cu
- 1 dt. 1. Bộ phận sinh dục của đàn ông (tục): Cu thằng bé bị sưng 2. Đứa con trai còn bé: Thằng cu nhà anh lên mấy rồi? 3. Từ ở nông thôn chỉ bố đứa con trai đầu lòng: Anh cu đi làm rất sớm.< br> - 2 dt. Chim gáy: Vì ai xui giục con cu, cho con cu gáy gật gù trên cây (cd).
cù
- 1 I. tt. (Vật) tròn khi tác động vào thì quay tròn: Trẻ con đánh quả cù đèn cù. II. dt. đphg Nh. Con quay.< br> - 2 đgt. 1. Làm cho buồn cuời và cười bằng cách chọc và ngoáy nhẹ ngón tay vào chỗ da dễ bị kích thích như nách, cạnh sườn..: cù vào nách Bị cù, nó cười nắc nẻ. 2. Làm cho cười vui bằng lời nói cử chỉ: Đem chuyện tiếu lâm cù mọi người cù khán giả. 3. Làm cho cùng tham gia vào bằng việc kích thích sự ham thích: cù cô bé cùng đi xem cù cho nó phải đi ra đường. 4. Quấy nhiễu, làm phiền phức, rầy rà: Suốt ngày nó gọi điện thoại cù người ta.
cũ
- t. 1 Được dùng đã lâu và không còn nguyên như trước nữa. Bộ quần áo cũ. Cửa hàng sách cũ. Máy cũ, nhưng còn tốt. 2 Thuộc về quá khứ, nay không còn nữa hoặc không thích hợp nữa. Ăn cơm mới, nói chuyện cũ (tng.). Nhà xây theo kiểu cũ. Cách làm ăn cũ từ nghìn năm nay. 3 Vốn có từ lâu hoặc vốn quen biết từ trước. Về thăm quê cũ. Ngựa quen đường cũ (tng.). Tình xưa nghĩa cũ. Ma cũ bắt nạt ma mới (tng.).
cú
- 1 dt. Chim ăn thịt, có mắt lớn ở phía trước đầu, kiếm mồi vào ban đêm, thường bị dân xua đuổi vì họ cho là báo điềm không lành: hôi như cú.< br> - 2 (F. coup) dt. 1. Đòn đánh nhanh, mạnh: cho cú đấm đánh những cú hiểm đá cú phạt. 2. Lần xẩy ra nhanh chóng, bất ngờ, gây tác động mạnh: bị lừa một cú đau.< br> - 3 vt. thgtục Cay cú: cú vì thua học giỏi mà thi trượt nên rất cú.< br> - 4 dt. Câu: Viết chưa thành câu thành cú câu cú.
cư
- đgt. ở: Có an cư mới lập được nghiệp.
củ
- d. Phần thân, rễ hay quả của cây phát triển lớn ra và chứa chất dự trữ, nằm ở dưới đất hoặc sát đất. Củ su hào. Củ khoai sọ. Củ lạc.
cụ
- dt. 1. Người sinh ra ông bà. 2. Từ dùng để gọi người già cả với ý tôn kính: kính cụ cụ ông bà cụ già.
cử
- 1 dt. Cử nhân nói tắt: Thời xưa, ông tú, ông cử được coi trọng.< br> - 2 đgt. 1. Chỉ định làm một việc gì: Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra (HCM) 2. Nêu lên làm dẫn chứng: Cử ra một số thí dụ 3. Cất lên tiếng nhạc một cách trang nghiêm: Cử quốc thiều 4. Nhấc lên cao: Cử tạ.
cữ
- I d. 1 Khoảng dùng làm chuẩn. Căng dây làm cữ. Cấy đúng cữ. 2 (chm.). Thước mẫu. 3 (kng.). Khoảng thời gian xảy ra một hiện tượng thời tiết trong mỗi đợt. Sau cữ mưa, tiếp luôn cữ nắng. Cữ rét cuối năm. 4 (kng.). Khoảng thời gian ước chừng; dạo. Cữ trời sang thu, mưa nắng thất thường. Cữ này năm ngoái. 5 Thời kì kiêng khem của người đẻ và của trẻ mới sinh, theo y học dân gian cổ truyền. Đẻ đã đầy cữ. Còn trong cữ.< br> - II đg. (ph.). Kiêng. ăn mỡ.
cứ
- 1 I. đgt. Dựa vào để hành động hoặc giải quyết việc gì: Cứ đúng giờ quy định là hành động cứ phép nước mà trị. II. dt. Căn cứ cách mạng, căn cứ để tiến hành cuộc chiến đấu: rút quân về cứ. III. pht. Dứt khoát, bất chấp điều kiện gì: Dù thế nào thì chúng tôi cứ làm cứ nói trắng ra. IV. trt. Ngỡ là, tưởng như: Nó nói cứ như thật Nó làm cứ như không.
cự
- đg. 1 (id.). Chống lại bằng sức lực. Sức yếu, cự không nổi. 2 (kng.). Bảo thẳng cho biết là không hài lòng, bằng những lời gay gắt. Cự cho một mẻ.