Phản tư/Phản chiếu/Phản tỉnh (sự) [Đức: Reflexion; Anh: reflection]
Trong tiếng La-tinh, reflectere và reflexio có nghĩa là “quay ngược lại” và “hướng về lại”. Animum reflectere, nghĩa đen là “hướng về tâm trí”, ban đầu có nghĩa “hướng tâm trí của ta hay của người khác ra khỏi, can ngăn (trước một hướng hành động)”, nhưng về sau lại có nghĩa “xoay tư tưởng của ta đến, suy nghĩ lại về một điều gì đó”. Ở thế kỷ XVI và XVII, các chữ này sinh ra động từ relektieren (“phản tư”) và danh từ Reflexion trong tiếng Đức. Các chữ này có ba nghĩa chính, có được từ các nguồn gốc La- tinh của chúng trong thời Trung đại:
(1) Hướng về lại hay phản chiếu, chẳng hạn âm thanh, sức nóng, và nhất là ánh sáng; do đó phản chiếu hay chiếu rọi một đối tượng bằng cách phản chiếu các sóng ánh sáng từ nó. Danh từ Reflexion vừa là một tiến trình phản chiếu vừa là sản phẩm của nó, tức một hình ảnh được phản chiếu.
(2) Phản tư về, xem xét lại về một vấn đề. Theo nghĩa này, những từ gần tương đương là nachảenken (“nghĩ lại, nghĩ về, phản tư”) và überlegen, Überlegung (“suy xét, sự suy xét”).
(3) Hướng những tư tưởng hay sự chú ý của ai đó từ các đối tượng về lại chính mình, để phản tư về chính mình. Ở Locke và Leibniz, “sự phản tư” là sự tri giác về chính mình hay sự chú ý đến điều gì ở “trong ta”.
(Hegel thường sử dụng Reflexion và reflektieren trong sự gắn liền với các MỐI QUAN HỆ: chẳng hạn như tự-ĐỒNG NHẤT là “quan hệ (Beziehung' ) với chính mình, không như là quan hệ TRựC TIẾP, mà như là quan hệ đã được phản tư” (BKTI, §115). Nhưng ông không có từ nào dành cho, và chỉ có một khái niệm sơ khai về, một quan hệ có tính phản tư (reflexiv), một từ ngữ (riflessivitä) được G. Vailati sử dụng lần đầu vào năm 1891).
Trong PPLTTT, A 206 và tiếp, B 316 và tiếp, Kant phân biệt Überlegung hay Reflexion siêu nghiệm và Überlegung hay Reflexion lô-gíc. Sự phản tư lô-gíc là một sự so sánh (Vergleichung) các khái niệm để xem phải chăng chúng là đồng nhất hay dị biệt, nhất trí hay đối lập, là cái bị quy định (chất liệu) hay cái quy định (mô thức), phải chăng một cái gì đó là bên trong (được bao hàm bên trong theo cách phân tích) hay bên ngoài (được thêm vào theo cách tổng hợp) đối với chúng. Sự phản tư siêu nghiệm cũng hỏi những câu hỏi tương tự, nhưng nhắm vào nguồn gốc của các khái niệm trong nhận thức của chúng ta. Kant cho rằng Leibniz đã không biết tới sự phản tư siêu nghiệm về các điều kiện cảm tính khi áp dụng các khái niệm và do đó không chống đỡ nổi “tính nước đôi” (“Amphibolie”) của các khái niệm phản tư (Refekxionsbegriffe)”, chẳng hạn, Leibniz cho rằng nếu hai khái niệm chính xác là như nhau, chúng có thể được minh họa chỉ bằng một thực thể (“sự đồng nhất bất khả phân biệt”). Điều này chính là một
sự chuyển trao bất hợp pháp các khái niệm về đồng nhất và dị biệt từ sự áp dụng cho các khái niệm của chúng sang cho các hiện tượng cảm tính. Các khái niệm về đồng nhất và dị biệt, nhất trí và đối lập, BÊN TRONG và BÊN NGOÀI, và chất liệu và mô thức, tức các khái niệm có thể áp dụng cho các khái niệm khác về phưong diện các nguồn gốc “trí tuệ” của chúng, là những “khái niện phản tư” (Refekxionsbegrifl' e). Điều này ảnh hưởng đến phần chính thứ hai của Lô-gíc học của Hegel, về BẢN CHÂT và các QUY ĐỊNH của sự phản tư (Refekxionsbestirnrnungen) phái sinh từ nó, bao gồm đồng nhất và DỊ BIỆT, MÂU THUẪN, bên trong và bên ngoài, và hình thức và chất liệu.
