bà
- dt. 1. Người đàn bà sinh ra cha mẹ mình; mẹ của cha, mẹ mình: Cha mẹ không may mất sớm để lại đứa cháu thơ dại cho bà. 2. Người đàn bà có quan hệ chị em hoặc thuộc cùng thế hệ với người sinh ra cha, mẹ mình. 3. Người đàn bà đứng tuổi hoặc theo cách gọi tôn trọng, xã giao: bà Nguyễn thị X bà chủ tịch xã Thưa quý ông, quý bà. 4. Người đàn bà tự xưng mình khi tức giận với giọng trịch thượng, hách dịch: Rồi sẽ biết tay bà Phải tay bà thì không xong đâu! bà chủ< br> - dt. Người đàn bà nắm toàn bộ quyền hành trong một tổ chức kinh doanh tư nhân hay một gia đình.
bã
- 1 dt. Phần còn lại của một vật sau khi đã lấy hết nước: Theo voi hít bã mía (tng).< br> - 2 Mệt quá, rã rời cả người: Trời nóng quá, bã cả người.< br> - 3 tt. Không mịn: Giò lụa mà bã thế này thì chán quá.
bá
- 1 d. Tước liền sau tước hầu trong bậc thang chức tước phong kiến.< br> - 2 I d. Thủ lĩnh của một liên minh các chư hầu thời phong kiến Trung Quốc cổ đại. Xưng hùng xưng bá.< br> - II d. (kng.). Ác (nói tắt). Vạch bá.< br> - 3 d. Bá hộ (gọi tắt).< br> - 4 d. (ph.). Chị của mẹ (có thể dùng để xưng gọi).< br> - 5 d. (ph.). Báng (súng). Khẩu súng trường bá đỏ.< br> - 6 đg. Quàng tay (lên vai, cổ). Bá vai bá cổ. Tầm gửi bá cành dâu (bám vào cành dâu).< br> - 7 (id.). Như bách3 (“trăm”). (Thuốc trị) bá chứng (cũ; bách bệnh). Bá quan*.
bả
- 1 d. 1 Thức ăn có thuốc độc dùng làm mồi để lừa giết thú vật nhỏ. Bả chuột. Đánh bả. 2 Cái có sức cám dỗ hoặc có thể đánh lừa, lôi kéo vào chỗ nguy hiểm hoặc xấu xa, hư hỏng. Ăn phải bả. Bả vinh hoa.< br> - 2 d. Sợi xe bằng tơ, gai, dùng để buộc diều, đan lưới.< br> - 3 đ. (ph.; kng.). Bà (đã nói đến) ấy.
bạ
- 1 dt. 1. Sổ sách ghi chép về ruộng đất, sinh tử, giá thú: bạ ruộng đất bạ giá thú. 2. Thủ bạ, nói tắt: bo bo như ông bạ giữ ấn (tng.).< br> - 2 đgt. Đắp thêm vào: bạ tường bạ bờ giữ nước.< br> - 3 đgt. Tuỳ tiện, gặp là nói là làm, không cân nhắc nên hay không: bạ ai cũng bắt chuyện bạ đâu ngồi đấy.
bà con
- dt. 1. Những người cùng họ Bà con vì tổ tiên, không phải vì tiền, vì gạo (tng) 2. Những người quen thuộc Bà con hàng xóm 3. Những đồng bào ở nước ngoài Nói có nhiều bà con Việt kiều làm ăn sinh sống (Sơn-tùng). // đt. Ngôi thứ hai, khi nói với một đám đông Xin bà con lắng nghe lời tuyên bố của chủ tịch.