TỰ ĐIỂN TỔNG HỢP
  • Tra từ
  • Các Từ điển khác
    Từ điển Hán Việt Trích Dấn Từ điển Hán Việt Thiều Chửu
    Từ điển Chữ Nôm Trích Dấn
    Đại Nam Quấc Âm Tự Vị Từ điển Hội Khai Trí Tiến Đức
    Phật Quang Đại Từ điển
  • Hướng dẫn
    Hướng dẫn
    Về Từ điển tổng hợp
  • Tài khoản
    Đăng nhập Đăng xuất Đăng ký
  • Quản lý
    Cấu hình tự điển Bảng thuật ngữ Nhập bảng thuật ngữ Xuất bảng thuật ngữ
ANY>>ANY

Việt

raum

không gian

 
Từ điển KHCN Đức Anh Việt
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế
Từ điển triết học Kant

phòng

 
Từ điển KHCN Đức Anh Việt

buồng

 
Từ điển KHCN Đức Anh Việt

e

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

khoảng

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

khoảng trông

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

chỗ

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

địa điểm

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

vị trí

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

nhà

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

nhà ỏ

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

chỗ ỏ

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

khoang

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

hầm

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

độ chứa

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

súc chứa

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

dung lượng

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

dung tích

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

khu vực

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

khu

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

vùng

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

miền

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

đỏi

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

thể tích.

 
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

căn phòng

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

căn buồng

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

rộng

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

mênh mông

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

xa xôi

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

từ phía sau

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

thời gian

 
Từ điển triết học HEGEL

không gian và vĩnh hằng

 
Từ điển triết học HEGEL
raum und zeit

không gian và thời gian

 
Từ điển triết học Kant

không gian

 
Từ điển triết học Kant

thời gian

 
Từ điển triết học Kant
räum

căn phòng nhỏ

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

Anh

raum

space

 
Thuật ngữ kỹ thuật ô tô Đức-Anh
Từ điển KHCN Đức Anh Việt
Từ điển triết học Kant

room

 
Thuật ngữ kỹ thuật ô tô Đức-Anh

chamber

 
Từ điển KHCN Đức Anh Việt

time

 
Từ điển triết học HEGEL

space and eternity

 
Từ điển triết học HEGEL

compartment

 
Từ điển IATE Đức-Anh-Pháp (I-A Terminology for Europe)

cubicle

 
Từ điển IATE Đức-Anh-Pháp (I-A Terminology for Europe)

room for the working of meat

 
Từ điển IATE Đức-Anh-Pháp (I-A Terminology for Europe)

area where fresh meat is being handled

 
Từ điển IATE Đức-Anh-Pháp (I-A Terminology for Europe)
raum und zeit

space and time

 
Từ điển triết học Kant

space

 
Từ điển triết học Kant

time

 
Từ điển triết học Kant

Đức

raum

Raum

 
Metzler Lexikon Philosophie
Thuật ngữ kỹ thuật ô tô Đức-Anh
Từ điển KHCN Đức Anh Việt
Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế
Từ điển triết học Kant
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương
Lexikon khoa học tổng quát Pháp-Đức
Từ điển triết học HEGEL
Từ điển IATE Đức-Anh-Pháp (I-A Terminology for Europe)

Rauheit

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

Weltraum

 
Lexikon khoa học tổng quát Pháp-Đức

zeit

 
Từ điển triết học HEGEL

ewigkeit

 
Từ điển triết học HEGEL

Abteilung

 
Từ điển IATE Đức-Anh-Pháp (I-A Terminology for Europe)

Fach

 
Từ điển IATE Đức-Anh-Pháp (I-A Terminology for Europe)

in dem Fleisch gewonnen wird

 
Từ điển IATE Đức-Anh-Pháp (I-A Terminology for Europe)

in dem frisches Fleisch bearbeitet wird

 
Từ điển IATE Đức-Anh-Pháp (I-A Terminology for Europe)
raum und zeit

raum und zeit

 
Từ điển triết học Kant

raum

 
Từ điển triết học Kant

zeit

 
Từ điển triết học Kant
räum

Räum

 
Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

Pháp

raum

espace

 
Lexikon khoa học tổng quát Pháp-Đức

casier

 
Từ điển IATE Đức-Anh-Pháp (I-A Terminology for Europe)

compartiment

 
Từ điển IATE Đức-Anh-Pháp (I-A Terminology for Europe)

logement

 
Từ điển IATE Đức-Anh-Pháp (I-A Terminology for Europe)

local de travail des viandes

 
Từ điển IATE Đức-Anh-Pháp (I-A Terminology for Europe)

local de manutention des viandes fraîches

 
Từ điển IATE Đức-Anh-Pháp (I-A Terminology for Europe)
Chuyên ngành KT ô tô & xe máy (nnt)

Der Reflektor ist frei im Raum geformt.

Gương phản xạ được tạo hình một cách tự do.

Truyện Những giấc mơ của Einstein (Đức-Việt)

Wir gehen von Raum zu Raum, schauen in den Raum, der gerade beleuchtet ist, den gegenwärtigen Augenblick, gehen dann weiter.

Ta đi từ phòng này sang phòng kia, nhìn vào căn phòng vừa được bật sáng, đó chính là khoảnh khắc hiện tại, rồi ta đi tiếp.

Es ist ein Raum voller praktischer Ideen.

Đây là một căn phòng đầy những sáng kiến thực dụng.

Chuyên ngành CN Hóa (nnt)

Lichtgeschwindigkeit im leeren Raum

Tốc độ ánh sáng trong chân không

Bei flüssigkeitsgefülltem Hohl raum gilt:

Nếu thể tích rỗng chứa chất lỏng ta có:

Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

im

Từ điển IATE Đức-Anh-Pháp (I-A Terminology for Europe)

Abteilung,Fach,Raum /TECH/

[DE] Abteilung; Fach; Raum

[EN] compartment; cubicle

[FR] casier; compartiment; logement

Raum,in dem Fleisch gewonnen wird /SCIENCE/

[DE] Raum, in dem Fleisch gewonnen wird

[EN] room for the working of meat

[FR] local de travail des viandes

Raum,in dem frisches Fleisch bearbeitet wird /SCIENCE/

[DE] Raum, in dem frisches Fleisch bearbeitet wird

[EN] area where fresh meat is being handled

[FR] local de manutention des viandes fraîches

Từ điển triết học HEGEL

Thời gian, Không gian và Vĩnh hằng (sự) [Đức: Zeit, Raum, Ewigkeit; Anh: time, space and eternity]