Trong PPNLPĐ, Kant du nhập “NĂNG Lực PHÁN ĐOÁN phản tư (reflektierende): nó tìm kiếm một cái PHỔ BIỂN để áp dụng vào một cái ĐẶC THỪ được cho, trong khi “năng lực phán đoán xác định” tìm kiếm một cái đặc thù để thâu gồm vào dưới một quy tắc hay cái phổ biến đã có. Reflexion cũng giữ một vai trò trong Fichte. Cái Tôi có hai động lực vừa tiền giả định vừa đấu tranh lẫn nhau: một động lực có tính thực hành để “làm đầy cái vô hạn” và một động lực để “phản tư về chính mình”. Mỗi một động lực này giới hạn cái kia và sự tưong tác xung đột lẫn nhau giữa chúng sinh ra xúc cảm về sự tất yếu hay sự cưỡng bách đi kèm các biểu tượng về thế giới giả định bên ngoài, tưong phản với các tưởng tượng của ta. Fichte xem sự phản tư về chính mình dựa vào sự phản chiếu của ánh sáng: khuynh hướng có tính phản tư được phản chiếu/phản tư trở lại điểm mà tại đó động lực có tính thực hành bị giới hạn.
Trong các tác phẩm thời kỳ đầu, đặc biệt là cuốn KBFS [Sự dị biệt giữa hệ thống của Fichte và của Schelling vể triết học] và cuốn TVB [Tin và Biết], Hegel đề cập nhiều đến Reflekxion như một phưong pháp của triết học và đến Reflekxionsphilosophie (“triết học phản tư”), mà theo ông, đã đạt đến đỉnh cao của nó trong tư tưởng của Kant, Jacobi và Fichte. Các đặc điểm của Reflekxion là (1) nó không đon giản chấp nhận những gì “được cho” và những lối nhìn không có tính phản tư về chúng, trái lại, phải phản tư về chúng; (2) nó RÚT RA từ chúng các cặp tưong phản của các khái niệm tổng quát, hay những mặt ĐỐI LẬP, và cố giữ chúng tách rời nhau: chẳng hạn giữa lòng tin và lý tính, hữu hạn và vô hạn, chủ thể và khách thể; và (3) do đó, nó quan niệm về chính mình hay về CHỦ THỂ phản tư là tách biệt và ở bên ngoài (các) đối tượng được phản tư. Theo nghĩa này, Reflexion có họ hàng thân thuộc với GIÁC TÍNH, và được đối lập với, chẳng hạn, TRựC QUAN, ĐỨC TIN và sự TƯ BIỆN. Nó không thể đối xử đúng mực đối với cái TUYỆT ĐỐI, vì nó tự khép mình vào các hình thức HỮU HẠN của NHẬN THỨC: nó áp đặt những sự giới hạn (Beschränkungen) lên trên cái tuyệt đối, bằng cách khẳng định rằng, chẳng hạn, cái tuyệt đối là VÔ HẠN chứ không phải hữu hạn. Hegel thường quy Reflexion thuộc loại này là “Phản tư BÊN NGOÀI (äussere hay äusserliche Reflexion).
