn ba: luận chứng vũ trụ học, luận chứng mục đích luận và luận chứng bản thể học. Hegel thường nhắc đến luận chứng thứ tư, luận chứng ex consensu gentium (từ sự đồng thuận của mọi người), nhưng lại tỏ ra ít quan tâm đến luận chứng luân lý của Kant, một phần là vì ông bác bỏ quan niệm về LUÂN LÝ làm cơ sở cho luận chứng ấy.
Trong HTHTT, Lời Tựa, và TTTĐ (công trình chưa kịp xuất bản thì ông mất), Hegel đưa ra một số phê phán về các luận chứng quen thuộc:
(1) Những tiền đề được TIỀN GIẢ ĐỊNH trực tiếp và không [cần] được chứng minh.
(2) Những tiền đề vẫn đúng ngay cả sau khi kết luận đã được rút ra.
(3) Một bước nào đó trong luận chứng không hoàn toàn bị quy định bởi bước đi trước, nhưng lại được dùng chỉ để chứng minh kết luận: ví dụ, chứng minh của Euclide về định đề của Pythagoras bao hàm cả việc vẽ những đường thẳng, mà điểm của chúng chỉ trở nên biểu kiến khi ta đạt đến bước chứng minh cuối cùng và xét xem chúng giúp ta chứng minh định lý như thế nào. Bất cứ mệnh đề nào cũng dẫn đến một cách vô hạn nhiều mệnh đề khác; mệnh đề nào được ta chọn để rút ra từ nó phụ thuộc vào mục đích do ta đề ra, chứ không phụ thuộc vào mệnh đề ta xuất phát.
(4) Những tiền đề và những bước chứng minh không chứa trong kết luận. Nghĩa của định lý thì độc lập với luận chứng của nó. Vì thế, cùng một định lý cho phép có nhiều luận chứng chứng minh khác nhau.
(5) Những nước đi trong phép chứng minh không phải là những nước đi được thực hiện bởi đối tượng của phép chứng minh, ví dụ bởi các hình tam giác mà người ta đang chứng minh. Vì thế, nó là một sự PHẢN TƯ ngoại tại về đối tượng.
Hegel không tin rằng có thể cứu chữa một cách thực chất cho môn hình học ở những phương diện này, vì nó quan tâm đến TÍNH NGOẠI TẠI của KHÔNG GIAN. Nhưng các luận chứng về [sự hiện hữu của] Thượng Đế, chủ đề của TRIẾT HỌC, phải được cứu chữa nếu muốn các luận chứng ấy được chấp nhận:
(1) Triết học không thể tiền giả định những chân lý ấy giống như tiền giả định Sự BÂT TÂT của thế giới (cần cho luận chứng vũ trụ học).
(2) Các tiền đề của luận chứng không thể vẫn còn ĐÚNG cùng với kết luận sau khi được rút ra, mà phải bị THẢI HỒI. Ví dụ, giả định rằng sự bất tất của thế giới vẫn đúng cùng với sự TẤT YẾU của Thượng Đế thì hàm ý rằng Thượng Đế là một thực thể song hành với thế giới và Ngài phụ thuộc hay bị điều kiện hóa bởi sự bất tất của thế giới, cũng như nhận thức của ta về Ngài cũng bị nó quy định, sự TRUNG GIỚI của (nhận thức của ta về) Thượng Đế phải bị thải hồi thành sự TRựC TIER
(3) Khác với phép chứng minh hình học, một luận chứng triết học không thể tiền giả định rằng ta biết trước nghĩa của định lý phải được chứng minh và của những hạn từ trong định lý ấy. Do đó, luận chứng phải cấp nghĩa cho định lý và vì thế không thể để cho định lý hướng dẫn. Mỗi một bước chứng minh, do đó, phải xác định một cách độc nhất bước tiếp theo của nó.
(4) Những tiền đề và những bước chứng minh phải được chứa trong kết luận của nó, bởi lẽ (a) chúng quy định nghĩa của nó; (b) chúng không thể mãi tồn tại bên cạnh Thượng Đế, mà phải bị thải hồi ở trong Ngài; và (c) việc ta tiến đến (NHẬN THỨC về) Thượng Đế là một pha [hay mô- men] của chính Thượng Đế.
(5) Vì Thượng Đế là VÔ HẠN (tức là bao hàm toàn bộ) nên nhận thức của ta về Thượng Đế không phải là cái gì khác với Thượng Đế, mà là một mô-men của Ngài, là Tự-Ý THỨC của Ngài. Vì thế, chính Thượng Đế tiến hành những bước đi mà ta thực hiện trong những luận chứng hay những phép chứng minh của ta. Cho nên Hegel cảm thấy không cần phải phân biệt (ví dụ trong (2) nói trên) những điều kiện bản thể học (của Thượng Đế hay cái TUYỆT ĐỐI) với những điều kiện nhận thức luận (của nhận thức của ta về Ngài). Bản thể học và nhận thức luận kỳ cùng là trùng khít với nhau.