Các quan niệm của Hegel về không gian, thời gian, vĩnh hằng hàm ổn người Hy Lạp cổ đại nhiều không kém gì các triết gia cận đại. Trong Đối thoại Timaeus, Plato xem không gian (chora) là một “vật chứa” trong đó genesis (“sự biến dịch”) của các sự vật vật chất diễn ra (đối lập với các HÌNH THỨC/MÔ THỨC hay các Ý NIỆM là nguyên mẫu của chúng). Trong Vật lý học, Aristoteles tập trung vào vị trí (topos) được chiếm bởi một vật thể: nó không đồng nhất với vật thể, vì vật thể có thể thay đổi vị trí của nó; nó là GIỚI HẠN bất động trực tiếp của vật thể được chứa đựng”. Trong Cộng hòa, Plato nói về “hành trình linh hồn đi lên vị trí khả niệm [noeton topon] ”. Trong thuyết Plato sau này, vị trí này trở thành “vị trí của các mô thức”, và đôi khi được đặt ngang hàng với tinh thần của Thượng Đế. Giống như “không gian lô-gíc” của Wittgenstein, nó là sự tương tự về không gian của “cái vĩnh hằng”.

Sự phân biệt giữa thời gian (chronos) và sự vĩnh hằng (airon) là mặc nhiên nơi Parmenides, người đã phủ nhận sự “biến dịch”, và vì thế, phủ nhận quá khứ và tương lai, bằng cách cho rằng mọi vật là đồng thời trong cái hiện tại. Trong Timaeus của Plato, và trong thuyết Plato-mới nói chung, thời gian là một “hình ảnh chuyển động [eikon] của cái vĩnh hằng”. Cái vĩnh hằng là đặc trưng của các mô thức; nó là phi thời gian, và loại trừ sự sử dụng các động từ ở thì quá khứ và thì tương lai. Thời gian được đồng nhất hóa với sự xoay vòng theo định kỳ của khối thiên cầu, được khởi động bởi đấng hóa công thần thánh (Demiurge). Đối thoại Parmenides của Plato nêu ra những câu đố về thời gian, ví dụ, vị thế của “cái bây giờ” (to nun), cái khoảnh khắc hay cái hiện tại dồn vào một điểm. Quyển đối thoại này ảnh hưởng đến cách giải quyết của Hegel về thời gian, cũng như cách giải quyết của Aristoteles.

Quyển Vật lý học của Aristoteles nghi ngờ thực tại của thời gian, vì hiện tại thì mỏng manh quá đỗi, còn quá khứ và tương lai thì không hiện hữu lúc này. Ông bác bỏ việc đồng nhất hóa thời gian với vận động, nhưng gắn nó một cách mật thiết với vận động, nhất là với vận động đều, vận động vòng tròn: thời gian là “con số biến đổi giữa thời điểm trước và thời điểm sau”. Vì không thừa nhận các mô thức siêu việt [của Plato], Aristoteles bỏ qua sự phân biệt giữa thời gian và sự vĩnh hằng: aion, ngay cả khi được áp dụng cho Thượng Đế, là độ dài thời gian vô tận, chứ không phải là cái vĩnh hằng phi thời gian. Nhưng sự phân biệt này còn tồn tại đến thời hiện đại, qua tư tưởng của phái Plato-mới và tư tưởng thời trung đại.

Vào thời Hegel, không gian (Raum) và thời gian (Zeit) thường được xem xét cùng nhau. Có bốn quan niệm được phổ biến rộng rãi về thời gian và không gian:

(1) Không gian và thời gian mỗi thứ là một sự vật, trong đó các sự vật khác được chứa đựng. Quan niệm này gắn với Newton.

(2) Không gian và thời gian là những thuộc tính của sự vật, một quan niệm gần với quan niệm của Aristoteles.

(3) Không gian và thời gian là các QUAN HỆ giữa các sự vật, một quan niệm do Leibniz khai mào.

(4) Không gian và thời gian là “những mô thức của cảm năng của chúng ta” và vì thế là “Ý THỂ siêu nghiệm”; ta áp đặt chúng lên các TRựC QUAN của ta. Chỉ có các hiện tượng, chứ không phải các vật-tự-thân, tồn tại trong không gian và thời gian. Đây là quan niệm của Kant.

Kant cho rằng quan niệm của ông giải quyết được các vấn đề (“các nghịch lý”): thế giới là HỮU HẠN hoặc VÔ HẠN trong không gian và thời gian: nếu không gian và thời gian chỉ mang tính ý thể (ideal), câu trả lời là “không hữu hạn cũng không vô hạn”. Quan niệm rằng thực tại là vĩnh hằng (ewig) một cách phi thời gian, và rằng thời gian là một mô thức mà ta áp đặt lên nó bị thách thức bởi Schelling trong Die Weltalter/ Các thời đại của thế giới, được viết vào năm 1811, nhưng sau khi ông mất mới được xuất bản. Theo Schelling, thời gian không phải là một môi trường thuần nhất, mà là cố hữu, và được phân thù trong các sự vật và sự kiện trong nó: “mọi thứ đều có thời gian của nó... thời gian không phải là một nguyên tắc ngoại tại, hoang dã và vô cơ, mà là một nguyên tắc nội tại trong cái lớn và trong cái nhỏ, luôn mang tính toàn bộ và hữu cơ”. (Chúng ta có thể quảng diễn như thế này: nhờ nguyên tắc về HẠN ĐỘ, bản tính hay CHÂT của một sự vật xác định không chỉ kích thước của nó, mà còn xác định nó kéo dài bao lâu và thời khoảng của các pha khác nhau của nó). Sự vĩnh hằng thực sự (Ewigkeit), theo ông, không phải là “sự vĩnh hằng loại trừ toàn bộ thời gian, mà là sự vĩnh hằng chứa bản thân thời gian (thời gian vĩnh hằng) phục tùng chính nó. Sự vĩnh hằng thực sự là việc vượt qua của thời gian”. Trong giai đoạn này, Schelling giữ một quan niệm phản-Newton và phản-Kant về không gian.