Nhưng Reflexion, theo Hegel, không phải là một điều hoàn toàn xấu:
1. Sự phản tư không mang tính triết học là một đặc điểm không tránh khỏi của sự tiến bộ của con người. Lấy ví dụ, chính là nhờ sự phản tư về các XÚC CẢM của tôi và việc tôi giữ khoảng cách với chúng mà tôi giải thoát cái Tôi hay cái tự ngã của tôi khỏi các trạng thái Cổ thể và tâm lý và trở nên Tự-Ý THỨC. Bằng sự phản tư về những ham muốn hay những động lực, tôi mang trật tự đến cho chúng, tách mình ra khỏi một số trong chúng, và lấy quyết định hợp lý hon là chỉ đáp ứng cho một thôi thúc trực tiếp. Một cách đặc trưng, Reflexion bao hàm việc vượt ra khỏi hay siêu vượt lên khỏi đối tượng của sự phản tư, không chỉ theo nghĩa là tôi đi từ ham muốn này đến ham muốn khác, mà là tôi rút lui, hay được phản chiếu (giống như ánh sáng), vào chính tôi, để rồi từ đó nhìn tình huống của tôi từ một điểm ưu thế đã được nâng cao hon nhiều. (Hegel tin rằng, nền tảng cho điều này đã được đặt ra từ thời tho ấu, khi các ham muốn của ta bị vỡ mộng hay bị ngăn chặn, đến mức ta (được) phản tư trở lại vào trong chính mình).
2. Reflexionsphilosophie (triết học phản tư) không chỉ đon giản bị bác bỏ để ủng hộ một sự quay trở về lòng tin hay sự trực quan trực tiếp: nó là một giai đoạn không thể bỏ qua cả trong lịch sử của VĂN HÓA/GIÁO DỤC lẫn trong tư tưởng triết học. Biện pháp khắc phục là phải phản tư xa hon, chẳng hạn, về các sự đối lập mà nó dựng lên và nỗ lực vượt qua chúng.
3. Reflexion không chỉ là một hoạt động bên ngoài được chúng ta áp dụng cho các sự vật và các khái niệm: giống như giác tính, nó vốn nội tại trong bản thân các sự vật và các khái niệm. Reflexion của ta trở nên đầy đủ hon trong chừng mực nó tương ứng với Reflexion của đối tượng của ta. Nhưng thậm chí Reflexion bên ngoài là một giai đoạn của Reflexion bên trong của bản thân các đối tượng, vì chính bản thân ta và các hoạt động của ta cũng là một giai đoạn của cái TUYỆT ĐỐI.
Trong Lô-gíc học, và nhất là trong Khoa học Lô-gíc, Hegel giải thích chi tiết điểm thứ 3 này dựa vào nối kết giữa sự phản xạ của ánh sáng và sự phản tư của tinh thần về một ĐỐI TƯỢNG. Khi một tia sáng đập vào một bề mặt, nó không còn mang tính trực tiếp nữa, mà là được phản chiếu. Cũng tương tự, khi ta phản tư về một đối tượng, ta không còn để mặc nó giống như nó vốn là hay để nó đơn giản cứ tiến lên qua những chất và lượng khác nhau của nó: ta xem nó như là ÁNH TƯỢNG (Schein) của một bản chất nằm bên dưới (BKTI, §112A). Theo đó Reflexion được liên kết với bản chất, và với Schein (en) [các ánh hiện] của nó, với tính nước đôi song hành với tính nước đôi của Reflexion: (a) “(sự) chói sáng/(sự) ánh hiện”; (b) “ảo tượng, vẻ ngoài, bề ngoài; có vẻ như, V.V.”. Do đó trong Khoa học Lô-gíc, Reflexion có ba giai đoạn:
1. Reflexion ĐANG THIẾT ĐỊNH, qua đó, bản chất ánh hiện và thiết định một Schein [ánh tượng]. Bản chất làm điều này bởi vì nó TIỀN GIẢ ĐỊNH cái nó thiết định: nó chỉ là một bản chất nhờ việc thiết định một Schein, cũng như Schein chỉ là Schein nhờ đang được thiết định bởi một bản chất. Vậy nên, bản chất được phản tư vào chính mình bằng tiến trình của Reflexion, cũng giống như nó được phản tư ra bên ngoài thành Schein. Do đó Reflexion là “sự vận động của hư vô đến hư vô, vì thế, là sự PHỦ ĐỊNH đến cùng với chính nó”: nó cấu thành các mục mà nó quan hệ. Học thuyết này phụ thuộc vào quan niệm của Hegel (phát sinh từ Farbenlehre (Học thuyết về màu sắc), 1810 của Goethe) rằng ánh sáng tự biểu lộ chính mình như là ánh sáng, và do đó, nó trở thành ánh sáng đúng nghĩa, chỉ khi nó bắt gặp một RANH GIỚI (Grenze), “cái Không (Nicht) phải ánh sáng hay một bề mặt tối phản chiếu nó” (BKTII, §275A).
