ham
- đgt Thích một cách say mê: Không ham giàu sang, không e cực khổ (HCM).
hàm
- dt Phần xương mặt có răng: Hàm dưới; Hàm trên; Xương hàm; Tay làm hàm nhai (tng).
hãm
- 1 đg. Cho nước sôi vào chè hay dược liệu và giữ hơi nóng một lúc để lấy nước cốt đặc, hay để chiết lấy hoạt chất. Hãm một ấm trà. Hãm chè xanh.< br> - 2 đg. Làm cho giảm bớt hoặc ngừng vận động, hoạt động, phát triển. Hãm máy. Hãm phanh đột ngột. Hãm cho hoa nở đúng ngày Tết. Hãm tiết canh (giữ cho tiết không đông để đánh tiết canh).< br> - 3 đg. Làm cho đối phương lâm vào thế không thể tự do hoạt động, hành động. Hãm địch vào thế bất lợi. Hãm thành.< br> - 4 đg. (Ả đào thời trước) hát câu chuốc rượu mời khách. Ả đào hãm một câu. Ngâm câu hãm.< br> - 5 t. (kng.). Có tác dụng đem lại vận rủi, làm cho gặp điều không may. Tướng mặt trông rất hãm.
hám
- đgt Tham muốn quá: Ông hám tiền, nhưng hám danh hơn cả tiền (NgKhải).
hăm
- 1 dt. Hai mươi (khi sau nó có hàng đơn vị từ 1 đến 9): đã hăm mấy tuổi đầu.< br> - 2 đgt. Đe doạ sẽ làm điều tai hại: giơ tay để hăm, nhưng ai sợ gì nó.< br> - 3 tt. Tấy đỏ ở các ngấn, các chỗ gấp trên cơ thể trẻ con, do bị bẩn: tắm xong bôi phấn rôm, kẻo cháu bé bị hăm.
hâm
- 1 tt Hơi gàn: Cậu ta khó lấy vợ vì có tính hâm.< br> - 2 đgt Đun lại thức ăn cho nóng: Canh để phần nguội rồi, cần hâm lại.
hạm
- d. (id.). Tàu chiến loại lớn. Pháo từ hạm bắn vào.
hầm
- 1 dt Con hổ: Chốn ấy hang hầm, chớ mó tay (HXHương).< br> - 2 dt Rãnh hoặc hố đào dưới đất: Đào được một cô thanh niên xung phong bị sập hầm hàm ếch (NgKhải).< br> - 3 đgt Đun lâu cho thật nhừ: Hầm thịt bò.< br> - tt Đã được đun lâu: Vịt .< br> - trgt Nói nằm kín một chỗ: Hắn nằm ở xó nhà.
hẩm
- tt 1. Nói thức ăn đã biến chất vì hư hỏng: Gạo hẩm; Cơm hẩm 2. Nói số phận thua kém: Phận hẩm duyên ôi (tng); Hẩm duyên, xấu số, em còn đứng không (cd).