Hegel xem không gian và thời gian là mối quan tâm của triết học Tự NHIÊN, chứ không phải của Lô-gíc học, và ông bàn luận chúng trong các bài giảng ở Jena về triết học tự nhiên và nhất là trong BKTII (§§254- 61). Nghiên cứu của ông về không gian và thời gian hoàn toàn khác với nghiên cứu của Kant, được ông phê phán trong LSTH. Khác với Kant, ông xem không gian và thời gian không phải là các mô thức của cảm năng, phân biệt với các phạm trù của GIÁC TÍNH, mà là những biểu hiện cơ bản nhất của KHÁI NIỆM trong tự nhiên. Vì thế, ông cố tìm ra nguồn gốc khái niệm của không gian và thời gian và những đặc điểm chính của chúng, ví dụ: ba chiều của không gian và thời gian (quá khứ, hiện tại và tương lai). Nhưng khác với cách làm của Kant, việc truy tìm nguồn gốc tiên nghiệm của ông không bó hẹp vào không gian và thời gian: ông tiếp tục truy nguyên về mặt khái niệm vị trí (Ort) của vật thể, bản thân các vật thể, và vận động. Vì ông cho rằng không gian và thời gian bao hàm lẫn nhau, nên đôi khi ông được người ta cho là người đã tiên đoán cho học thuyết của H. G. Well và Minkowski rằng thời gian là chiều thứ tư. Nhưng quan niệm của Hegel phụ thuộc nhiều hơn vào các sự kiện quen thuộc như sự đo lường thời gian, và tri giác của ta về sự trôi qua của thời gian, đòi hỏi phải có sự vận động trong không gian, nhất là của các thiên thể.

Trong Sein und Zeit/Tồn tại và Thời gian (1927), Heidegger cho rằng Hegel đã tái tạo trong các yếu tố căn bản quan niệm của Aristoteles về thời gian, và đã xem thời gian là một thể liên tục thuần nhất được cấu tạo bởi dòng chảy của “cái bây giờ” (das Jetzt), đặt tiêu điểm vào thời gian của các khoa học tự nhiên và bỏ qua thời gian của kinh nghiệm con người. Kojève và Koyré cho rằng khi Hegel nói rằng thời gian là “bản thân khái niệm đang hiện hữu (daseiende) (HTHTT, Lời Tựa, V.V.), ông nối kết “khái niệm” với chủ thể người và dự đoán quan niệm của Heidegger rằng thời gian trước hết là thời gian của sự quyết định và HÀNH ĐỘNG và rằng tương lai, vì thế, là đi trước quá khứ và hiện tại. Nhưng điều mà Hegel thực sự muốn nói là thế này: nhờ cấu trúc khái niệm của chúng (tức khái niệm) và những MÂU THUÂN bao hàm trong nó, các thực thể hữu hạn PHÁT TRIỂN, biến đổi, mất đi và sinh ra các thực thể khác. Những biến đổi như thế tất yếu phải có thời gian, và nếu không có chúng thì sẽ không có thời gian. Vì thế, thời gian là “khái niệm đang hiện hữu” (cf. BKTII, §258A). Quan niệm này gần với quan niệm của Schelling.

Thời gian, do đó, là nội tại trong các sự vật hữu hạn, chứ không phải là một mô thức được áp đặt cho chúng. Nhưng Hegel cũng xem sự vĩnh hằng phi-thời gian là cái đi trước thời gian. Bản thân khái niệm và TINH THẨN vươn lên khái niệm là vĩnh hằng, chứ không mang tính thời gian (BKTII, §258 và A.). Đây là lý do tại sao (giống như Fichte và Kant trong Sự cáo chung của mọi vật, nhưng khác với Schelling) Hegel không thể gán sự BẤT TỬ đích thực cho tinh thần.

BKT II chủ yếu xem xét khái niệm về thời gian trong các khoa học tự nhiên, nhưng BKT III lại chứa nhiều nhận xét về tâm lý học về tri giác-thời gian (§448 và A chẳng hạn). Trong LSTH, V.V., Hegel sử dụng ý niệm về thời gian lịch sử (và, trong MH, về thời gian của một bản nhạc chẳng hạn) không thuần nhất, mà được phân thù thành những pha hay giai đoạn: lịch sử thế giới là “sự phô bày (Auslegung) của tinh thần trong thời gian”. Nhưng ông không gán cho tương lai tính ưu tiên nào. Triết học thực chất là hồi cố, giới hạn vào việc hiểu quá khứ và hiện tại. Chúng ta không thể nhìn thấy trước hay quy định trước cho tương lai, và vì thế nên hòa giải bản thân mình với hiện tại (Gegenwart). Ông đồng ý với Epicurus rằng tương lai không phải là mối quan tâm của chúng ta. Học thuyết này bị Kierkegaard bác bỏ vì cho rằng trong khi đời sống được “hiểu ngược về sau” thì nó phải “được sống hướng về trước”. Nhưng nó lại dính dáng với quan niệm của Hegel rằng hành động không phải là sự lựa chọn giữa những cái thay thế khả hữu tương đương, mà tuân theo những chuẩn mực của ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC.

Trong “Ousia và Gramme’, nghiên cứu của Heidegger về Aristoteles bị Derrida phê phán, vì cho rằng cả quan niệm của Aristoteles về thời gian lẫn ảnh hưởng sau này của nó là phức tạp và đa diện hơn Heidegger nghĩ. Điều này cũng đúng đối với quan niệm của Hegel về thời gian.

Đinh Hồng Phúc dịch

Lexikon khoa học tổng quát Pháp-Đức

Raum,Weltraum

espace

Raum, Weltraum

Từ điển Đức Việt - Nguyễn Thu Hương

Raum /der, -[e]s, Räume ['roymo]/

căn phòng; căn buồng;

im :

Rauheit,raum /[raum] (Adj.) (Seemannsspr.)/

(biển) rộng; mênh mông; xa xôi (offen, weit);

Rauheit,raum /[raum] (Adj.) (Seemannsspr.)/

từ phía sau (thổi tới);

Räum /chen, das; -s, -/

căn phòng nhỏ;

Từ điển triết học Kant

Không gian [Hy Lạp: kora; Latinh: spatium; Đức: Raum; Anh: space]

Xem thêm: Cảm năng học, Lực, Đối ứng không đống dạng (các), Trực quan, Siêu hình học, Không gian và Thời gian, Thời gian,

Trong quyển Vật lý học (Physics), Aristoteles khảo cứu một số “khó khăn có thể nảy sinh về bản tính cơ bản” của không gian (Những tác phẩm nền tảngcủa Aristoteles, Richard McKeon biên tập, 210a, 12), hướng những nhận xét phê phán của ông chống lại quan niệm của Platon về sự đồng nhất hóa không gian (hay cái chứa đựng, kora) với vật chất (hyle).