2. Reflexion bên ngoài về một đối tượng. Hegel khẳng định, chống lại Kant, rằng sự phản tư như thế phản chiếu sự phản tư nội tại của đối tượng: Nếu chúng ta đi tìm một cái phổ biến để áp dụng cho một thực thể, ta sẽ không để mặc thực thể đó như là nó vốn là trong tính TRựC TIẾP của nó. Chỉ nhờ vào một sự thâu gồm như vậy mà thực thể trở thành một cái đặc thù (và cái phổ biến trở thành một cái phổ biến). Tương ứng như thế, bản chất phổ biến thiết định một thực thể, và do đó làm cho nó [thực thể] thành đặc thù và biến bản thân nó [bản chất] thành phổ biến. Vậy nên, xem nhẹ sự đối lập của Kant giữa năng lực phán đoán “xác định” và năng lực phán đoán “phản tư”, Hegel kết luận với:
3. Reflexion xác định (bestimmende), hợp nhất của 1 và 2: sự phản tư của CHỦ THỂ về đối tượng phản chiếu hay phản ánh sự phản tư nội tại của đối tượng. Sự phản tư của chủ thể về đối tượng là nội tại đối với chủ thể, vì bản thân chủ thể là một bản chất ánh hiện ở trong sự tương tác lẫn nhau mang tính phản tư của nó với đối tượng. Sự phản tư vào trong mình của chủ thể (cái Tôi thuần túy) phản chiếu sự phản tư vào trong mình của đối tượng (bản chất), và Schein của chúng nằm ở giao diện (interface) chung giữa chúng. (Ở BKTII, §275A. Hegel so sánh sự biểu lộ của ánh sáng khi nó va chạm vào ranh giới của nó với sự đạt tới tự-ý thức của cái Tôi thông qua Ý THỨC của nó về một đối tượng xa lạ).
Reflexion xác định bao hàm “những sự quy định của sự phản tư” hay “những tính bản chất” (Wesenheiten/Anh: essentialities), tức các cặp khái niệm (đi từ đồng nhất và dị biệt đến sự tương tác của hai BẢN THỂ) có thể áp dụng cho một bản chất và các hiện tượng của nó. Giống như chủ thể và khách thể ở giai đoạn 3, các cặp như vậy ánh hiện, hay được phản tư, vào nhau và sau đó quay trở lại chính bản thân chúng: những sự đối lập chẳng hạn như “khẳng định” và “phủ định”, giống như hai cực của một nam châm, cấu thành nên nhau. Nhưng sự phản tư bên ngoài cố tách rời chúng (đặc biệt trong “các QUY LUẬT của tư duy”), và cũng thiết yếu nơi bản tính tự nhiên của chúng khiến chúng có thể được xem xét theo cách này.
Sự phản tư bên ngoài, mặc dù được tích hợp như là một giai đoạn của Reflexion, tiếp tục bộ xem là (a) chịu trách nhiệm về những sự phân ly không chính đáng như vậy, và (b) là bên ngoài đối với đối tượng của nó, tạo ra những bước đi mà đối tượng của nó không thể tạo ra, giống như các CHỨNG MINH của hình học, như sự so sánh bề ngoài của các khái niệm nổi Kant hay nghiên cứu về một hình thái của ý thức dựa vào những gì ý thức không có được.
Trương Trọng Hiếu dịch