Hình thức, Chất liệu và Nội dung [Đức: Form, Materie und Inhalt; Anh: form, matter and content]
Tiếng Đức có hai từ để chỉ “hình thức”:
1. Chữ Gestalt [hình thái/Anh: shape] là một từ Đức bản địa, có nguồn gốc từ chữ stellen (“đặt để, gầy dựng, sắp xếp, hình thành”, V.V.), nhưng sinh ra một động từ của riêng nó, gestalten (“hình thành, định hình”), và do đó có danh từ Gestaltung chỉ tiến trình hay sản phẩm của việc tạo hình ấy. Một Gestalt không phải là một hình thái hay hình thức trừu tượng có thể được chia sẻ chung giữa một số sự vật, nhưng là hình thức hay hình thái của một cái cá biệt. Do đó nó cũng có thể quy chiếu đến bản thân cái cá biệt được hình thành hay định hình ấy Khác với chữ Form, chữ Gestalt thường không hàm ý một sự tương phản với “chất liệu” hay “nội dung”. Các đối tượng vốn có một Gestalt (chẳng hạn: cây cối, các nhạc phẩm, các nền văn hóa) được suy tưởng là các thực thể HỮU cơ, chỉ có thể được nhận thức như là cái toàn bộ, chứ không phải bằng sự xem xét từng bộ phận của chúng.
2. Chữ Form phái sinh từ chữ La-tinh thường biểu thị một hình thức TRỪU TƯỢNG được chia sẻ chung giữa một số cái cá biệt: khác với Gestalt, nó cũng có thể quy đến hình thức của một bài xô-nê (sonnet) nói chung, và, giống như Gestalt, đến hình thức của một bài xô-nê đặc thù. Do đó, nó thường tương phản với “chất liệu” hay “nội dung”. Trong mỹ học, Form của một tác phẩm nghệ thuật là VẺ NGOÀI (Schein) có thể tri giác được của nó, tương phản với nội dung bên trong của nó. (Form, nhưng không phải Gestalt, của tác phẩm ấy có thể không tương thích với nội dung của nó). Ngược lại, trong truyền thống Aristoteles, Form [hình thức/mô thức] (tiếng Hy Lạp: eidos) của một vật, khác với chất liệu thường được xem là BẢN CHÂT nội tại, sẽ quy định hình thức bên ngoài. Quan niệm về một hình thức nội tại, bản chất xuất hiện ở Herder, Goethe, và Hegel (xem KHÁI NIỆM). Tính từformal hay formell áp dụng vào bất kỳ điều gì liên quan đến hình thức và thoát ly khỏi nội dung, và Formalismus [chủ nghĩa hình thức] là một sự tập trung quá mức vào hình thức với sự xem nhẹ nội dung.
Trong Lô-gíc học của Hegel, Form tương phản với “bản chất”, nhưng tương phản chủ yếu là với “chất liệu” và “nội dung”:
1. Materie [vật chất], giống như từ “matter” trong tiếng Anh, có hai sự sử dụng chính trong triết học:
(a) Nó biểu thị chất liệu vật chất, tương phản không phải chủ yếu với “hình thức”, mà với TINH THẦN (tinh thần cá nhân hay tinh thần nói chung) và với cái Ý THỂ hay trừu tượng. Materie theo nghĩa này là tương đương với Stoff (“vật liệu, chất liệu”). Những chữ này cũng xuất hiện ở dạng số nhiều, đặc biệt khi Hegel thảo luận về lý thuyết rằng các thuộc tính của một VẬT là các chất liệu hay vật liệu (chẳng hạn, sức nóng là “chất liệu nhiệt”, nhưng các vật liệu “xốp” vốn có thể xuyên thấm vào nhau, đến mức vật ấy có thể là, chẳng hạn, vừa nóng vừa ngọt. Nhưng, ở dạng số ít, Materie có thể biểu thị chất liệu trung tính, đồng tính của cái mà, theo vật lý học Newton, mọi thứ đều chứa đựng. Hegel (giống như Berkeley) xem Materie thuộc loại này là một sự trừu tượng trống rỗng.