Khó khăn cơ bản trong việc lĩnh hội “bản tính cơ bản” của không gian nảy sinh từ việc không thể áp dụng sự phân biệt giữa chất thể và mô thức vào không gian, một đặc điểm được nêu bật qua sự vận động trong không gian, vì “trong chừng mực [không gian] tách rời với sự vật, nó không phải là mô thức: với tư cách (qua) cái chứa đựng, nó khác với vật chất” (sđd, 209b, 31). Aristoteles gợi ý rằng không gian là “ranh giới của vật chứa đựng, ở đó nó tiếp xúc với cái được chứa đựng” (sđd, 2121, 6), từ đó nối kết hai phương diện chất thể và mô thức của không gian vào trong ý niệm về ranh giới. Phần lớn tư duy về không gian về sau vẫn còn nằm trong phạm vi định nghĩa của Platon và Aristoteles, với những lập trường dao động giữa quan niệm của Platon xem không gian như một cái chứa đựng hoặc “cái bình chứa” các đối tượng đang vận động, và quan niệm của Aristoteles coi không gian như những ranh giới của một cái chứa đựng hoặc cái bình chứa. Sự khó khăn cơ bản được Aristoteles nhận diện đó vẫn tiếp tục tồn tại trong truyền thống triết học, và ở việc làm sao nhận rõ bản tính của không gian nếu nó không đồng nhất với chất thể hoặc mô thức.

Cách hiểu của Descartes về không gian nghiêng về lập trường của Platon, khi đồng nhất không gian với “quảng tính trong chiều dài, chiều rộng, và chiều sâu” (Descartes, Những nguyên lý triết học, V. R. Miller, R. p. Miller, Dordretch, D. Riedel dịch, tr. 46). Bằng cách xem quảng tính như bản thể vật chất, Descartes có thể xem sự thay đổi vị trí như cái gì phụ thuộc, và bảo lưu được sự đồng nhất giữa không gian và quảng tính: “ta gán sự thống nhất về loài cho quảng tính của không gian, sao cho khi vật thể, cái lấp đầy không gian, bị thay đổi, thì quảng tính của bản thân không gian không được xem là đã bị thay đổi mà vẫn là một và cùng một quảng tính” (sđd, tr. 44). Lập trường của Descartes làm nảy sinh một số khuynh hướng phê phán thú vị, tất cả được thể hiện nổi bật trong khảo cứu về không gian của Kant.

Một khuynh hướng, theo Newton, cắt đứt khỏi chủ trương đồng nhất hóa không gian với quảng tính của Descartes, bằng cách phân biệt không gian tuyệt đối và không gian tương đối. Không gian tuyệt đối là không gian của Thượng đế; không gian tương đối là không gian của tri giác con người: không gian tuyệt đối “không liên quan gì với bất cứ cái gì ngoại tại mà luôn đồng dạng và bất động. Còn không gian tương đối là một kích thước hay hạn độ di động nào đó của các không gian tuyệt đối; mà các giác quan của ta xác định nó qua vị trí của nó đối với các vật thể; và nó thường được hiểu là không gian bất động” (Newton, Những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên, tr. 8). Một lập trường khác, được đối thủ của Newton là Leibniz phát triển, phản bác cả lập trường của Descartes lẫn Newton khi cho rằng không gian, theo một nghĩa nào đó, là có tính bản thể; trong quyển “Thư từ với Clarke” (1715-16) ông lập luận rằng không gian thì tương đối, là một “trật tự các sự vật tồn tại đồng thời, được xét như là cùng tồn tại với nhau” (Leibniz, Bản thảo và thư từ triết học, Leroy E. Loemker, Dordrecht-Holland, D. Riedel dịch). Tuy nhiên, cái được không gian sắp đặt không đơn thuần là các sự vật tồn tại, mà là các bản thể siêu hình học hay các đơn tử (monads), và trật tự của chúng hoàn toàn tương thích với lý tính. Locke, cũng phê phán trường phái Descartes, coi không gian như một ý niệm đơn giản được biến thể thành những thước đo khoảng cách và thành những hình dạng. Theo Locke, hai nguồn suối của ý niệm về không gian là thị giác và xúc giác. Vì ông thấy rằng “bằng thị giác, con người lĩnh hội khoảng cách giữa các vật thể có màu sắc khác nhau, hay giữa các bộ phận của cùng một vật thể, điều đó đối với ông cũng hiển nhiên như mọi người thấy chính các màu sắc” (Locke, Luận về giác tính con người, tr. 80). Bằng cách coi không gian như một ý niệm đơn giản, Locke có thể tránh được những song đề phát sinh do chỗ coi không gian như một bản thể, dù là vật chất hay phi-vật chất (sđd, tr. 85).

Trong các bài viết tiền-phê phán của thập niên 1740 và thập niên 1750, tư duy của Kant về không gian chủ yếu nằm trong truyền thống phê phán Descartes của Leibniz. Trong quyển LS, ông phê phán nhận thức của Descartes về bản thể như quảng tính bằng cách biện luận, cùng với Leibniz, rằng một vật thể có một lực trước khi có quảng tính, và do vậy quảng tính ấy có thể được xem như tùy thể của lực. Từ quan điểm về lực bản thể này, Kant tiếp tục tuyên bố rằng “sẽ không có không gian và không có quảng tính, nếu các bản thể không có lực mà nhờ đó chúng có thể hoạt động bên ngoài bản thân chúng” (LS §9). Tính chất của các quy luật về lực bản thể “xác định tính chất liên kết và tổ hợp của cái đa tạp của chúng” (LS §10) vốn được thể hiện trong quảng tính và không gian ba chiều. Kant nói thêm rằng nếu Thượng đế đã chọn một quy luật khác về tương quan của các lực thì hẳn sẽ dẫn đến một quảng tính và một không gian “với các thuộc tính và kích thước khác” với các thuộc tính và kích thước quen thuộc với ta, và dẫn đến một sự tuân thủ quy luật làm nảy sinh khả năng có “một khoa học về các loại không gian khả hữu này mà không nghi ngờ gì nữa, đó sẽ là công trình khó khăn nhất mà nhận thức hữu hạn có thể đảm nhận trong lĩnh vực hình học” (sđd). Với quan niệm này Kant định vị chính xác tính giá trị hiệu lực của hình học Euclid trong phạm vi những giới hạn của không gian khả hữu, chứ không phải trong không gian khả hữu duy nhất.

Mặc dù trong quyển LS, Kant vẫn tiếp tục phân tích các phương diện chủ quan của không gian, nhưng ở trong quyển này và trong các đoạn văn của quyển ĐTLVL, ông tập trung chính yếu vào luận điểm cho rằng không gian là hiện tượng của các quan hệ giữa các lực bản thể. Trong LS, ông gán “sự bất khả, mà chúng ta nhận thấy nơi bản thân chúng ta, của việc hình dung một không gian có hơn ba chiều” cho việc linh hồn được cấu tạo theo cách bị “kích động” hay “thụ nhận các ấn tượng từ bên ngoài theo bình phương nghịch đảo của các khoảng cách”. Trong ĐTLVL, Kant lại tập trung vào các quan hệ khách quan của lực bản thể vốn tạo ra không gian, và một lần nữa ông lại hướng sự tập trung một cách tự giác hơn vào việc biện hộ cho siêu hình học về lực của Leibniz chống lại hình học về quảng tính của Descartes. Hai lực chính yếu được xem xét lúc này là lực hút và lực đẩy, nhưng không gian vẫn còn được định nghĩa theo Leibniz “không phải là một bản thể mà như một hiện tượng nào đó của quan hệ bên ngoài của các bản thể” (ĐTLVL, tr. 481, tr. 57). Không gian, do đó, là sự xuất hiện của các bản thể liên quan đến lực đẩy và lực hút; nó vẫn còn được định nghĩa một cách khách quan, và ít nhất là trong văn bản này, không quy chiếu đến chủ thể.

