Mục đích/Cứu cánh [Hy Lạp: telos; Đức: Zweck; Anh: end]
Xem thêm: Nhân quả (tính), Văn hóa, Hợp mục đích (tính), Tự do, Nhân loại, vương quốc của các mục đích, Ranh giới, Mục đích luận,
Khái niệm của Kant về mục đích là một phiên bản của [khái niệm] “nguyên nhân mục đích” của Aristoteles. Trong cuốn Physics [Vật lý học], Aristoteles trình bày bốn nguyên nhân về sự thay đổi vật lý: nguyên nhân chất thể, hay “cái mà từ đó một sự vật bắt đầu tồn tại”; nguyên nhân mô thức, hay “bản chất” quy định hình dáng của vật chất; nguyên nhân tác động là “nguồn suối Sổ khởi của sự thay đổi hoặc đi đến chỗ đứng yên”; và nguyên nhân mục đích hay “cảm quan về mục đích, hoặc “cái gì vì chính lợi ích của nó” mà một sự vật được hoàn thành” (Aristoteles, 1941, 195a, 23 - 25). Những nguyên nhân ấy là những cách trả lời cho câu hỏi “tại sao” một sự vật bắt đầu tồn tại hoặc biến mất, và được Aristoteles mở rộng từ những câu hỏi vật lý học đến những câu hỏi siêu hình học (xem 983a, 24-30). Tuy nhiên, nguyên nhân mục đích có tính đặc biệt vì không chỉ được áp dụng vào vấn đề vật lý học và siêu hình học - tức trả lời [cho câu hỏi] “tại sao” với “vì chính lợi ích của mục đích đặc thù ấy” - mà còn mở rộng đến những vấn đề về hành động của con người. Do đó, cuốn Đạo đức học Nicomachus mô tả hành động đạo đức và chính trị như những gì, trên hết, hướng đến việc đạt được mục đích của cái thiện (xem Aristoteles, 1941, 1094a). Như thế, khái niệm “mục đích”, trong triết học cổ điển, bắc nhịp cầu giữa triết học lý thuyết và triết học thực hành, một vai trò mà nó cũng sẽ đóng trong triết học Kant.
Trong giai đoạn đầu thời hiện đại, những giải thích mục đích luận về sự thay đổi vật lý ngày càng bị mất tín nhiệm. Galileo đã bác bỏ mọi nguyên nhân học [aetiology] để ủng hộ cho sự phân tích về sự vận động tại chỗ, và trong khi Descartes miễn cưỡng đi theo ông xa đến mức ấy (xem Descartes, 1644, tr. 104), thì rút cuộc, Descartes cũng bác bỏ việc nghiên cứu những nguyên nhân mục đích để thay vào đó là nguyên nhân tác động (sđd, tr. 14). Giống như thế, triết học lý thuyết của Kant cũng tránh dùng các nguyên nhân mục đích như những nguyên tắc giải thích, mặc dù ông thực sự cố xếp đặt một vai trò mới cho sự sử dụng “các mục đích” trong triết học lý thuyết. Giống như Aristoteles, triết học thực hành của Kant đặt khái niệm về “mục đích” lên hàng đầu, và trong PPNLPĐ, nó trở thành phương tiện chính yếu được Kant dùng để xác lập một sự chuyển tiếp giữa tính tất yếu tự nhiên của triết học lý thuyết với sự tự do của triết học thực hành.
Bàn luận được mở rộng nhất của Kant về những mục đích và cứu cánh là ở trong Phần II của PPNLPĐ, phần “Phê phán Năng lực phán đoán Mục đích luận”. Ở đây, ông phân biệt giữa mục đích luận tự nhiên với mục đích luận luân lý, hay sự giải thích về tự nhiên vật lý và hành động con người dựa theo các mục đích. Trong cả hai trường hợp, ông đều dẫn đến một sự phân biệt giữa tính nhân quả tác động và tính nhân quả mục đích - tức tính nhân quả “cơ giới” của nexus effectivus [nối kết theo nguyên nhân tác động] và tính nhân quả mục đích của nexus finalis [nối kết theo nguyên nhân mục đích] (PPNLPĐ, “Lời dẫn nhập”, Phần II; xem thêm CSSĐ, tr. 450, tr. 52). Triết học lý thuyết của cuốn Phê phán thứ nhất dồn hết sự quan tâm vào việc giải thích những nguyên nhân tác động, nhưng với một vai trò bị giới hạn đối với tính nhân quả mục đích như một ý niệm chỉ có tính điều hành mà thôi để đảm bảo sự hoàn tất có tính hệ thống của tri thức (PPLTTT A 626/ B 654). Phạm vi và những thông số cho một “mục đích luận tự nhiên” bị giới hạn được phát triển xa hơn trong PPNLPĐ Phần II. Trong lời dẫn nhập chung vào PPNLPĐ, Kant phân biệt giữa một mục đích như “khái niệm về một đối tượng, trong chừng mực khái niệm ấy đồng thời chứa đựng cơ sở cho [tính] hiện thực của đối tượng ấy” và tính hợp mục đích [“về hình thức của chúng”] là “sự trùng hợp [hay nhất trí] của một sự vật với đặc tính cấu tạo ấy của những sự vật, - tức với đặc tính chỉ có thể có được dựa theo các mục đích” (PPNLPĐ, Lời dẫn nhập 4). Ông sử dụng sự phân biệt này để lập luận chống lại việc rút ra “những mục đích tự nhiên” từ hiện tượng có vẻ hợp mục đích được tự nhiên trình ra. Ta không thể biết về một mục đích khách quan như thế và ta cũng không thể biến nó thành một nguyên tắc cấu tạo; tuy nhiên, chúng ta có thể định đề hóa một mục đích như vậy như một nguyên tắc điều hành dành cho năng lực phán đoán phản tư, và bằng việc làm ấy [ta] “mở rộng khoa học tự nhiên của ta dựa theo một nguyên tắc khác, đó là nguyên tắc về những nguyên nhân mục đích mà không gây tổn hại gì đến nguyên tắc về tính nhân quả cơ giới” (§67). Khái niệm về một mục đích như một “châm ngôn chủ quan” hay nguyên tắc của năng lực phán đoán phản tư có thể được sử dụng để bổ sung và mở rộng những phán đoán xác định về tính nhân quả Cổ giới, nhưng nó không được phép xâm phạm chúng, càng không được thay thế chúng.