Trong PPNLPĐ, Kant đã dự đoán một số quan niệm của Hegel bằng cách lý giải những luận chứng về Thượng Đế không phải như là những luận chứng có thể thay thế cho nhau của cùng một kết luận, mà như là việc chứng minh những phưong diện khác nhau của kết luận được mong muốn, như là việc hoàn chỉnh bức tranh của ta về Thượng Đế: chẳng hạn, luận chứng vũ trụ học xác lập rằng Thượng Đế là một Hữu thể tất yếu, chứ không phải là một tác nhân MỤC ĐÍCH; luận chứng mục đích luận xác lập rằng Ngài là một tác nhân mục đích, chứ không phải là một tác nhân luân lý; điều này chỉ được xác lập bởi luận chứng luân lý. Hegel thường lý giải những luận chứng truyền thống theo cách này, và chỉ trích, ví dụ, luận chứng ex consensu gentium [từ sự đồng thuận của mọi người] không phải vì lý do rằng những tiền đề của nó là sai lầm hay luận cứ không có giá trị hiệu lực, mà với lý do là nó dẫn đến một khái niệm cực kỳ nghèo nàn về Thượng Đế, vốn là nhân tố chung tối thượng của mọi đức tin tôn giáo. Ông lập luận rằng những luận chứng truyền thống như thế làm nghèo nàn, và không cần thiết cho ĐỨC TIN, tuy nhiên sự phản tư như thế về đức tin là một mô-men không thể tránh khỏi trong sự PHÁT TRIỂN của TINH THẦN. Giải pháp là phải suy tưởng sâu hon nữa, chứ không rổi trở lại vào đức tin thiếu sự phản tư.
Kant thường được coi là người đã đánh đổ những luận chứng về Thượng Đế trong PPLTTT, chỉ dành chỗ cho niềm tin luân lý. Hegel cố gắng hồi sinh lại những luận cứ này. Nhưng ông làm việc đó bằng cách tái lý giải những luận chứng ấy và ý niệm về Thượng Đế một cách triệt để. Ông có những phê phán đối với nỗ lực của Kant trong việc bác bỏ những luận chứng trên: ví dụ, ông lý sự về bất cứ những gì mà luận chứng bản thể học có ý định chứng minh là TỒN TẠI, HIỆN HỮU, TÍNH KHÁCH QUAN, V.V., của Thượng Đế. Những sự phê phán như thế liên quan đến sự lý giải lại của Hegel về những luận chứng hon là đến việc Kant bác bỏ những phiên bản truyền thống.
Với tính cách là vô hạn, Thượng Đế không phân biệt với thế giới, mà tự bản chất, Ngài là cấu trúc lô-gíc của thế giới, bản thân thế giới (Tự NHIÊN), và nhận thức của con người về thế giới (kể cả tôn giáo). Vì thế, luận chứng bản thể học, theo quan niệm của Hegel, không xác lập sự hiện hữu của một thực thể siêu việt tư ổng ứng với khái niệm của ta về Thượng Đế, mà xác lập sự hiện thực hóa của KHÁI NIỆM (tức là cấu trúc lô-gíc được phác họa trong Tô-gíc học) ở trong thế giới. Vì cấu trúc lô-gíc của thế giới biểu hiện trước mối quan hệ của chính nó với thế giới, nên luận chứng cũng diễn ra bên trong Tô-gíc học, trong bước chuyển từ khái niệm sang ĐỐI TƯỢNG hay khách thể, vốn là cái báo trước sự chuyển dịch từ lô-gíc sang tự nhiên. Cũng giống như vậy, những luận chứng khác vừa tương ứng với những bước chuyển bên trong lô-gíc, chẳng hạn, từ bất tất sang tất yếu (luận chứng vũ trụ học), vừa tương ứng với những yêu sách về thế giới, chẳng hạn, yêu sách rằng những sự bất tất của nó phải phục tùng một cấu trúc tất yếu. Vì thế, Hegel không chấp nhận chỉ có ba luận chứng: mỗi một bước chuyển, hay ít ra mỗi một NHỊP BA trong Lô-gíc học, trên thực tế, là một luận chứng về Thượng Đế, và cũng là một bước trong việc ta nâng mình lên Thượng Đế, một khi tinh thần xuất hiện trên sân khấu và hồi tưởng lại, theo nhiều cách, những bước đi của Tô-gíc. Theo đó, những luận chứng kỳ cùng thể hiện Erhebung des Geistes zu Gott [sự vươn lên của Tinh thần đến Thượng Đế]. (Cụm từ này hàm hồ một cách thuận lợi: (1) “sự đi lên của tinh thần đến (nhận thức về) Thượng Để’; (2) “sự nâng lên của tinh thần đến (vị thế của) Thượng Để’).
Trong DBTH và KHLG, Hegel cũng phê phán những luận chứng của Kant về các nghịch lý (antinomies), chẳng hạn các nghịch lý về TÍNH HỮU HẠN và tính vô hạn của thế giới trong không gian và THỜI GIAN. Tuy nhiên, về bản chất, Hegel chấp nhận những nghịch lý, nhưng cho rằng (1) không phải chỉ có bốn nghịch lý như Kant đã khảo sát, mà là nhiều hơn, và (2) các nghịch lý đều được bắt rễ trong các khái niệm của sự hữu hạn, V.V., chứ không phải trong sự áp dụng chúng cho thế giới hay cho VẬT Tự THÂN. Hegel tin rằng những luận chứng này, giống như những luận chứng về Thượng Đế, liên quan đến những khái niệm hay NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA TƯ DUY, chứ không phải NHỮNG MỆNH ĐỂ. Cách giải quyết các nghịch lý của ông, vì thế, là cho rằng những khái niệm nghịch lý, như sự vô hạn và sự hữu hạn, về cơ bản là chứa lẫn nhau và cả hai đều bị vượt bỏ trong khái niệm vô hạn, tức Ý NIỆM tuyệt đối. Nhưng cũng giống như Kant, ông không đưa ra được câu trả lời thỏa đáng nào cho câu hỏi: thế giới là hữu hạn hoặc vô hạn trong không gian và thời gian.
Đinh Hồng Phúc dịch