Từ giữa thập niên 1760, nhận thức của Kant về không gian dường như đã thay đổi đáng kể; ông từ bỏ định nghĩa của Leibniz về không gian như quan hệ khách quan của các bản thể để đi tới một quan niệm có tính chủ quan hon. Sự phát triển này nảy sinh khi Kant dường như ngày càng nghi ngờ triết học Leibniz/Wolff. Quan điểm siêu hình học theo Leibniz sơ kỳ của Kant mang lại những thức nhận về quan hệ của các lực không áp dụng cho hình học Descartes, vốn vẫn còn hiển nhiên trong quyển ĐTLVL, được kế tục trong quyển GM bằng quan điểm siêu hình học với tư cách là “khoa học về các ranh giới của lý tính con người” (tr. 368, tr. 354). Bằng cách nghiên cứu các ảo giác của các nhà huyền học và các triết gia trong quyển GM, Kant đánh giá cao hơn vai trò của tri giác chủ quan trong việc cấu tạo không gian. Sự thức nhận này được thấy rất rõ trong quyển DB, ở đó Kant đi từ lập trường của Leibniz đến lập trường của Newton. Có lẽ khảo luận này là sự biện hộ cho không gian tuyệt đối của Newton qua việc khai triển luận điểm analysis situs của Leibniz (ông dự đoán sự ra đời của hình học tôpô), chống lại siêu hình học Leibniz. Bằng cách nghiên cứu các hiện tượng về phương hướng và định hướng trong không gian, Kant hy vọng cho thấy rằng không gian với tư cách một “sự sắp đặt” chỉ có thể được biện hộ khi quyi chiếu đến không gian tuyệt đối. Ông đi từ phát biểu cho rằng “phương hướng... trong đó trình tự của các bộ phận này được định hướng, quy chiếu đến không gian bên ngoài sự vật” đến phát biểu rằng trình tự các sự vật trong vũ trụ phải được định hướng theo “không gian phổ quát như là một sự thống nhất, mà mọi quảng tính của nó phải được xem như một bộ phận” (DB, tr. 378, tr. 365-66).

Kant gắn bó với học thuyết của Newton về không gian tuyệt đối chỉ một thời gian ngắn, nhưng các phương tiện mà ông tìm kiếm để xác định tính giá trị hiệu lực của nó về “các phán đoán trực quan về quảng tính” lại có một tương lai trong sự phát triển tư tưởng của ông. Ba chiều của

không gian, nói đến trong quyển LS và quyển DB, vốn được rút ra từ quy luật quan hệ giữa các lực bản thể giờ đây được gán cho kinh nghiệm của hữu thể có thân xác. Xuất phát từ ba mặt phẳng giao nhau tạo nên không gian ba chiều, Kant cho rằng “cơ sở tối hậu, trên đó ta hình thành các khái niệm của ta về phương hướng trong không gian, được rút ra từ mối quan hệ giữa các mặt phẳng giao nhau này với thân thể của chúng ta” (DB, tr. 379, tr. 366). Tất cả các định hướng trên và dưới, trước và sau, trái và phải đều rút ra từ kinh nghiệm không gian về một vật thể đứng và được mô tả là “các cảm thức rõ ràng”. Những khác biệt này trong phạm vi kinh nghiệm không gian làm nảy sinh sự xuất hiện của các đối ứng không đồng dạng (incongruent counterparts), một hiện tượng mà theo Kant đã dứt khoát bác bỏ quan niệm của Leibniz về không gian như một trật tự thuần lý, lẫn hệ luận của nó về sự đồng nhất của những cái không thể nhận thức được. Hiện tượng các đối ứng không đồng dạng, dựa trên những dị biệt không gian nền tảng, gợi cho thấy rằng các vật thể đồng nhất về mặt khái niệm lại khác nhau về mặt định hướng không gian.

Trong suốt quyển DB, Kant nhất quán quy những sự dị biệt hóa trong không gian về lại cho “không gian tuyệt đối và nguyên thủy” và, mặc dù không phải là đối tượng của cảm giác bên ngoài, nhưng “khônggian tuyệt đối và nguyên thủy” là một “khái niệm nền tảng mà trên hết nó làm cho mọi cảm giác bên ngoài đó có thể có được” (tr. 383, tr. 371). Kant thừa nhận rằng sự phân biệt của Newton giữa không gian tương đối và không gian tuyệt đối “không phải không có khó khăn của nó” và rằng những khó khăn này nảy sinh “khi ta tìm cách triết lý về dữ kiện tối hậu của nhận thức của ta” (tr. 383, tr. 372). Tuy nhiên, nếu xem không gian tuyệt đối là một định đề thì đi ngược lại với định nghĩa mới của ông về siêu hình học như là khoa học về những ranh giới của lý tính con người. Do đó, hai năm sau trong quyển LA, lập trường của Kant về không gian lại thay đổi một cách triệt để, nhưng có thể nói nó xây dựng trên các lập trường ông đã xác lập cho đến lúc đó. Lập trường mới của ông phản bác sự đồng nhất vật chất với không gian của Descartes, lẫn quan điểm của Leibniz về không gian như một trật tự giống như-lý tính (quasi-rational) của các bản thể; giai đoạn [quan niệm không gian] đi theo Newton được nói tới trong quyển ĐTLVL cũng bị gạt bỏ, và quan niệm của Locke về không gian như sự trừu tượng hóa khỏi những cái khả giác bị bác bỏ một cách kiên quyết. Cái còn lại là một nhận thức về không gian như: (a) một trật tự các quan hệ giữa các đối tượng của giác quan, nhưng không có sự sắp đặt khách quan các lực bản thể làm cơ sở cho chúng; (b) sự phối kết các đối tượng của giác quan dựa vào những khác biệt phi-khái niệm; (c) tạo ra các đối tượng khả hữu của giác quan mà không rút ra từ chúng; và (d) một hiện tượng không thể tách rời với kinh nghiệm của con người về việc có một cơ thể.