(b) Trong truyền thống Aristoteles, vật chất hay chất liệu của một thực thể tưong phản với hình thức của nó. Nhưng “vật chất” theo nghĩa này cũng mang tính nước đôi: nó quy đến (i) vật chất vô hình thức mà từ đó sự vật được tạo hình xuất hiện ra, chẳng hạn khối đá cẩm thạch mà từ đó pho tượng được tạo ra; và (ii) vật chất được tạo hình là đồng thời với sự vật được tạo hình ấy, chẳng hạn đá cẩm thạch được tạo hình chính là pho tượng đá. Có bốn sự phức tạp lớn hon: thứ nhất, vật chất theo nghĩa (b) thường cũng là vật chất hay chất liệu theo nghĩa (a), nhưng không nhất thiết phải thế: chất liệu của, chẳng hạn, một bức tranh có thể hoặc là các vật liệu (chẳng hạn Sổn, vải, v.v., ) được sử dụng để tạo ra nó hoặc là chủ đề hay thông điệp của bức tranh. (Hegel nói chung thường sử dụng Inhalt hon, tức là “nội dung”, để chỉ “chất liệu” theo nghĩa sau). Thứ hai, trong trường hợp của pho tượng, hình thức và chất liệu là độc lập tưong đối hay “dửng dưng” (gleichgültig) với nhau: đá cẩm thạch nói chung, hay một tảng đá cẩm thạch đã cho, có thể tạo thành những sự vật khác hon là những pho tượng, và một pho tượng của cùng hình thức có thể được tạo thành từ một vật liệu khác, chẳng hạn bằng đồng. Nhưng trong trường hợp các thực thể là sự sống hữu Cổ, chất liệu và hình thức là không dửng dưng với nhau: thịt, không giống như đá cẩm thạch, không thể có trước các thực thể được tạo ra từ nó, nó phải tạo nên động vật đặc thù chứa đựng nó; ngược lại, một động vật chỉ có thể được cấu thành từ thịt. Thứ ba, đá cẩm thạch, từ đó một pho tượng được tạo ra và rồi từ đó nó chứa đựng, hay thịt mà một động vật bao chứa, là tưong đối vô hình thức đối với pho tượng hay động vật ấy. Nhưng đến lượt mình, chúng có một hình thức khiến chúng khác biệt với, chẳng hạn, đá lửa hay máu, và chứa đựng vật chất Sổ cấp hon, mà đến lượt mình, lại có một hình thức và chứa đựng chất liệu còn đon giản hon nữa. Theo đó, có hai lựa chọn:
(i) bất kỳ vật chất nào cũng có thể phân giải thành hình thức và chất liệu, một cách vô hạn, (ii) sự quy thoái ấy kết thúc trong “vật chất Sổ nguyên”, vật chất không có hình thức, vật chất tối hậu, đơn giản mà mọi vật đều chứa đựng. Vật chất nguyên sơ này không giống vật chất cơ bản của nhà vật lý. (Ta cũng có thể lập luận rằng (iii) có vài loại vật chất tối hậu không thể được phân tích hơn nữa thành hình thức và vật chất: các nguyên tố). Sau cùng, các nhà theo phái Aristoteles tin rằng chuỗi các thực thể được cấu thành bởi những sự áp đặt thành công của các hình thức cao hơn, và kết thúc trong hình thức thuần túy, hình thức không có chất liệu, tức là Thượng Đế.