Trong khi Kant giới hạn nghiêm ngặt phạm vi và hoạt động của mục đích luận tự nhiên, ông lại không áp dụng sự hạn chế như vậy cho mục đích luận luân lý. Thực tế, triết học thực hành của Kant, giống như của Aristoteles, là có tính mục đích luận một cách kiên quyết, khi nhấn mạnh rằng hành động luôn hướng đến mục đích. Trong CSSĐ, ông định nghĩa ý chí “như một quan năng tự quy định chính mình để hành động phù hợp với sự hình dung về những quy luật nhất định” và định nghĩa “mục đích” là cái gì đóng vai trò như “cổ sở khách quan của việc tự quy định chính mình của nó” (tr. 427, tr. 35). Ngoài ra, ông còn phân biệt những mục đích ấy dựa theo việc chúng có tính chủ quan hoặc khách quan: cái trước là những mục đích “chất liệu” được gọi là “những động co”; cái sau là những mục đích “hình thức” vốn được trừu tượng hóa khỏi những mục đích chủ quan và có thể đóng vai trò như “những lý do” có giá trị hiệu lực cho mọi hữu thể có lý tính. Những hữu thể có lý tính là “những mục đích hay cứu cánh tự thân” mà sự hiện hữu của chúng có “giá trị tuyệt đối”, một suy luận phái sinh đã dẫn Kant đến chỗ phát biểu về mệnh lệnh nhất quyết của việc hành động khi đối xử với người khác “luôn đồng thời như một mục đích, chứ không bao giờ chỉ như một phưong tiện” (tr. 429, tr. 36). Nền tảng của công thức này và những công thức khác của mệnh lệnh nhất quyết là quan niệm về một vưong quốc của các mục đích, trong đó mỗi thành viên vừa là người ban bố luật lệ vừa là đối tượng được ban bố luật lệ.
Trong cả ba quyển Phê phán, Kant nói bóng gió đến “mục đích tối hậu” hợp nhất vưong quốc triết học lý thuyết với vưong quốc triết học thực hành. Trong PPLTTT, “mục đích tối hậu” “khônggì khác hơn là toàn bộ vận mệnh của con người” và được mô tả dựa vào sự thống nhất của hai đối tượng của “sự ban bố luật lệ của lý tính con người ”, tức tự nhiên và tự do; những đối tượng mặc dù lúc đầu được trình bày trong “hai hệ thống riêng biệt nhau” rốt cuộc hình thành “một hệ thống triết học duy nhất” (PPLTTT A 840/ B 868). Tính chất của “mục đích tối hậu” và qua đó là của “vận mệnh con người” được xem xét một cách bao quát trong PPNLPĐ §83, có tiêu đề “Vê Mục đích tối hậu của Tự nhiên như là một hệ thống mục đích luận”. Ở đây, con người được mô tả như là “mục đích tối hậu của giới tự nhiên ở trên mặt đất này, và trong quan hệ với con người, mọi sự vật tự nhiên khác tạo nên một hệ thống của những mục đích tư ổng ứng với các nguyên tắc Cổ bản của lý tính”. Điều này phát xuất từ năng lực của con người, được đặt nền tảng trên sự tự do, “để tự do lựa chọn các mục đích cho chính mình” và mở mang tự nhiên cho phù hợp với các mục đích ấy. Tại điểm này, Kant chuyển sang một bàn luận hấp dẫn về thần học tự nhiên và thần học đạo đức, nhân trình bày những Cổ sở cho sự hiện hữu của Thượng đế như tác nhân luân lý của thế giới.
Phân tích của Kant về mục đích được du nhập vào trong triết học hệ thống của thuyết duy tâm Đức. Co sở cho điều này là quan niệm của Kant về tự do của con người như năng lực thiết định các mục đích, cũng như năng lực ban bố luật lệ cho những hệ thống của tự do và tự nhiên. Tuy nhiên, so ra, phần lớn chi tiết trong bàn luận của Kant về những mục đích tự nhiên và luân lý trong Phần II cuốn PPNLPĐ đã bị các học giả về Kant lãng quên. Điều này thật không may vì khái niệm về một mục đích mang lại một cách đọc triết học Kant cực kỳ bổ ích như cái tổng thể toàn vẹn và có hệ thống như ông đã từng mong muốn.
Hoàng Phú Phương dịch