Sự chuyển sang một nhận thức chủ quan hơn về không gian trùng hợp với một định nghĩa mới về siêu hình học. Siêu hình học không còn được đánh đồng với khoa học về các lực bản thể, giờ đây nó được coi là khoa học về những ranh giới của nhận thức con người. Theo định nghĩa mới này, hình học không còn đối lập với siêu hình học, nhưng được thừa nhận là khoa học về các quan hệ không gian. Nhưng các quan hệ không gian này cũng không còn được coi là chỉ gồm có các hình thù và các số lượng do quảng tính thể hiện, nhưng giờ đây được quy chiếu đến các thuộc tính của trực quan của con người về không gian. Trong LA, không gian không còn là “một liên kết tất yếu thực tồn và tuyệt đối, có thể nói là để nối tất cả bản thể và trạng thái khả hữu” (LA §16) nhưng đã trở thành một trong những nguyên tắc của mô thức về thế giới khả giác. Hiểu theo cách ấy, không gian là một trực quan, nghĩa là, cùng với thời gian, nó là một bộ phận của sự phối kết thụ động của tâm trí về các đối tượng của giác quan (LA §10) và vì thế không thể tách rời với cảm năng thụ nhận của một chủ thể. Với tư cách một trực quan, không gian không tự khởi và suy lý theo cách của khái niệm, nhưng mặc dù vậy, nó phối kết các đối tượng của giác quan; nó không thâu gồm chúng vào dưới các khái niệm phổ biến, nhưng lĩnh hội chúng “một cách trực tiếp hay như cái cá biệt” và trong khi làm vậy nó “khoác cho chúng một phương diện nào đó” (LA §4). Hơn nữa, không gian không rút ra từ sự trừu tượng hóa khỏi các đối tượng của giác quan, nhưng là “điều kiện để một cái gì đó có thể là đối tượng của các giác quan của ta” (LA §10).

Kant nêu rõ những đặc tính này trong LA §15, nơi ông vạch ra năm đặc tính quan trọng của định nghĩa về không gian. Thứ nhất, khả thể của “các tri giác bên ngoài lấy khái niệm về không gian làm điều kiện tiên quyết; nó không sáng tạo ra không gian”, từ đó suy ra “các sự vật ở trong không gian kích động các giác quan, nhưng bản thân không gian không thể được rút ra từ các giác quan” (§15). Thứ hai, không gian “là một biểu tượng cá biệt bao gồm hết mọi sự vật bên trong chính nó; nhưng nó không phải là một khái niệm trừu tượng chứa đựng các sự vật bên dưới nó” (sđd). Thứ ba, hệ quả của đặc tính thứ hai, không gian là “một trực quan thuần túy” hay khái niệm cá biệt vốn là “mô thức nền tảng của tất cả cảm giác bên ngoài”. Nó không thể được rút ra, hoặc từ các cảm giác hoặc từ các khái niệm; liên quan đến các khái niệm, Kant nhắc lại chứng minh của ông về tính phương hướng nội tại của không gian và các đối ứng không đồng dạng để cho thấy có những thuộc tính của các vật thể trong không gian “không thể được mô tả một cách suy lý” (sđd). Thứ tư, giờ đây Kant không dùng những luận cứ này để biện hộ cho sự tồn tại của không gian tuyệt đối, mà để biện luận rằng “không gian không phải là một cái gì khách quan và thực tồn”. Khi công khai phủ nhận các học thuyết của Newton và Teibniz về không gian, Kant cho rằng nó không phải là bản thể, tùy thể hoặc tương quan mà “có tính chủ quan và ý thể”, xuất phát từ “bản tính của tâm thức phù hợp với một quy luật ổn định với tư cách một lược đồ, có thể nói như vậy, để phối kết mọi thứ được cảm nhận từ bên ngoài” (sđd). Thứ năm và cuối cùng, mặc dù không gian có tính chủ quan và ý thể, nhưng nó là “cơ sở của mọi chân lý trong cảm năng bên ngoài”. Sở dĩ như vậy là vì “mọi vật không thể xuất hiện cho các giác quan dưới bất kỳ phương diện nào hết trừ phi qua trung gian của năng lực tâm thức phối kết mọi cảm giác theo một quy luật vốn ổn định và có sẵn trong bản tính của tâm thức” (sđd). Chỉ nhờ vào không gian mà các sự vật mới có thể trở thành những hiện tượng, và chỉ trong sự phù hợp với chúng thì giới tự nhiên mới có thể xuất hiện trước các giác quan.

Với các luận điểm này, Kant sử dụng trước nhiều luận cứ liên quan đến không gian sẽ được trình bày trong PPTTTT, trong đó không gian được bàn luận cùng với thời gian trong phần “Cảm năng học Siêu nghiệm”. Bây giờ cả không gian và thời gian được mô tả như các trực quan thuần túy tiên nghiệm: chúng là thuẫn túy trong chừng mực chúng không thể được rút ra từ cảm năng hoặc giác tính; là tiên nghiệm ở chỗ chúng có trước, hoặc được tiền giả định bởi tri giác cảm tính; và là trực quan vì rằng chúng phối kết cái đa tạp mà không thâu gồm nó theo cách của khái niệm. Kant biện minh tính chất thuần túy, tiên nghiệm và tổng hợp của không gian bằng một khảo sát siêu hình học và siêu nghiệm. Khảo sát siêu hình học đó hệ tại ở “một biểu tượng rõ ràng, dù không nhất thiết thấu đáo, về cái gì thuộc về một khái niệm” (PPLTTT A 23/ B38). Trong trường hợp này, Kant cho thấy rằng không gian không thể được rút ra từ “kinh nghiệm bên ngoài” mà là “một biểu tượng tiên nghiệm, nó nhất thiết làm cơ sở cho các hiện tượng bên ngoài” (A 24/B 39); ông còn nói thêm rằng không gian là một trực quan thuần túy và do đó khác với một khái niệm, và rằng nó là một “đại lượng vô hạn được mang lại” mà, khác với một khái niệm, nó chứa đựng “số lượng vô tận các biểu tượng bên trong chính nó” (PPLTTT B 40). Sau đó, trong khảo sát siêu nghiệm, Kant sử dụng hình học như môn học về “nhận thức tổng hợp tiên nghiệm” vốn sinh ra từ nguyên tắc không gian.