2. Có hai chữ để chỉ “nội dung”: Inhalt và Gehalt. Gehalt khác với Inhalt ở chỗ, thứ nhất, nó hàm ý rằng nội dung được thống nhất hơn Inhalt (do đó chúng ta có thể sử dụng “nội dung” (tiếng Anh: “content”) cho chữ Gehalt, “các nội dung” (tiếng Anh: “contents”) cho Inhalt), và, thứ hai, nó hàm ý mạnh mẽ hơn nhiều về giá trị của nội dung (do đó Gehalt gợi ý đến “ý nghĩa, thực chất”/Anh: “import”). Vì cả hai lý do trên, Gehalt của một điều gì đó gắn bó chặt chẽ hơn với Form của nó, và Hegel, dù ông sử dụng cả hai chữ, thường đối lập Form với Inhalt. Inhalt khác với Materie theo hai cách. Thứ nhất, Inhalt tương quan về lô-gíc với Form, và Inhalt không thể tồn tại trước vật được tạo hình. Thứ hai, Inhalt không dẫn đến gợi ý về tính chất vật lý. Vì cả hai lý do trên, nội dung của một tác phẩm nghệ thuật là chủ đề của nó, chứ không phải chất liệu tạo nên nó.
Hegel sử dụng tất cả các chữ này trong trọn vẹn dãy nghĩa của chúng. Ông sử dụng Gestalt trong HTHTT cho các hình thức hay hình thái của Ý THỨC, cho các hình thức hay hình thái của các đối tượng tự nhiên chẳng hạn như các tinh thể, và nhất là cho các hình thái hay hình thức của tác phẩm nghệ thuật. Form và Inhalt hay Materie trở đi trở lại xuyên suốt tác phẩm của ông. Đặc biệt ông nhấn mạnh các điểm sau:
(1) Form và Inhalt/Materie có thể biểu thị đủ loại các tương phản khác nhau: chẳng hạn, chất liệu tạo thành một cuốn sách, cụ thể là giấy và da, là Form bên ngoài của nó, tương phản với hình thức văn chương bên trong của nó, và tương phản với Inhalt của nó (theo hai nghĩa tương ứng). Dù hình thức và nội dung có “dửng dưng” với nhau như thế nào, và cái nào trong cặp ấy được xem là bản chất và “tích cực”, sẽ phụ thuộc vào việc ta nghĩ đến sự tương phản nào.
(2) Ngay cả trong trường hợp của một sự tương phản duy nhất, một trong hai thuật ngữ đang tương phản có thể được xem là Form, và cái kia được xem là Inhalt, phụ thuộc vào quan điểm của chúng ta: chẳng hạn, các TƯ TƯỞNG thuần túy liên quan, hay cấu trúc lô-gíc của một phần diễn ngôn (tương phản với nội dung thường nghiệm của nó), có thể được xem hoặc là Form của nó hoặc là Inhalt của nó (“điểm trọng yếu” của nó).
(3) Trong sinh thể hữu cơ và các tác phẩm nghệ thuật lý tưởng, Form và Inhalt gắn bó một cách không thể tách rời.
(4) Không có vật chất hay nội dung hoàn toàn vô hình thức, vì điều gì là vô hình thức liên quan đến một hình thức được “định hình” bởi hình thức khác: tảng đá cẩm thạch vô hình thức có hình thức của đá cẩm thạch.
(5) Ngược lại, không có hình thức nào là hoàn toàn vô nội dung: chẳng hạn, các hình thức lô-gíc của hai câu có thể khác nhau chỉ dựa vào một sự khác biệt trong nội dung tương ứng của chúng. Quan trọng nhất, điều gì ở tại một cấp độ là Form hay formell, một tư tưởng hay một hình thức lô-gíc, có thể là nội dung của một tư tưởng cao hơn (hay siêu-): chẳng hạn, tư tưởng về TỒN TẠI là bộ phận của hình thức của câu “Hoa hồng là đỏ”, nhưng lại là phần nội dung của câu: “Tồn tại trở thành hư vô”. Do đó tư tưởng thuần túy hay “Ý NIỆM lô-gíc”, dù theo một nghĩa hình thức thuần túy, không chỉ duy nhất mang tính hình thức, trái lại, có bản thân nó như nội dung của chính nó.
Theo Hegel, hình thức thuần túy, vô nội dung và chất liệu thuần túy, vô hình thức là một thứ như nhau: đều là một sự trừu tượng hoàn toàn vô quy định.
Nguyễn Văn Sướng dịch