Trên cơ sở hai khảo sát này Kant kết luận rằng không gian không phải là thuộc tính của bản thân những sự vật hay quan hệ giữa chúng với nhau. Nó là “điều kiện chủ quan của cảm năng, chỉ nhờ đó trực quan bên ngoài mới có thể có được cho ta” (PPLTTT A 26/ B 42). Điều kiện này hệ tại ở “tính thụ nhận của chủ thể, khả năng của nó được kích động bởi các đối tượng” và với tư cách đó nó đi trước mọi tri giác có thực. Nó là điều kiện để các sự vật trở thành hiện tượng cho ta, và bởi không có một phương tiện nào khác để tiếp cận chúng ngoài thông qua không gian, cho nên có thể nói rằng không gian có tính hiệu lực giá trị khách quan đối với “tất cả những gì có thể xuất hiện ra cho ra ở bên ngoài như là đối tượng [hiện tượng]” (PPLTTT A 28/B 44). Các trực quan về đối tượng dưới phương diện không gian do đó được thích ứng với, và bởi, các khái niệm của giác tính nhằm tạo ra kinh nghiệm và nhận thức. Các yêu sách về nhận thức các đối tượng mà không tôn trọng những ranh giới không gian (dĩ nhiên là cả thời gian) của trực quan con người đều bị xem là không có giá trị hiệu lực.

Mặc dù lập trường phê phán của Kant về không gian thể hiện một tổng hợp phê phán tinh vi một số lập trường triết học về vấn đề này, nhưng về nhiều phương diện nó vẫn chưa giải quyết được những khó khăn của Aristoteles liên quan đến bản tính của không gian. Sự đánh đồng không gian như một mô thức của trực quan với tính thụ nhận thụ động dẫn đến những khó khăn trong việc nhận thức bằng cách nào không gian có thể phối kết một cách thụ động các đối tượng của cảm giác. Kant không đi theo gợi ý của Aristoteles tập trung vào không gian như ranh giới, ông thích nhấn mạnh tính chất phối kết của nó, nhưng rõ ràng Kant chia sẻ khó khăn với Aristoteles trong việc không thể phân biệt một cách thuyết phục không gian với chất thể và mô thức. Bằng cách xem không gian như trực quan chứa đựng bên trong nó “số lượng vô tận các biểu tượng” mà nó “khoác” cho một phưong diện nào đó, có thể thấy Kant đã thuật lại những khó khăn thay vì đề xuất một giải pháp thuyết phục cho nó.

Mai Sơn dịch

Không gian và thời gian [Đức: Raum und Zeit; Anh: space and time]

Xem thêm: Cảm năng học, Bên đối ứng không đồng dạng, Trực quan, VỊ trí, Niệm thức, Cảm năng,

Không gian và thời gian được bàn chung trong phần ba của LA như là các nguyên tắc của mô thức về thế giới cảm tính. Chúng là “các Sổ đồ và các điều kiện của những gì là cảm tính trong nhận thức của con người” (§13) và cấu thành yếu tố mô thức của cảm năng. Kant lập luận rằng thời gian và không gian là “những trực quan thuần túy” (§14): là “thuần túy” trong chừng mực chúng được tiền giả định [là có sẵn] trong cảm giác về các sự vật, và như vậy không thể được “rút ra từ những cảm giác bên ngoài” (§15), và là “các trực quan” vì chúng “phối kết” các đối tượng của giác quan nhưng không thâu gồm các đối tượng này theo phưong cách của các khái niệm. Với lập luận như vậy, Kant đã có thể phân biệt được nghiên cứu của mình về không gian và thời gian với quan điểm duy nghiệm là quan điểm cho rằng chúng được rút ra từ các đối tượng của giác quan, với quan điểm duy lý là quan điểm cho rằng chúng là những tri giác mù mờ về một trật tự khách quan của các sự vật, và khác với sự phân biệt của Newton giữa không gian-thời gian tuyệt đối và không gian-thời gian tư ổng đối. Hon nữa, mặc dù không gian và thời gian phối kết các đối tượng của giác quan, nhưng chúng chỉ làm như thế trong sự tương hợp với “một nguyên tắc bên trong của tâm thức” được ngự trị bởi “các quy luật ổn định và có sẵn” (§4), và các quy luật này không được tâm thức tác tạo một cách tự khởi. Chúng là những phương diện của tính thụ nhận hay tính thụ động của tâm thức, đối lập lại với việc làm chủ động và tự khởi của giác tính, tuy thế chúng lại tổ chức chất liệu của cảm giác.

Sự bàn luận về không gian và thời gian trong phần “Cảm năng học siêu nghiệm” của PPLTTT phát triển thêm viễn tượng được đề xuất trong LA. Không gian và thời gian là những mô thức thuần túy tiên nghiệm của trực quan, và những mô thức này, với tư cách là giác quan bên ngoài và giác quan bên trong, hình thành những điều kiện tất yếu của kinh nghiệm (bên ngoài và bên trong) cũng như của các đối tượng của kinh nghiệm (PPLTTT A 48-9/ B 66). Không gian và thời gian là thuần túy vì chúng không thể được rút ra từ kinh nghiệm, là tiên nghiệm vì chúng “có trước bất cứ mọi hành vi suy tưởng nào” (B 67), là mô thức vì chúng sắp đặt trình tự “cái đa tạp của hiện tượng”, và là các trực quan trong chừng mực cách sắp đặt chất liệu của cảm năng của chúng khác với cách sắp đặt của một khái niệm (chúng phối kết nhưng không thâu gồm cái đa tạp). Với tư cách là các mô thức thuần túy của trực quan, không gian và thời gian có thể tạo nên sự chính đáng cho các dạng nhận thức, ví dụ như toán học (đặc biệt là hình học), là môn học quan tâm đến việc tìm tòi các đặc tính của các tính chất mô thức của trực quan.

Vai trò của không gian và thời gian trong cấu trúc quyển PPLTTT là phải phối kết các đối tượng của cảm năng trước khi các khái niệm của giác tính hợp nhất chúng vào trong một phán đoán. Để làm được như vậy, không gian và thời gian phải được phân biệt với các khái niệm được tạo ra một cách tự khởi trong khi chúng đồng thời vẫn làm công việc sắp xếp chất liệu của cảm năng theo một phương cách thích hợp với chúng. Phần không nhỏ nỗ lực triết học trong PPLTTT là dành để cho thấy điều này có thể được thực hiện như thế nào, nhưng bên dưới chúng là một loạt vấn đề nảy sinh từ quan niệm của Kant về không gian và thời gian. Các vấn đề này liên quan đến khó khăn cơ bản của việc vừa khẳng quyết rằng tâm thức là có tính thụ nhận trước việc các đối tượng được mang lại cho ta trong khi nó vừa phối kết chúng vào các quan hệ nhất định. Nếu cảm năng hoàn toàn là thụ nhận, sẽ không có chỗ cho bất cứ hoạt động phối kết nào; nhưng nếu hoạt động này được thừa nhận thì ta khó thấy được làm thế nào để cảm năng có thể được coi là thụ động. Nhưng nếu cảm năng được coi là chủ động trong việc phối kết các đối tượng của giác quan dựa theo các quan hệ không gian-thời gian, thì việc các đối tượng là “được mang lại cho ta” - thành trì của Kant chống lại thuyết duy tâm [của Berkeley] - bắt đầu thấy có vẻ lung lay. Dù sao cũng không thể quá thổi phồng tầm quan trọng của việc xác lập không gian và thời gian như là những mô thức của trực quan, vì nó là cơ sở không chỉ của các phê phán của Kant đối với thuyết duy nghiệm và thuyết duy tâm, mà còn của việc ông đặt câu hỏi liệu Thượng đế, thế giới và linh hồn có thể là những đối tượng chính đáng của nhận thức lý thuyết, hay chỉ đơn thuần là sự mở rộng không chính đáng của nhận thức vượt khỏi các giới hạn không gian-thời gian của cảm năng con người.

Đinh Hồng Phúc dịch

Tự điển Đức việt Nguyễn Văn Tuế

Raum /m-(e)s, Räum/

m-(e)s, Räume 1. không gian; 2. khoảng, khoảng trông; 3. chỗ, địa điểm, vị trí; 4. nhà, nhà ỏ, chỗ ỏ; 5. (hàng hải) khoang, hầm (tầu); 6. độ chứa, súc chứa, dung lượng, dung tích; 7. khu vực, khu, vùng, miền, đỏi; 8. (toán) thể tích.

Từ điển KHCN Đức Anh Việt

Raum /m/HÌNH, CT_MÁY/

[EN] space

[VI] không gian

Raum /m/CƠ/

[EN] chamber

[VI] phòng, buồng

Thuật ngữ kỹ thuật ô tô Đức-Anh

Raum

room

Raum

space

Metzler Lexikon Philosophie

Raum

Räume begegnen uns in vielen Zusammenhängen im Alltag, aber auch als Weltraum oder als mathematische Strukturen (z.B. Vektorraum). Für die Philosophie ist der umfassende Begriff des R.es bedeutend, der die Anordnung und Ausdehnung von Gegenständen betrifft und als Behälter aller körperlichen Dinge dient. – Die Geschichte des R.es (vgl. Jammer und Gosztonyi) zeigt die Verknüpfung von physikalischen und metaphysischen Vorstellungen. Im griechischen Atomismus ist der R. die Voraussetzung für die freie Bewegung der Körper (Vakuum). In Platons Kosmologie vermittelt der R. zwischen den Welten des Seins und des Werdens. Aristoteles spricht vor allem über den Ort von Gegenständen (als Oberfläche des einschließenden Körpers). Sein Raumbegriff, von dem man sich erst im 14. Jh. wieder löst, erlaubt die Auszeichnung natürlicher Orte für die Elemente und kosmologisch die Endlichkeit der Welt. – Nach Descartes sind R. und körperliche Ausdehnung (Materie) nur begrifflich verschieden, er identifiziert R. und Stoff. Einer jüdischen Tradition folgend verknüpft H. More R. und Gott. Der R. ist Ausdruck der Allgegenwart Gottes. Auch Newtons Metaphysik des absoluten R.es ist dadurch beeinflusst, für die Mechanik wird sie aber nicht benötigt. Newton löst den R. von materiellen Eigenschaften, er bleibt unabhängig von den Gegenständen gleich und unbeweglich. Leibniz dagegen fasst den R. als eine Relation auf, als Ordnung des Zugleichseins für die wirklichen und möglichen Dinge. Unabhängig von den Dingen gibt es keinen R. Seit Newton und Leibniz werden R. und Zeit aufeinander bezogen. Kant bestimmt R. und Zeit erkenntnistheoretisch als »reine Formen der Anschauung«, als subjektive Bedingungen jeder Erfahrung (Transzendentale Ästhetik). – Im 19. Jh. wird die Verknüpfung von R. und Geometrie wichtig. Euklids Kodifizierung der Geometrie galt als Vorbild für eine deduktive Wissenschaft. Die Entdeckung der nichteuklidschen Geometrie führte zu einer Trennung von mathematischer (uninterpretierter) und physikalischer (auf den empirischen R. angewandter) Geometrie. – Die Erörterung des Raumbegriffs in der Relativitätstheorie konzentrierte sich vor allem auf die geometrische Struktur. Dabei differenzierte sich der Begriff des absoluten R.es (vgl. Friedman): Absolut kann dabei im Gegensatz stehen zu relational (ontologische Selbständigkeit), zu relativ (Unabhängigkeit vom Bezugssystem) und zu dynamisch. In der Allgemeinen Relativitätstheorie ist die Geometrie dynamisch, d.h. nicht mehr starrer Hintergrund, sondern veränderlicher Teilnehmer an physikalischen Prozessen. Aber auch diese Theorie trifft keine Entscheidung zugunsten einer relationalen R.-Zeit-Ontologie, so dass Machs Programm, das »begriffliche Ungetüm des absoluten Raumes« zu entfernen, nicht erfüllt ist. Es bleibt offen, ob sich R. und Zeit auf spezielle raum-zeitliche Beziehungen zwischen physischen Objekten zurückführen lassen oder ob sie unabhängig existierende Entitäten sind. In der relativistischen Kosmologie wird die Entscheidung über Endlichkeit und Begrenztheit des Universums, ein altes Problem der Metaphysik, zu einer empirischen Frage. – Weitgehend unabhängig von der Physik gibt es erkenntnistheoretisch und anthropologisch orientierte Untersuchungen des Wahrnehmungsraumes und des Raumerlebens. In der Phänomenologie wird die Raumerfahrung vom Bewusstsein aus analysiert (Husserl, Becker). Daneben werden in »Erlebnisräumen« die vielfältigen Beziehungen von Menschen zu konkreten Räumen aufgezeigt.

MS

LIT:

  • J. Audretsch/K. Mainzer (Hg.): Philosophie und Physik der Raum-Zeit. Mannheim 1988
  • A. Gosztonyi: Der Raum. 2 Bde. Freiburg/Mnchen 1976
  • J. Earman: World Enough and Space-Time. Cambridge (Mass.) 1989
  • M. Friedman: Foundations of Space-Time Theories. Princeton 1983
  • M. Jammer: Das Problem des Raumes. Darmstadt 21980
  • B. Kanitscheider: Vom absoluten Raum zur dynamischen Geometrie. Mannheim 1976
  • H. Reichenbach: Philosophie der Raum-Zeit-Lehre. Leipzig 1928.